Kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Thép Hoà Phát trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 51 - 60)

3.3.2.1 Nhà nước cần có những chính sách, cơ chế khai thác tài nguyên thiên nhiên để sản xuất và kinh doanh có hiệu quả nhất.

Nhà nước cần có sự điều tra nhu cầu phôi và thép trên thị trường để thấy được mức độ cần thiết, mức độ tiêu thụ cuả sản phẩm, từ đó có được các chính sách hợp lý. Như đối với ngành thép hiện nay, do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này đang rất cao, có thể nói thị trường thép ngày càng nóng bỏng, thậm

chí cháy hàng, đẩy giá thành thép lên cao, trong khi đó nguồn nguyên liệu của cán thép chưa được khai thác hợp lý, chủ yếu vẫn là nhập khẩu từ nước ngoài. Trước thực trạng đó, Nhà nước cần có biện pháp khai thác và tận dụng nguồn nguyên liệu từ trong nước để các doanh nghiệp được chủ động nguồn cung, không bị ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc khi mà năm nay Chính phủ Trung Quốc đã tăng mức thuế xuất khẩu lên.

3.3.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước.

* Thời gian vừa qua chính sách thuế quan của nước ta chủ yếu mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp thương mại và chưa mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu, đặc biệt là đối với ngành sản xuất thép khi mà chúng ta có đến 60% nhập khẩu nguyên liệu, đánh thuế vào nguyên liệu sản xuất phôi cán thép là làm tăng giá thành nguyên liệu đầu vào, đồng nghĩa với việc làm tăng giá thành sản xuất thép thành phẩm, làm giảm sức cạnh tranh so với các nước khác, đặc biệt là thép nhập khẩu từ Trung Quốc vốn có giá thành rẻ hơn VN. Vì vậy Nhà nước cần giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu hơn nữa.

* Đối với chính sách cạnh tranh: Chính sách cạnh tranh là những chính sách nhằm bảo vệ và thúc đẩy cạnh tranh làm cho thị trường hoạt động có hiệu quả. Để thực hiện chính sách cạnh tranh cần phải thực hiện các biện pháp như là sử dụng biện pháp phi thuế quan. Khi VN chưa gia nhập WTO chúng ta có thể sử dụng biện pháp thuế quan, hạn ngạch để bảo vệ sản phẩm trong nước. Nhưng khi đã gia nhập và theo cam kết đến 2016 chúng ta phải dỡ bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan, thì lúc đó biện pháp phi thuế quan giữ vai trò quan trọng trong chính sách bảo hộ thương mại đối với chúng ta. Biện pháp phi thuế quan sẽ chuyển từ hành chính trực tiếp (giấy phép, hạng ngạch) sang kinh tế gián tiếp như: tiêu chuẩn kỹ thuật ISO 2000, ISO 9001, …để bảo vệ

sức cạnh tranh cho sản phẩm thép trong nước sự nhẩy vào của thép nhập khẩu.

3.3.2.3 Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng.

Trong vài năm gần đây đất nước ta đã có sự đổi mới, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tuy nhiên vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế, tức là chưa đáp ứng đủ yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, chưa đủ nhu cầu của thị trường. Theo số liệu thống kê thì mạng lưới hệ thống thông tin liên lạc của ta còn khá lạc hậu so với thế giới (mà số người có di động là 1/100 dân, trên thế giới là 9; số người có máy tính là 0.8/100 dân, thế giới là 8; số ngừơi nối mạng là 0.3/100 dân, trên thế giới là 15). Như vậy, rõ ràng là ta tụt hậu so với thế giới rất nhiều, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng và cần thiết để thúc đẩy kinh tế nói chung và phát triển sản xuất của các ngành nói riêng. Và để làm được điều này, Nhà nước cần phải đầu tư phát triển mạnh ngành tin học, viễn thông, phổ cập tin học đến các vùng, các cấp, để các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và kinh doanh thép nói riêng có cơ hội tìm kiếm thông tin trên thị trường như: Thông tin về nguồn nguyên liệu, thông tin về nhu cầu thực trên thị trường, thông tin về sản phẩm từ nước ngoài,.. Để từ đó các doanh nghiệp có được nguồn thông tin đầy đủ chính xác, đưa ra được các chiến lược cạnh tranh hợp lý, gia tăng được sức cạnh tranh cho sản phẩm, và đem về hiệu quả kinh doanh cao.

3.3.2.4 Nhà nước cần có nhiều biện pháp hỗ trợ cho ngành thép nói riêng.

* Ban hành tiêu chuẩn về thép phế liệu cũng như văn bản pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thép nhập khẩu phế liệu, Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng tiêu chuẩn cho thép phế liệu nhập khẩu dựa trên tiêu chuẩn quốc tế thông dụng như tiêu chuẩn của Nhật, Mỹ, Anh. Tránh những quy định cảm tính và phi thực tế làm ảnh hưởng đến khâu cung nguyên

liệu, gây trẫm trễ cho quá trình sản xuất,như đã từng xảy ra trong những lần nhập khẩu thép phế liệu trước đây.

* Nhà nước không nên áp dụng quy chế kinh doanh thép xây dựng đã ban hành vào cuối tháng 8/2005 và các quy chế tương tự ở hiện tại cũng như trong tương lai. Thực tế là sau khi quy chế ban hành, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh và cả hiệp hội thép VN đều không đồng tình. Bởi lẽ, các quy định đối với quyền và trách nhiệm của các cá nhân hay tổ chức kinh doanh nêu trong quy chế đã trói buộc doanh nghiệp và doanh nghiệp không thể thực hiện được. Nhất là việc ấn định giá và chịu trách nhiệm về tính pháp lý đối với kinh doanh và gía bán thép xây dựng… Hiện nay, tính cạnh tranh trên thị trường thép là rất cao nên không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng độc quyền để nâng giá gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng được. Hơn nữa, việc giá phôi thế giới tăng đẩy giá thép trong nước tăng cao là không thể tránh khỏi. Mặt khác, giá thép còn phụ thuộc vào chi phí vận chuyển, đối với khu vực thị trường khác nhau thì chi phí vận chuyển cũng phải khác nên việc quy định giá nên để các doanh nghiệp tự chủ. Vì vậy việc quy định tính pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, chất lượng đối với giá cả bán lẻ của nguồn cung ứng, nhà phân phối, tổng đại lý và đại lý bán lẻ nêu trong quy chế là không khả thi và trái với luật, vi phạm quyền tự chủ và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nhà nước nên để các doanh nghiệp tự chủ trong việc định giá sản phẩm.

* Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, VN cũng nên ban hành các chính sách dài hạn cho sự phát triển của ngành thép quốc nội nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho các nhà sản xuất thép. Đặc biệt trong chích sách cần lưu ý là không cho phép các tập đoàn thép nước ngoài nắm quyền kiểm soát các công ty thép trong nước, làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước.

* Nhà nước cần có các chính sách và biện pháp khai thác và phân bổ nguồn nguyên liệu cán thép, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nguồn cung trong nước ổn định, có trữ lượng lớn, tạo sự ổn định trong nguồn cung.

KẾT LUẬN

Ngành thép Việt Nam đã có từ những năm 60 của thế kỷ XX (năm 1965), nhưng phải mãi đến 1975 cả nước mới sản xuất được sản phẩm thép cán, các năm tiếp theo từ 1975 – 1989 ngành thép chỉ phát triển ở mức cầm chừng. Nhưng cho đến năm 2000 ngành thép Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, đã có sự đầu tư mới cả về chiều sâu và chiều rộng, các dự án liên doanh ra đời. Và đến nay, do Nhà nước ta chủ trương đầu tư xây dựng chính sách hỗ trợ để thúc đẩy kinh tế phát triển và ổn định (8.5%) khiến cho nhu cầu thép trong nước tăng cao, và do đó rất hấp dẫn các nhà đầu tư mới tham gia

kinh doanh, còn đối với các doanh nghiệp đã kinh doanh thép sẽ có nhiều cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng sản lượng và gia tăng thị phần để thu được lợi nhuận cao. Nhưng bên cạnh đó môi trường cạnh tranh cũng sẽ phức tạp và khốc liệt hơn.

Nếu so sánh với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thì ngành thép Việt Nam còn quá nhỏ bé, công nghệ sản xuất còn chưa cao, năng suất sản xuất thấp (sản lượng sản xuất của cả nước vẫn chưa bằng sản lượng của một công ty sản xuất thép hàng đầu BaoShan của Trung Quốc). Nay Việt Nam đã gia nhập WTO thì thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước là làm sao phải đứng vững được trên thị trường trong nước và đánh bại được các sản phẩm nhập khẩu. Muốn vậy, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp cần phải nâng cao cho sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình (tận dụng những cơ hội có được khi ta đã gia nhập của WTO: cơ hội tiếp cận công nghệ mới, cách quản lý hiệu quả, tiếp cận những thị trường mới...).

Đề tài “tăng cường sức cạnh tranh cho sản phẩm thép của công ty cổ phần thép HP đã hệ thống các lý luận về cạnh tranh, sức cạnh tranh cùng kết hợp với các số liệu thực tế để đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm thép Hoà Phát trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO.

Sinh viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh doanh quốc tế 1 & 2

Chủ biên: GS. Nguyễn Thị Hường.

2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá.

NXB: Thống kê

3. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong uá trình hội nhập kinh tế quốc tế- NXB Chính trị quốc gia 2003

Chủ biên: Chu Văn Cấp.

4. Khoá luận tốt nghiệp: “Nâng cao năng lực cạnh tranh thép của tổng cty thép khi VN xắp gia nhập WTO

Gvhd: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà Svth: Nguyễn Thu Hà–kdqt 45.

5. Bản tin của tập đoàn Hoà Phát. 6. Bản cáo bạch của tập đoàn Hoà Phát Địa chỉ trang web:

http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/09/740141/

http://www.vnchannel.net / Chống liên kết lũng đoạn thị trường http://www.vnn.vn/kinhte/taichinhnganhang

http://www kinhte24h.com/ Hòa Phát chủ động nguồn phôi thép

http://www.hoaphat.com.vn

www.bvom.com/news/vietnam/news

Phụ Lục

- Lôgô:

- Thông tin về công ty:

o Tên đầy đủ: Công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát.

o Tên viết tắt: Hoà Phát group.

o Trụ sở chính: 243 Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội.

o Địa chỉ: Khu công nghiệp Phố Nối A, Yên M ỹ, Hưng Yên.

o Điện thoại: (84-0321) 942884.

o Fax: 04.6282016, 84-0321.942.613.

o Web: www.Hoaphat.com.vn

o Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000008 do Sở kế hoạch và đầu tư Hưng Yên cấp lần đầu ngày 26/10/2001, thay đổi lần thứ 12 ngày 02/08/2007.

o Vốn điều lệ: 1.320.000.000.000 đồng. Một số tư liệu liên quan đến ngành thép

Tình hình sản xuất thép của Việt Nam qua các năm

(Đvt: tấn)

Sản Phẩm 2005 2006 2007

Phôi thép 875.000 1.400.000 1.800.000

Thép cây 2.073.000 2.289.000 2.508.000

(Nguồn: bản tin nội bộ phòng kinh doanh)

Biểu đồ so sánh giá thép Xây Dựng của VN và các nước trong khu vực 2003-2005

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Thép Hoà Phát trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w