Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 31 - 33)

2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thành phố Hà Nội trong những năm gần đây

2.4Đánh giá chung

2.4.1 Yếu tố tích cực

- Cơ chế thông thoáng tạo nhiều thuận lợi cho nhà đầu tư.

- Chính quyền địa phương tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài.

- Nguồn lao động của thành phố dồi dào giá nhân công rẻ, có chất lượng cao hơn lao động các tỉnh khác.

- Số lượng khu công nghiệp, khu chiết xuất tăng lớn trong thời gian gần đây, dẫn đến nhà đầu tư có nhiều lựa chọn đối tượng đầu tư nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất cho mình.

- Hà Nội là trung tâm kinh tế xã hội văn hóa lớn nhất trong cả nước, tập trung nhiều đầu mối kinh tế, thuận lợi trong việc lưu thông sản phẩm tạo ra của các nhà đầu tư. Có nhiều trường đại học cao đẳng trung học chuyên nghiệp dạy

nghề, nguồn nhân lực trong tuổi lao động lớn, lương cao chính vì vậy nên thu hút được nhiều lao động có tay nghề cao đến làm việc.

- Chuyển giao được các công nghệ cao.

2.4.2 Các vấn đề còn hạn chế

Gánh nặng lớn nhất là vấn đề đất đai nếu dự án không triển khai và không thanh lý được. Tiếp đó là vấn đề lựa chọn địa điểm đầu tư không thích hợp dưới góc độ kiến trúc, lịch sử, văn hóa, an ninh quốc phòng. Yêu cầu chính trị, an ninh quốc phòng là một trong những yếu tố làm cho việc cấp phép thiếu rõ ràng, mất thời gian và cho đến nay vẫn chưa giải quyết được.

Sự tồn tại của cơ quan quản lý khu công nghiệp khu chế xuất ở trung ương và địa phương tạo ra hai chế độ chính sách, hai cơ chế về đầu tư nước ngoài. Điều này góp phần làm cho tình trạng thiếu nhất quán giữa các địa phương trong thực hiện chính sách đầu tư nước ngoài càng thêm trầm trọng và gây sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Thiếu hạ tầng và lao động có tay nghề cần thiết là những yếu tố ảnh hư- ởng tới quyết định đầu tư. Vì vậy nhà nước cần đầu tư và khuyến khích đầu tư n- ước ngoài vào chính những lĩnh vực này. Trong khi tạm thời chua giải quyết đ- ược ngay vấn đề thiếu hạ tầng và lao động thì các yếu tố khác như cải cách thủ tục hành chính, cung cấp thông tin sẽ góp phần đáng kể thu hút đầu tư.

Việc triển khai thực hiện chính sách ĐTNN còn nhiều hạn chế do chất lượng còn thấp của công tác quy hoạch. Cụ thể là Quy hoạch còn thiếu cụ thể; một số ngành, sản phẩm quan trọng chưa có quy hoạch hoặc quy hoạch đa ra triển khai chậm, dự báo thiếu chuẩn xác, thêm vào đó chủ trương luôn thay đổi, buộc địa phương phải chờ đợi xin ý kiến, mất thời gian, gây tâm lý bất ổn cho

nhà đầu tư. Nhiều hạn chế trong các quy hoạch ngành không phù hợp với các quy định của pháp luật và các cam kết quốc tế.

Số lượng và quy mô KCN đã tăng gấp 2 dự kiến, tỷ lệ lấp đầy thấp, hạ tầng bất cập, giá thành cao làm triệt tiêu các u đãi. Các tỉnh thành lập KCN có tính chất phong trào, hầu hết thiếu nguồn lực đầu tư KCHT KT-XH, do đó chưa đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. Giá phí hạ tầng cao, triệt tiêu lợi thế về giá thuê đất rẻ. Việc sử dụng đất nông nghiệp cho các khu công nghiệp chiếm đất lớn, chưa tính kỹ đến hậu quả về mặt xã hội.

Công tác quản lý Nhà nước về ĐTTTNN còn bất cập. Phân cấp ủy quyền phát huy tính năng động, sáng tạo của các địa phương, nhưng nhiên cũng bộc lộ những hạn chế dẫn đến tình trạng vận dụng hoặc chưa đúng mức, hoặc quá mức và cả hai đều có hậu quả. Địa phương đều đa ra các quy chế riêng, phá vỡ thế cân đối chung, tạo cạnh tranh không lành mạnh. Đặc biệt còn thiếu cơ chế kiểm tra giám sát.

Tính ổn định của luật pháp, chính sách chưa cao cũng là một yếu tố ảnh hưởng tâm l?í rất mạnh đối với các nhà đầu tư. Cụ thể là chính sách liên quan trực tiếp đến ĐTTTNN hay thay đổi. Nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chậm được giải quyết (điều chỉnh của các luật, quy định chuyên ngành đất đai, quản lý ngoại hối, công nghệ, môi trường, lao động, xuất nhập cảnh…). Việc thực thi pháp luật, chính sách có lúc còn chưa nghiêm ở các cấp thực hiện (thủ tục cấp đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục xây dựng, cấp visa, tuyển lao động...).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 31 - 33)