Thực trạng tình hình đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình (Trang 34 - 42)

I. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH

1.1.2.Thực trạng tình hình đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay

- Một số lĩnh vực thu hút đầu tư của Việt Nam hiện nay

Do nhu cầu thực tế, CSHT đang là lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của VN, bao gồm các dự án đầu tư vào:hệ thống cảng biển, đường cao tốc, các dự án điện, đường sắt… Theo số liệu của Tổng hội Xây dựng VN, các dự án giao thông - vận tải theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao (BT)… đang triển khai hoặc chuẩn bị đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 44 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có 43 dự án xây dựng công trình giao thông, chiếm 90% lượng vốn đầu tư. Chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt là nâng cấp các tuyến hiện có đạt cấp tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt quốc gia và khu vực, từng bước mở rộng mạng lưới và xây dựng đường sắt cao tốc, ưu tiên xây dựng trục đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Lĩnh vực cảng biển cũng được ưu tiên thu hút đầu tư.

- Tiến độ thi công công trình

Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng hầu hết đều là những công trình đầu tư lớn với thời gian thi công dài. Nhưng việc thực thi các dự án này đều chậm so với tiến độ đặt ra. Việc chậm tiến độ này do các nguyên nhân cơ bản như: giải ngân vốn chậm, việc giải phóng

mặt bằng khó khăn và việc nguyên vật liệu tăng giá. Nhưng có một nghịch lý xảy ra đó là, trong khi rất nhiều công trình không thi công được do vốn giải ngân chậm thì lại có những công trình “không tiêu hết tiền” của dự án , tức là nhà đầu tư không đẩy nhanh tiến độ mặc dù dư thừa vốn đã giải ngân .

Thực trạng này diễn ra điển hình tại Hà Nội. Mặc dù mục tiêu đặt ra là rất gần. Đó là hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long vào năm 2010. Thế nhưng các dự án lớn của Hà Nội vẫn đang thi công với tốc độ “sên bò”.

Năm 2007, 5 dự án lớn của Hà Nội (đường 5 kéo dài, cầu Vĩnh Tuy, đường Láng - Hòa Lạc, cầu Nhật Tân, tuyến đường sắt đô thị thí điểm) có số vốn dự toán hơn 1.570 tỷ đồng nhưng chỉ thực hiện chưa tới 600 tỷ. Gần 1.000 tỷ đồng kết dư ở các dự án này đã khiến cho tổng kết dư ngân sách thành phố Hà Nội lên tới hơn 3.380 tỷ đồng trong năm 2007.

Ngoài ra, với hơn 3.620 tỷ đồng chi chuyển nguồn ngân sách sang năm 2008, Hà Nội có tới hơn 7.000 tỷ đồng "không tiêu hết" trong năm 2007, chiếm tới 15% tổng thu ngân sách.

Như vậy, có thể nói, vấn đề cấp bách trong thực thi các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng hiện nay đó là tốc độ thi công công trình. Đây là những dự án quan trọng mang tầm cỡ quốc gia, nó đỏi hỏi lượng đầu tư lớn, chính vì vậy càng để lâu thì dự án càng khó hoàn thành do mức độ tăng giá nguyên vật liệu ngày càng cao.

- Quy mô, cơ cấu vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động các nguồn lực cho CSHT, tuy nhiên cả nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn ODA vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu vốn. Đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực này còn rất hạn chế. Đến nay mới chỉ có 60 dự án BOT, BT đầu tư vào lĩnh vực này. Hiện tại, chỉ có 18 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực điện, nước và bưu chính viễn thông. Mức độ đầu tư của khu vực tư nhân vào CSHT chưa tương xứng nhu cầu và tiềm năng của khu vực kinh tế năng động này. Trong khi đó, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8%, mức vốn đầu tư vào CSHT đòi hỏi phải tăng lên tương đương 11 - 12% GDP thay vì mức 9 - 10% GDP như hiện nay. Do sắp hết hạn hưởng các nguồn tài trợ ưu đãi nên việc huy động vốn đầu tư từ khu vực tư nhân khoảng 2,5 tỷ USD/năm đang là vấn đề cấp bách.

Theo tính toán từ Ngân hàng thế giới, thì mức chi tiêu dự tính cho các công trình hạ tầng trên toàn quốc là rất lớn so với nguồn lực cũng như vốn của Chính phủ hiện có.Ví dụ, TCty Điện lực VN cần đầu tư 2 tỷ USD/năm để theo kịp mức tăng trưởng dự tính 93 tỷ kWh vào năm 2010. Ngành nước, nguồn vốn cần cho phát triển hệ thống cấp nước, chỉ tính riêng HN và TP HCM đến năm 2010vào 2 tỷ USD. Ngành đường sắt cũng cần1,5 tỷ USD, sân bay cần 1,44 tỷ USD, đường sá cần 3,1 tỷ USD, hệ thống giao thông đô thị cần 18 tỷ USDcho 10 năm tới. Riêng hệ thống cảng biển VN cần được đầu tư 1,86 tỷ USD trước năm 2010 mới đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Tính đến thời điểm hiện nay, đa số các công trình đều sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện 9 tháng ước tính 65,8 nghìn tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch năm, trong đó vốn Trung ương quản lý đạt 20,7 nghìn tỷ đồng, đạt 62,3%; vốn địa phương quản lý đạt 45,1 nghìn tỷ đồng, đạt 69,4%. Khối lượng vốn thực hiện của các Bộ, Ngành và địa phương nhìn chung đạt thấp: Bộ Xây dựng 90 tỷ đồng, chỉ đạt 25,6% kế hoạch năm; Bộ Giao thông Vận tải 3,7 nghìn tỷ đồng, đạt 58,7%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 759,2 tỷ đồng, đạt 67,8%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 303,9 tỷ đồng, đạt 68,9%. Các địa phương có tiến độ giải ngân nhanh là: Lâm Đồng đạt 95,2% kế hoạch năm; Quảng Trị đạt 89,3%; Thái Nguyên 86,1%; Yên Bái 84,7%; Bà Rịa -Vũng Tàu 81,1%.

Dưới đây là bảng phân bổ nguồn ngân sách nhà nước đối với các bộ có dự án đầu tư trọng điểm.

Bảng 1 : Khối lượng vốn đầu tư ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 9 và 9 tháng năm 2008

Đơn vị tính : Tỷ đồng

Ước tính (Tỷ đồng) So với kế hoạch năm 2008 (%) Tháng 9/2008 9 tháng năm 2008 Tháng 9/2008 9 tháng năm 2008 TỔNG SỐ 8410,0 65752,1 8,6 67,0

Phân theo cấp quản lý

Trung ương 2459,3 20658,8 7,4 62,3

Địa phương 5950,7 45093,3 9,2 69,4

Một số Bộ

Bộ Công thương 18,5 170,6 7,8 72,0

Bộ NN và PTNT 250,0 1597,5 15,0 95,8 Bộ Giao thông Vận tải 720,0 3687,2 11,5 58,7 Bộ Giáo dục và Đào tạo 101,5 759,2 9,1 67,8 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch 35,5 303,9 8,0 68,9

Bộ Y tế 76,5 652,7 8,2 70,0 Một số địa phương Lai Châu 83,6 627,6 8,3 62,5 Thái Nguyên 76,0 546,8 12,0 86,1 Bắc Kạn 46,7 301,7 9,0 58,4 Yên Bái 73,8 495,7 12,6 84,7 Hà Nội 563,0 4452,7 6,5 51,6 Bắc Ninh 79,0 525,8 9,8 65,5 Hải Phòng 128,2 900,4 9,1 63,9 Thái Bình 88,0 553,0 12,5 78,4 Nghệ An 117,0 1004,7 8,4 72,2 Hà Tĩnh 51,8 484,7 4,9 45,6 Quảng Trị 85,5 690,3 11,1 89,3

Thừa Thiên - Huế 142,8 730,4 15,8 80,7

Đà Nẵng 258,8 1851,2 10,7 76,2 Ninh Thuận 55,0 427,0 10,4 81,0 Lâm Đồng 113,4 750,3 14,4 95,2 TP, Hồ Chí Minh 977,5 5822,8 11,1 65,9 Bình Dương 150,4 938,3 12,2 76,0 Bà Rịa - Vũng Tàu 193,8 1606,7 9,8 81,1 An Giang 50,1 431,0 7,3 63,0 (“Nguồn:http://images.vneconomy.vn/Images/VanBan_ThongKe/von_dau_tu_ngan_sach_9_thangdoc”) - Vấn đề thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Dư luận cho rằng thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách lên đến 20- 30% tổng vốn đầu tư. Tuy nhiên, khó có bằng chứng xác thực về vấn đề này. Nếu lấy tỷ lệ thất thoát tự nhận của Sở Giao thông Công chính là 7% làm cơ sở, thì mỗi năm riêng chỉ thành phố Hồ Chí Minh cũng đã mất tới hàng nghìn tỷ đồng.Vốn đầu tư mấy năm nay dành cho phát triển cơ sở hạ tầng là không nhỏ thậm chí là tăng rất mạnh ,tuy nhiên nó chưa được sử dụng đúng mục đích.

Theo số liệu của UBND thành phố, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản ở TPHCM năm 2003 là 7.000 tỉ đồng, tăng 52,5% so với năm 2002; năm 2004 là 10.500 tỉ đồng, tăng 63,1% so với năm 2003 và năm 2005 dự kiến theo kế hoạch là 17.000 tỉ đồng. Trong đó vốn ngân

sách cân đối được 11.500 tỉ đồng, phần còn lại phải lấy từ nguồn phát hành trái phiếu, bán quyền sử dụng đất và vay của các tổ chức tín dụng.

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2005, tổng số dự án được phê duyệt là 766 với tổng vốn đầu tư 8.697 tỉ đồng. Nếu so sánh với nguồn thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm đạt 26.915 tỉ đồng, thì có thể thấy vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã chiếm một tỉ lệ rất lớn.

Năm 2005 được thành phố xác định là năm chống lãng phí thất thoát - chủ yếu là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách. Vì vậy thành phố đã giám sát, đánh giá được 585 dự án. Trong đó, đã phát hiện và xử lý một số sai phạm bằng nhiều biện pháp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cụ thể, ngừng đầu tư 4 công trình, với tổng vốn đầu tư là 34,3 tỉ đồng; điều chỉnh 3 dự án từ 161,1 tỉ đồng vốn đầu tư, xuống còn 72,4 tỉ đồng, tiết kiệm được 73,7 tỉ đồng. Riêng kết quả thanh tra 84 công trình, với tổng vốn đầu tư 2.054,2 tỉ đồng đã phát hiện được 29/84 dự án có sai phạm tài chính gần 41 tỉ đồng. Chỉ qua một vài con số cũng đã thấy, trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách, nguy cơ thất thoát, lãng phí luôn luôn chực chờ.

Qua thống kê từ các dự án của ngành giao thông công chính trong 2 năm 2000 -2001, tỉ lệ thất thoát chiếm 7,52% tổng vốn đầu tư. Còn trong giai đoạn 2002-2004, tỉ lệ này là 6,50%. Trong những tháng đầu năm 2005, qua kết quả thanh tra 28 công trình cho thấy, tỉ lệ thất thoát bình quân khoảng 7%. Nếu so sánh tỉ lệ thất thoát 7% trong các công trình giao thông công chính, với tỉ lệ từ 20 - 30% thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản của cả nước, thì có lẽ cũng tạm yên tâm.

Nhưng nếu biết rằng, chỉ tính trong năm 2004, tổng vốn đầu tư của ngành giao thông công chính là 3.149 tỉ đồng, thì mới thấy được số tiền thất thoát lớn đến mức nào - 220 tỉ đồng. Còn nếu lấy tỉ lệ thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản của ngành giao thông công chính để làm cơ sở tính toán cho toàn bộ vốn đầu tư của thành phố trong năm 2005, thì số tiền thất thoát lên đến gần 1.200 tỉ đồng.

Đây mới chỉ là những con số dựa trên tỉ lệ được công bố, còn trên thực tế, nó có thể gấp nhiều lần và khủng khiếp hơn nữa. Trong khi trả lời chất vấn tại HĐND thành phố, ông Hà Văn Dũng - Giám đốc Sở Giao thông Công chính thành thật phát biểu: "Chưa bao giờ chúng tôi thực sự an tâm đối với công tác quản lý chất lượng. Bởi lẽ, đây là cuộc đấu tranh không cân sức. Một bên là không ít các đơn vị thi công vì chạy theo lợi nhuận, sẵn sàng làm

nhiều cách kể cả hối lộ để làm ăn gian dối. Bên còn lại là lực lượng quản lý, luôn gặp khó khăn trong điều kiện làm việc và thu nhập".

Trước những thực trạng như trên,chính phủ đã phải thành lập ban chỉ đạo Nhà nước về các dự án , công trình trọng điểm.Ngày 12/9/2008 , thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí quyết định thành lập ban chỉ đạo các công trình trọng điểm của ngành giao thông . Ban chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước, các nhà thầu trong việc thực hiện những nhiệm vụ đã được xác định trong quy hoạch tổng thể hoặc quyết định phê duyệt của từng công trình, dự án để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình.

- Những bất cập trong chính sách của chính phủ

Một thực trạng nổi trội hiện nay trong ngành xây dựng nữa đó là về dự thảo quy chế đầu tư BOT, BTO, BT áp dụng cho đầu tư tư nhân trong nước.Mặc dù đã qua rất nhiều lần sửa đổi nhưng vẫn thiếu một cơ chế rõ ràng khiến cho đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn, nhất là những vấn đề liên quan tới hành lang pháp lý hoạt động. Hậu quả là các nhà đầu tư hoang mang không rõ đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng có thực sự khuyến khích hay không? Và nếu có thì khuyến khích trong lĩnh vực nào và cấm trong lĩnh vực nào. Ngoài ra các dự án hạ tầng tư nhân lớn ở VN khó có thể thực hiện được nếu nhận được việc từ chối bảo lãnh của Chính phủ. Ví dụ cụ thể trong một số dự án sau :

Dự án xây dựng nhà máy điện Phú Mỹ : Ông Nguyễn Thành Nam - một đối tác trong dự án xây dựng Nhà máy điện Phú Mỹ 2-2 cho biết, thực tế Chính phủ cũng đã thực hiện bảo lãnh đối với dự án điện khí đốt Nam Côn Sơn. Các phần của dự án này sau đã được đầu tư thành công. Tuy nhiên , Chính phủ thông báo sẽ giảm mức độ bảo lãnh đối với việc đầu tư vào dự án Phú Mỹ 2 và 3. Hiện nay việc đàm phán các dự án hạ tầng lớn, có nhiều biểu hiện quan liêu do vậy đã có nhiều nhà đầu tư bỏ cuộc trước khi dự án được thực hiện.

Trường hợp điển hình nữa đó là dự án BOT Thủ Đức, được Bộ KH - ĐT cấp phép năm 1997, nhưng không được thực hiện cho đến khi nhà tài trợ chính thay đổi chiến lược và rời bỏ thị trường vào năm 2002. Thiệt hại cho phiá VN 150 triệu USD.

Hay như Hợp đồng hợp tác kinh doanh xây dựng hệ thống đường dây điện thoại được cấp phép nhưng đã không được thực hiện và nhà đầu tư chuyển hình thức đầu tư khác, thiệt hại cho VN 200 triệu USD.

Nhằm giảm gánh nặng trên vai khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách, đã đến lúc Chính phủ cần xây dựng chính sách rõ ràng về cơ chế pháp lý cũng như mở rộng hình thức đầu tư BTO, BOT, BT tạo điều kiện khuyến khích đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng... Nếu như những điểm này được thông qua sẽ tạo ra những cơ chế linh hoạt hơn thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân.

Mặc dù chính phủ đã có những chính sách tích cực khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng .Song vẫn chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu cấp bách của thị trường.Chính điều này đã làm nhiều nhà đầu tư ngần ngại khi chọn Việt Nam làm điểm đến.Điển hình là các nhà đầu tư Nhật Bản.Đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại VN cho biết, thời gian tới, sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư từ xứ sở mặt trời mọc đến với VN. Trong bình chọn của các công ty Nhật về địa điểm đầu tư có triển vọng về trung hạn, VN đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Tuy nhiên, hiện không ít nhà đầu tư Nhật rất lo lắng về sự yếu kém của cơ sở hạ tầng của VN.Chính vì vậy vấn đề cấp thiết hiện nay chính là đẩy nhanh tiến độ thi hành các dự án công trình trọng điểm.

1.2. Thực trạng về đầu tư vào hàng tồn trữ

Hàng tồn trữ bao gồm: nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm tồn trữ doanh nghiệp

Có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách tồn kho, có nhiều lý do để giải thích tại sao muốn tồn kho và tại sao lại không muốn tồn kho ?

Tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều với NĐT, do tính chất tồn lâu, chôn vốn, chi phí phát sinh thêm của nó. Nhưng cũng không thể nói mọi số dư về hàng tồn kho đều là tiêu cực đối với tương lai của DN.

Nhằm dự phòng tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm giá,

Một phần của tài liệu Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình (Trang 34 - 42)