Đầu tư vào cơ sở hạ tầng đồng bộ hiện đạ

Một phần của tài liệu Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình (Trang 58 - 64)

II. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.Đầu tư vào cơ sở hạ tầng đồng bộ hiện đạ

1. Đầu tư vào tài sản hữu hình

1.1.Đầu tư vào cơ sở hạ tầng đồng bộ hiện đạ

- Hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Luật Xây Dựng, Luật Đấu Thầu, Luật Đầu tưvà các thông tư hướng dẫn thực hiện các nghị định liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản

- Cơ chế khuyến khích đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: tạo điều kiện nhanh chóng giải phóng mặt bằng dự án, hỗ trợ thuế đất đai thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Cải cách và tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các thủ tục về giải thể và phá sản, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp

- Nhà Nước bổ sung vốn thi công hoàn thành các dự án cấp bách đáp ứng nhu cầu phát triển. Mức độ tham gia đầu tư cuả Nhà Nước tuỳ thuộc vào từng dự án, nhưng thông thường nên đầu tư khoảng từ 30- 50 % kinh phí đầu tư cho một dự án.

- Không để nợ đọng vốn nhất là trong thời điểm hiện nay - Rà soát các dự án đầu tư

- Trong thời điểm hiện nay do lạm phát tăng cao nên để duy trì và khuyến khích việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng thì Bộ Xây Dựng chủ động phối hợp với các bộ, ngành tìm biện pháp xử lý như: Đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo việc công bố giá VLXD tại địa phương để các chủ đầu tư xem xét áp dụng, vận dụng phục vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; thời điểm để tính chênh lệch vật liệu là thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn, có thể theo tháng, quý hoặc giai đoạn quy định trong hợp đồng; dự toán chi phí xây dựng bổ sung lập một lần trên cơ sở khối lượng đã thực hiện và khối lượng còn lại chưa thực hiện của hợp đồng, để xem xét sau khi điều chỉnh có vượt tổng mức đầu tư hay không để người có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh. Trường hợp sau khi điều chỉnh tiếp tục có biến động giá VLXD làm vượt dự toán đã bổ sung thì vẫn được thực hiện điều chỉnh tiếp; để đẩy nhanh tiến độ dự án, đồng thời giảm thiệt hại cho nhà thầu thì chủ đầu tư được phép tạm duyệt dự toán bổ sung để làm cơ sở tạm ứng, tạm thanh toán cho nhà thầu trong khi chờ làm các thủ tục điều chỉnh; sau khi xác định dự toán bổ sung, trường hợp dự toán bổ sung không làm vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư tự phê duyệt dự toán điều chỉnh; trường hợp làm vượt tổng mức đầu tư, chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định việc cho phép điều chỉnh, nếu được người quyết định đầu tư cho phép điều chỉnh thì chủ đầu tư tạm duyệt dự toán bổ sung, tạm ứng, tạm thanh toán cho nhà thầu trong khi chờ phê duyệt chính thức.

1.2. Huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả

- Huy động vốn

Giải pháp huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước được xem là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của phát triển kinh tế - xã hội

Chính phủ cần đánh giá một cách toàn diện và xử lý hợp lý mối quan hệ giữa nguồn lực trong nước và ngoài nước theo hướng đảm bảo nợ quốc gia nằm trong phạm vi kiểm soát được. Chỉ đạo các bộ, ngành lập kế hoạch thu hút và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn vốn. Cần định hướng về thu xếp vốn cho các dự án có tổng vốn đầu tư lớn, các dự án lớn nên cơ cấu tỷ lệ vốn trong nước, vốn nước ngoài, vốn của NHTM, vốn từ ngân sách nhà nước, vốn của chủ đầu tư...)

Bộ Tài chính, NHNN phối hợp hoàn chỉnh khung pháp lý điều chỉnh hoạt động thị trường vốn, tăng cường liên kết giữa thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường dịch vụ tài chính.

Bộ Tài chính phối hợp Bộ Tài nguyên Môi trường xây dựng và phát triển thị trường bất động sản một cách lành mạnh, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và thị trường nhà ở đô thị nhằm giải phóng và phát huy nguồn lực đất đai vào phát triển kinh tế

Tạo môi trường khuyến khích và nâng cao hiệu quả cuả các dự án đầu tư;duy trì sự ổn định chính trị xã hội

Xác định rõ những ngành, lĩnh vực, công trình bắt buộc nhà nước phải đầu tư triệt để và toàn bộ. Những lĩnh vực còn lại cần có kế hoạch, lộ trình cụ thể để huy động vốn đầu tư của toàn xã hội theo một cơ chế đầu tư minh bạch và thuận lợi, không phân biệt thành phần kinh tế.

- Cổ phần hoá

Bộ Tài chính cần nghiên cứu phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động nguồn lực có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư dài hạn cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trước khi CPH cần có cơ chế khuyến khích người lao động như việc bán cổ phần cho CBCNV một cách hợp lý,người lao động nắm cổ phần sẽ có trách nhiệm hơn với công ty, doanh nghiệp.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy nhanh quá trình đổi mới, sắp xếp DNNN, đặc biệt là tiến trình cổ phần hoá DNNN.

Định giá đúng và công khai, minh bạch mọi thông tin trước khi bán cổ phần để nâng cao hiệu quả thu hút vốn từ các nhà đầu tư. Cổ phần hoá theo đúng lộ trình từ nay đến hết năm 2009. Cần phát triển m ạnh thị trường trái phiếu, kể cả trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty. Mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đa dạng hoá các loại trái phiếu, ph ương thức phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu ch ính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp.

Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà Nước của Hệ thống giám sát, xử lý nghiêm gian lận và gian dối về tài chính trong hoạt động chứng khoán.

Hình thành ngay các tổ chức tín nhiệm, giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế. - Sử dụng vốn

Tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên sau:

- Đầu tư vào công trình trọng tâm trọng điểm quốc gia tạo nền tảng cho sự phát triển - Các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí ché tạo sử dụng vật liệu mới và năng lượng mới, công nghiệp lọc hoá dầu và công nghiệp phụ trợ …

- Đầu tư cho công nghệ sinh học, đặc biệt trong khâu sản xuất giống chất lượng cao, nuôi trồng, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông lâm ngư nghiệp.

- Phát triển và nâng cao các ngành dịch vụ chất lượng cao nhatá là du lịch vận tải biển, hàng không.

- Sử dụng vốn đầu tư đặc biệt phải nhận thức được tính chất 2 mặt của vốn đầu tư.Nâng cao nhận thức của người sử dụng vốn, tránh đầu tư tràn lan, dàn trải.Hận chế được mặt tiêu cực của nguồn vốn.

2. Đầu tư vào tài sản vô hình

2.1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

- Cải cách hệ thống giáo dục đào tạo

+ Thứ nhất là xác lập các yêu cầu mới về chuẩn tri thức, kỹ năng và hành vi của giáo dục phổ thông và đào tạo nghề. Trong đó, công bố chương trình chuẩn giáo dục phổ thông cho giáo dục hiện nay; nhấn mạnh các yêu cầu hành vi như chủ động, hoạt động tập thể, vận dụng sáng tạo, biết tự học, biết khai thác thông tin qua mạng, trung thực; nhấn mạnh các giá trị văn hóa dân tộc làm nền tảng cho phát triển bền vững quốc gia và cá nhân; chú trọng đào tạo và ứng dụng ngoại ngữ, tin học trong học tập, làm việc.

+ Thứ hai là phát triển nhanh đội ngũ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục theo yêu cầu của thời kỳ sau 2010. Cụ thể như: Triển khai chương trình đào tạo đổi mới phương pháp giảng dạy cho gần 1 triệu giáo viên phổ thông từ 2007 - 2010; Triển khai chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ làm giảng viên cho ĐH, CĐ từ 2007 - 2020, trong đó 10.000 tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài; Bồi dưỡng tất cả các hiệu trưởng các trường phổ thông và ĐH - CĐ theo chương trình chuẩn về quản lý giáo dục từ 2007 - 2010; Tăng lương cho tất cả các nhà giáo, cải thiện điều kiện làm việc của nhà giáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thứ ba là triển khai mạnh mẽ đào tạo theo nhu cầu xã hội. Tập trung triển khai 10 năm (2008 - 2018) nâng cao chất lượng đào tạo và khả năng sử dụng tiếng Anh của người Việt; thành lập trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực; triển khai đào tạo theo đặt hàng của các ngành, Cty lớn quan sự liên kết giữa 3 bên như cơ sở đào tạo - DN - cơ quan Nhà nước; tại các tỉnh thành có KCN lớn, Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH và BQL các KCN phối hợp hình thành các trung tâm cung ứng nhân lực, phục vụ nhanh, hiệu quả nhu cầu của các nhà đầu tư; xây dựng chợ kỹ thuật trên mạng; liên kế tới các ĐH nước ngoài để phát triển các ngành đào tạo có trình độ quốc tế; khuyến khích ĐH tư thục, trường dạy nghề tư thục phát triển, thu hút các ĐH, trường nghề nước ngoài mở cơ sở tại VN; thực hiện kiểm định chất lượng ĐH (từ 2006) và công bố xếp hạng các ĐH từ 2007.

+ Thứ tư là đổi mới cơ chế tài chính như nâng cao học phí các trường ĐH; phát triển các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo, khuyến khích sinh viên học giỏi; khuyến khích các trường phổ thông tư, các trường dạy nghề tư và các trường ĐH, CĐ tư ra đời và hoạt động hiệu quả; khuyến khích đầu tư nước ngoài vào GDĐT.

- Đổi mới cách quản lý

Khi thay đổi cách quản lý, nhân viên sẽ tự ra quyết định lấy. Các bước trong quá trình được thực hiện theo thứ tự tự nhiên và tồn tại dưới nhiều hình thức. Để thích ứng với môi trường ngày nay, chúng ta cần tạo ra quá trình với nhiều hình thức đa dạng. Mỗi hình thức đó được điều chỉnh phục vụ hợp với yêu cầu thị trường khác nhau, tình huống khác nhau và đầu vào khác nhau. Hơn nữa, các quá trình mới này cần có tình kinh tế theo quy mô như nhau, xuất phát từ nền sản xuất đại trà. Những quá trình cổ điển: "chỉ một cỡ thôi là vừa với mọi trường hợp" thường rất phức tạp vì nó phải đưa tất cả các thủ tục đặc biệt, các trường hợp ngoại lệ để xử lý được nhiều tình huống trên phạm vi rộng. Việc thay đổi hệ thống quản lý cũng biến tính chất công việc thay đổi từ đơn giản hóa thành đa dạng hóa. Vai

trò của người lao động thay đổi từ bị giám sát thành uỷ quyền. Các biện pháp khuyến khích và cách trả công thay đổi. Theo đó, sẽ tăng tiền thưởng và việc đề bạt lên một vị trí mới sẽ được xem xét bằng năng lực chứ không phải là thành tích cũ. Các tiêu chuẩn giá trị cũng thay đổi với tiêu chuẩn giá trị mới. Cơ cấu tổ chức của các công ty thay đổi từ hình bậc thang chuyển sang bằng phẳng. Việc này cũng dẫn tới cán bộ điều hành của các công ty thay đổi, họ sẽ từ những người theo dõi số liệu trở thành nhà lãnh đạo. Họ cần gây ảnh hưởng và củng cố giá trị tinh thần và niềm tin cho nhân viên bằng lời nói và việc làm của mình.

Cuối cùng, đó là cách giải quyết vấn đề cũng thay đổi. Việc uỷ quyền ra quyết định cho các nhân viên làm việc ở tuyến đầu trở nên rất quan trọng.Ngoài ra cần cung cấp cho họ các công cụ giúp việc ra quyết định. Khi có thể tiếp cận được các dữ liệu cùng với trang bị công cụ phân tích và mô hình nào đó có thể sử dụng thì các nhân viên ở tuyến đầu, nếu được huấn luyện thích hợp cũng có thể có được năng lực ra quyết định khi gặp tình huống phức tạp. Nhờ đó, việc ra các quyết định sẽ nhanh chóng hơn và các v n đề sẽ được xử lý ngay sau khi nó nảy sinh.

- Chăm lo về sức khoẻ, y tế.

+ Nâng cao một bước sức khỏe toàn dân theo quan điểm dự phòng tích cực, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể nâng cao hiệu quả trị bệnh. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, đa dạng hóa và kết hợp đồng bộ các loại hình phòng bệnh và chữa bệnh.

+ Bằng mọi biện pháp giáo dục cho nhân dân kiến thức về dinh dưỡng và chăm lo sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thực hiện chế độ dinh dưỡng và cơ cấu khẩu phần ăn theo lứa tuổi. Từng bước giảm dần và tiến tới xóa bỏ tình trạng suy dinh dưỡng, nâng dần chiều cao cho thế hệ trẻ tuổi vào cuối thế kỷ XXI.

+ Đầu tư và giáo dục kiến thức vệ sinh môi trường, giải quyết tốt nguồn nước cho sinh hoạt ở khu vực đô thị và nông thôn, xử lý rác thải đặc biệt là các loại rác thải công nghiệp nhà máy, đề ra những biện pháp xử phạt thật nghiêm minh với tổ chức vi phạm nh ằm cảnh báo và răn đe. Nâng cao chất lượng vệ sinh, thanh tóan cơ bản các loại bệnh dịch truyền nhiễm, ký sinh trùng, 6 bệnh truyền nhiễm trẻ em. Ngăn chặn và phòng ngừa chủ động nguy cơ AIDS.

+ Tập trung đầu tư để củng cố tuyến y tế cơ sở (chú trọng đặc biệt với công tác đào tạo đội ngũ y bác sỹ và cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành). Nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các

bệnh viện, trạm xá, đủ sức đáp ứng các nhu cầu về khám bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và dịch vụ kế hoạch gia đình. Hình thành ở các thành phố, thị xã các trung tâm y tế đủ sức chữa bệnh cho người nước ngoài và khách du lịch.

+ Đẩy mạnh và hiện đại hóa công nghiệp chế biến dược liệu tại chỗ và liên doanh sản xuất với bên ngoài.

+ Xã hội hóa ngành y tế, giải quyết tốt các vấn đề có liên quan như giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí. Cải tạo môi trường sống và lao động theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Một phần của tài liệu Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình (Trang 58 - 64)