PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG MẠNG DI ĐỘNG CỦA VNPT VÀ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC IMS TRONG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG potx (Trang 117 - 123)

VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ.

4.5.1 Phân tích hiện trạng mạng di động VNPT

Trong khuôn khổ đề tài này, chủ yếu phân tích về khả năng đáp ứng của hệ thống mạng di động của VNP và VMS với các dịch vụ số liệu thông thường và các dịch vụ số liệu đa phương tiện trên nền IMS. Trên cơ sở những phân tích như vậy, xin đưa ra những nhận xét tổng quan về hiện trạng mạng lưới, từ đó có thể đưa ra những khuyến nghị về phát triển mạng dựa trên mạng nền lớp điều khiển dịch vụ IMS.

Tháng 9 năm 2003, Vinaphone và Mobifone đã tiến hành thử nghiệm GPRS tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sau gần một năm thử nghiệm, tháng 7 năm 2004, Vinaphone và Mobifone đã chính thức cung cấp dịch vụ GPRS, nhưng do hạn chế về tốc độ số liệu và nội dung cung cấp cho nên dịch vụ này không đem lại doanh thu đáng kể cho hai công ty di động. Đầu tháng 1 năm 2007, Vinaphone và Mobifone đã tiến hành giảm 80% cước truy nhập GPRS để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ. Đến thời điểm hiện nay, thoại vẫn là dịch vụ cơ bản nhất và tạo doanh thu chủ yếu cho Vinaphone và Mobifone.

 Thiết bị phần mạng lõi GPRS do Siemens cung cấp gồm: 2 SGSN, 1 SGSN ở Hà Nội và 1 SGSN ở thành phố Hồ Chí Minh.

 Phần vô tuyến: các thiết bị của nhiều hãng cung cấp khác nhau như: Motorola, Siemens, Alcatel và Ericsson.

E

1 E1 E1 E1

Hình 4.18. Cấu hình tổng thể hệ thống mạng GPRS của Vinaphone

Tính đến tháng 4 năm 2007, Vinaphone đã phủ sóng GPRS tại 18 tỉnh thành trên cả nước. Đó là các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu, Hà Nội, Hà Đông (Hà Tây), Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Tp.HCM, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tàu.

Cấu hình hệ thống GPRS của Mobifone cũng tương tự như Vinaphone nhưng thiết bị mạng lõi (SGSN và GGSN) là do Alcatel cung cấp.

Các dịch vụ cung cấp bởi hệ thống GPRS trên cả hai mạng bao gồm: dịch vụ WAP trên GPRS, nhắn tin MMS, tải ảnh, nhạc chuông, email... Về mặt lý thuyết, công nghệ GPRS có thể đáp ứng được tốt các dịch vụ này. Tuy nhiên, do chất lượng phủ sóng tại các thành phố lớn của Vinaphone và Mobifone chưa thực sự tốt đặc biệt là phủ sóng indoor cho nên tốc độ truy nhập GPRS của hai mạng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khác hàng. Đó là lí do chính khiến số lượng thuê bao truy nhập GPRS còn hạn chế.

Từ đầu năm 2007, Vinaphone và Mobifone đã tiến hành thử nghiệm EDGE ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2008, VNPT đã mở rộng phủ sóng EDGE trên toàn quốc. Đây là bước phát triển quan trọng nhằm tạo hạ tầng truy nhập di động để cung cấp các dịch vụ số liệu băng rộng. Cùng với việc triển khai xin cấp phép tần số 3G , việc thương mại hóa EDGE chắc chắn sẽ hứa hẹn bước phát triển mới cho hai mạng thông tin di động của VNPT.

Cuối quý I/2009, VNPT đã chính thức được cấp giấy phép 3G và VinaPhone sẽ triển khai dịch vụ 3G theo chuẩn WCDMA 2100MHz. Vùng ưu tiên phủ sóng sẽ là các khu thương mại, khu công nghiệp, hay các đô tập trung nhiều cơ quan của chính phủ, các doanh nghiệp thương mại, công nghiệp, du lịch- dịch vụ và đông dân cư. những dịch vụ 3G cơ bản mà VinaPhone, MobiFone sẽ cung cấp sau khi có giấy phép 3G:

- Điện thoại truyền hình (Video Call)

- Dịch vụ truyền tải đồng thời cả âm thanh và dữ liệu (Multi-call /Rich voice) - Dịch vụ tải phim ảnh (Video Downloading)

- Dịch vụ video trực tuyến (Video Streaming) - Dịch vụ tải nhạc (Full track music downloading) - Dịch vụ thanh toán qua thiết bị di động

- Dịch vụ WAP/Mobile Internet

- Dịch vụ tin nhắn nhanh (Instant Messaging) (vd:Yahoo, MSN) - Dịch vụ HSDPA

- Dịch vụ quảng cáo thương mại qua thiết bị di động - Dịch vụ định vị (location-based)

- Truyền tải dữ liệu trên thiết bị di động, router không dây với đường truyền dữ liệu tốc độ cao 3G (PC data communication)

- Kết nối từ xa tới mạng Intranet của công ty.

Cả hai mạng di động của VNPT đều triển khai công nghệ 3G trên nền 2G-GSM nên chắc chắn, chi phí đầu tư sẽ giảm thiểu đáng kể.

4.5.2 Khuyến nghị lộ trình phát triển IMS trên nền NGN của VNPT. Từ các phân tích và đánh giá ở trên, ta thấy:

a. Đối với các dịch vụ cần băng thông rộng với (QoS) cao thì GPRS chưa thể đáp ứng được. Như vậy, để đảm bảo cung cấp hiệu quả các dịch vụ băng rộng và tạo tiền đề cho việc triển khai nhanh chóng các loại hình dịch vụ số liệu mới thì hướng phát triển lên NGN trên nền lớp điều khiển dịch vụ IMS là hướng tất yếu.

b. Để đảm bảo hệ thống truy nhập di động có khả năng cung cấp các dịch vụ băng rộng NGN thì hai mạng di động của VNPT phải thực hiện lộ trình phát triển lên 3G theo nhánh WCDMA mà công nghệ EDGE có thể được lựa chọn làm bước phát triển trung gian.

c. Việc phát triển từ mạng GSM truyền thống sang EDGE (thế hệ mới của mạng GSM) chính là việc đưa ra phương thức điều chế và mã hoá mới cho phép mở rộng giao diện vô tuyến. EDGE sử dụng cả hai phương thức điều chế: GMSK và 8PSK, tạo điều kiện cho các nhà khai thác mạng GSM có thể chuyển sang cung cấp các dịch vụ số liệu di động và các dịch vụ đa phương tiện khác bằng việc tăng tốc độ, dung lượng lên gấp 3 lần với cùng phổ GSM hiện tại mà không có bất kì ảnh hưởng nào đối với việc quy hoạch tần số. EDGE cho phép

các nhà khai thác mạng cung cấp các ứng dụng tiện ích tương tự như trên mạng 3G trên nền tảng các trạm và thiết bị 2G hiện có.

d. Trong số các hãng cung cáp thiết bị và giải pháp IMS thì giải pháp của Ericsson bao gồm mạng lõi, các thành phần hoạt động chung, hỗ trợ chức năng liên kết hoạt động cho phép nhà khai thác và nhà cung cấp dịch vụ giảm giá thành, sử dụng các hạ tầng mạng sẵn có với tính năng sử dụng dễ dàng, độ tin cậy và bảo mật cao. Kế đó là giải pháp của Huawei cũng khả dĩ phù hợp với điều kiện mạng hiện tại của VNPT, bởi nó tận dụng được hạ tầng mạng mà VNPT đang có.

KẾT LUẬN

Với tiêu chí “Nghiên cứu cấu trúc IMS trong mạng thông tin di động”, luận văn đã nêu lên cấu trúc cơ bản IMS của 3GPP trong mạng di động thế hệ mới, phân tích được vị trí vai trò, nhiệm vụ, chức năng các phần tử tham chiếu trong IMS. Trình bày được các thủ tục trên các giao diện IMS nhằm hỗ trợ các ứng dụng đa phương tiện trên nền IP/NGN. Đồng thời, luận văn còn giới thiệu, đánh giá và so sánh thiết bị, giải pháp IMS/Mobile/NGN của một số nhà cung cấp viễn thông trên thế giới.

Nội dung luận văn chứa đựng các thông tin mới về công nghệ mạng lõi IMS/IP nhằm định hướng và xúc tiến giải pháp IMS/Mobile/ NGN; tạo năng lực cung cấp đa loại hình dịch vụ và dịch vụ đa phương tiện. Để thực hiện được ý tưởng đề ra, luận văn đã trình bày các nội dung như sau:

1. Giới thiệu về lịch sử và quá trình phát triển giải pháp IMS của 3GPP, thông qua đó định nghĩa vị trí của IMS trong cấu trúc phân lớp mạng NGN/Mobile; đồng thời giới thiệu về vai trò của các giao diện, các điểm tham chiếu cơ bản của IMS trong mạng NGN/Mobile. Tiến hành nghiên cứu cấu trúc IMS theo tiêu chuẩn 3GPP để từ đó thấy được xu hướng tích hợp dịch vụ và hội tụ mạng lõi trên nền IP là vấn đề mang tính then chốt và bức thiết.

2. Nghiên cứu các chức năng IMS trong hệ thống thông tin di động với các nội dung đăng ký, nhận thực, tính cước, các thủ tục tham chiếu, các vấn đề về bảo mật, quản lý truyền dẫn, định tuyến và quản lý phiên. Qua đó, luận văn chỉ ra được tính trong suốt của môi trường giao tiếp IMS/IP trong mạng di động thế hệ mới..

3. Nghiên cứu các dịch vụ triển khai trên nền IMS/Mobile/ NGN. Nội dung này giúp hiểu sâu phương thức hoạt động của các thực thể chức năng của từng phần tử trong IMS, qua đó biết được khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ cho mạng.

4. Cuối cùng, luận văn trình bày các nội dung giới thiệu, đánh giá và so sánh thiết bị và giải pháp IMS của một số nhà cung cấp và khai thác viễn thông trên thế giới. Phân tích, đánh giá quá trình phát triển và mạng di động hiện trạng của VNPT. Từ đó đưa ra các khuyến nghị về một số giải pháp IMS/Mobile/NGN cho VNPT.

Tóm lại, IMS/Mobile/IP/NGN và vấn đề hội tụ cố định-di động (FMC) đang là đích đến của nhiều nhà khai thác viễn thông trên thế giới mà Việt Nam không là ngoại lệ. Với khuôn khổ luận văn có hạn và kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp xây dựng của các thầy giáo cùng bạn bè và đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, nhiệm vụ “NGN di động”, 2006

[2] Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Đề tài mã số 032-2005-TCT-RDS-VT 67

“Quy hoạch tổng thể mạng NGN-VNPT giai đoạn 2006-2010”, 2007.

[3] The IMS: IP Multimedia Concepts andServices, Second Edition –John Wiley & Sons, © 2006 Ltd. ISBN: 0-470-01906-9.

[4] ITU-T Recommendation Y.2021, “IMS for Next Generation Network”, 2006

[5] ITU-T Recommendation Y.2011, “General principles and general reference model for Next Generation Network ”, 2004

[7] ITU-T Recommendation Y.2001, “General overview of NGN”, 2004

[7] ITU-T Recommendation Q.FMC-IMS, “Fixed Mobile Convergence with a common IMS section control domain”, 2007

[8] ITU-T Recommendation Q.1762, “Fixed Mobile Convergence- General requirement”, 2004

[9] 3GPP TR 23.979, “3GPP enablers for Open Mobile Alliance Push to Talk Over Cellular services”, 2005

[10] 3GPP TS 24.147, “Conferencing using the IP Multimedia Core Network Subsystem – Stages 3”, 2005.

[11] 3GPP TS 24.247, “Conferencing using the IP Multimedia Core Network Subsystem – Stages 3”, 2005

[12] 3GPP TS 23.228, “IP Multimdia Subsystem – Stage 2”, 2005

[13] 3GPP TS 32.240, “Telecommunication management; Charging management; Charging architecture and principles.,3rd Generation Partnership Project (3GPP)”, 2005. [14] 3GPP TS 33.102, “3G security; Security architecture”, 2003.

[15] 3GPP TS 33.120, “Security objectives and principles”, 2001.

[17] 3GPP TS 23.218, “IP Multimedia (IM) session handling; IM call model; Stage 2”, 2005 [18] 3GPP TS 33.102, “3G security; Security architecture”, 2003.

[19] Open Mobile Alliance, “Push to Talk Over Cellular Version 1.0 – Architecture”, 2005. [20] Open Mobile Alliance, “Push to Talk Over Cellular Version 1.0 - Control Plane

Specification”, 2005.

[21] Open Mobile Alliance, “Push to Talk Over Cellular Version 1.0 – Requirements”, 2005. [22] Open Mobile Alliance, “Push to Talk Over Cellular Version 1.0 - User Plane Version,

2005.

[23] Open Mobile Alliance, “Push to Talk Over Cellular Version 1.0 - XDM Specification”,

2005.

[24] Andrey Gramc, Alei Subrie et al.IMSS;An economic and technological evolution. Ikratel.8/2009.

[25] Gilles.Bertraid the IPMultimedia Subsystem in the next generation Network GET/ENST Bretagmr.6/2007.

[26] May Barachi-Roch Glitho. Rachida Dssvuli. Charging for multi grad services in the IP- Multimedia Subsysytems. IEEE Computer s ociety 2008

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC IMS TRONG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG potx (Trang 117 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)