LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chương 1 Giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2.3.2- Tính năng kháng nhiễu trạng thái động
* Chống nhiễu phụ tải
Sơ đồ cấu trúc tác dụng chống nhiễu trạng thái động của hệ điều tốc hai mạch vòng kín như hình vẽ 1-7
Từ sơ đồ cấu trúc trạng thái động hinh 1-5, ta thấy nhiễu phụ tải tác dụng phía sau mạch vòng dòng điện, chỉ có thể dùng bộ điều chỉnh tốc độ quay để phát sinh tác dụng chống nhiễu. Vì vậy lúc đột ngột gia tải (hoặc giảm tải) sẽ dẫn tới trạng thái giảm (hoặc tăng) tốc.
Để giảm lượng sụt (hoặc lượng tăng) tốc độ ở trạng thái ổn định, khi thiết kế bộ điều chỉnh tốc độ quay thì yêu cầu hệ thống phải có chỉ tiêu chất lượng chống
Id E -
+
-
-
+
-IdL
Ud0
Ud
n
1 p T
K
S
R
1 / 1
1p T U*n R
p T
R
m Ce
1
Un
-Un
U*i Id E
-
+
+ -
-IdL
Ud0
Ud
n
1 p T
K
S
RI(p) S
1 / 1
1p T U*n R
p T
R
m Ce
1
-Ui
R(p)
a)
b)
Hình 1-7 Tác dụng chống nhiễu trạng thái động của hệ thống điều tốc:
a) hệ thống vòng kín đơn; b) hệ thống hai vòng kín.
Ud- dao động của điện áp mạng được phản ánh trên điện áp chỉnh lưu.
nhiễu tốt, còn với bộ điều chỉnh dòng điện thì chỉ cần mạch vòng dòng điện có chất lượng bám tốt là được.
* Chống nhiễu điện áp mạng điện
Vị trí gây nhiễu điện áp mạng và nhiễu phụ tải trong sơ đồ cấu trúc trạng thái động của hệ thống là khác nhau. Ví dụ trong hệ thống điều chỉnh tốc độ mạch vòng kín đơn trên hình 1-7a, nhiễu điện áp mạng Ud và nhiễu dòng phụ tải IdL đều tác dụng ở phía trước đường vào mạch vòng phản hồi âm bao bọc, chỉ có đối với đặc tính tĩnh thì hiệu quả chống nhiễu đối với hệ thống là như nhau, nhưng khi xem xét về chất lượng động, vì vị trí tác dụng khác nhau nên còn có tồn tại khác biệt về sự kịp thời trên khâu điều chỉnh. Nhiễu phụ tải IdL tác dụng phía trước đại lượng bị điều khiển n, sự biến đổi của nó sau khi tích phân đều bị tốc độ quay phát hiện ra, từ đó ở bộ điều chỉnh tốc độ quay sẽ nhận được sự phản ứng. Tác dụng chống nhiễu điện áp mạng cách đại lượng bị điều khiển càng xa, sự dao động của nó sau khi bị sức ỳ làm chậm lại ảnh hưởng tới dòng điện phần ứng, lại trải qua bước chậm sau của quán tính động cơ mới phản ánh tới tốc độ quay, chờ cho đến khi phản hồi tốc độ quay phát sinh tác dụng điều chỉnh đã là muộn. Trong hệ thống điều khiển tốc độ hai mạch vòng kín, nhờ được bổ sung dòng điện trong mạch vòng (hình 1-7b) , tình trạng đó đã có nhiều chuyển biến tốt. Bởi vì nhiễu của điện áp mạng bị bao vây trong mạch vòng của dòng điện, lúc điện áp dao động, có thể thông qua phản hồi dòng điện để được điều chỉnh kịp thời, không cần phải chờ sau khi có phản hồi tốc độ quay hệ thống mới có phản ứng. Vì vậy trong hệ thống điều khiển tốc độ hai mạch vòng kín, lượng sụt tốc độ quay ở trạng trạng thái động của hệ thống này so với hệ thống mạch vòng kín đơn đã nhỏ đi rất nhiều.
1.2.3.3 - Tác dụng của hai bộ điều chỉnh
Tổng hợp các phần trên, tác dụng của bộ điều chỉnh tốc độ quay và bộ điều chỉnh dòng điện trong hệ thống điều khiển tốc độ hai mạch vòng kín được quy về mấy điểm sau đây:
* Tác dụng của bộ điều chỉnh tốc độ quay:
Chương 1 - Giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu
+ Làm cho tốc độ quay n bám sự thay đổi điện áp cho trước Un*, không có sai số tĩnh ở trạng thái động.
+ Có tác dụng chống nhiễu đối với sự thay đổi của phụ tải.
+ Trị số biên ở đầu ra của nó quyết định dòng điện lớn nhất cho phép.
* Tác dụng của bộ điều chỉnh dòng điện:
+ Chống nhiễu kịp thời khi khởi động đối với dao động điện áp mạng.
+ Bảo đảm nhận được dòng điện lớn nhất cho phép khi khởi động.
+ Trong quá trình điều chỉnh tốc độ quay, làm cho dòng điện bám sự thay đổi điện áp cho trước Un*.
+ Lúc động cơ bị quá tải thậm chí bị kẹt, hạn chế được dòng điện lớn nhất của phần ứng, nhờ đó làm được chức năng bảo vệ an toàn khi khởi động nhanh. Nếu sự cố được rút bỏ đi thì hệ thống tự động khôi phục làm việc bình thường.