III ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA SS
(BSC), hầu như các vị trí trưởng phòng chủ chốt đều ra đi Không chỉ có BSC, các CTCK ngân hàng quốc doanh khác cũng lâm vào tình trạng tương
BSC, các CTCK ngân hàng quốc doanh khác cũng lâm vào tình trạng tương tự. Tại CTCK Ngân hàng Công thương (IBS), gần như toàn bộ các trưởng, phó phòng chủ chốt như môi giới, tư vấn, quản lý danh mục đầu tư, lưu ký và có cả phó giám đốc đều đã rời công ty này. Hai trưởng phòng then chốt tại đây đã được đề bạt làm phó giám đốc nhưng đã từ chối để sang 2 CTCK mới chỉ để làm chức trưởng phòng. Với nhiều nhân viên đã từng làm ở các công ty chứng khoán thì chức vụ là một chuyện nhưng còn môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ thỏa đáng thì IBS khó có thể đáp ứng được so với các CTCK khác. Trong số các trưởng phòng của IBS đã rời đi, có người đang xúc tiến việc thành lập CTCK mới cùng với một số cổ đông trong đó có những cựu nhân viên IBS. Tại CTCK Ngân hàng Ngoại thương (VCBS), 2 phó giám đốc cũng đã rời khỏi đơn vị này để xúc tiến việc thành lập công ty riêng. Thực ra thì nhân viên của các phải làm nhiều, áp lực, nếu sai sót chỉ là một dấu phẩy hay một số không cũng có thể dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đồng. Với áp lực công việc quá lớn như vậy trong khi chế độ lương, thưởng thì lại thấp so với các CTCK khác, chế độ cổ phần lại không có. Nếu không tạo điều kiện cho nhân viên làm việc thì họ cũng không gắn bó với công ty nữa mà tìm cách chuyển sang các công ty khác. Tại một số CTCK cổ phần lương tốt chưa hẳn đã giữ được chân nhân viên và CTCK Bảo Việt (BVSC) là một ví dụ. Nhiều trưởng phòng chủ chốt của BVSC cũng đã rời công ty này để đến các CTCK khác nhỏ hơn, đãi ngộ cũng không hơn so với BVSC. Một nhân viên đã từng làm việc tại đây cho biết lý do rời đi: "Vì tôi muốn một môi trường làm việc tốt hơn và được có nhiều không gian để thể hiện các ý tưởng của mình". Trường hợp được xem là hy hữu về vấn đề lương bổng là tại một CTCK ngân hàng lớn. Tổng giám đốc của CTCK này sau khi được