- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nâng cao vai trò của trung tâm thông tin tín dụng thông qua việc phối hợp với các cơ quan ban ngành khác như Bộ Tài chính, các cơ quan thuế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… trong việc thu thập và xử lý thông tin về các doanh nghiệp cũng như các chính sách, cơ chế cho vay trong các lĩnh vực có liên quan; đồng thời, cần hình thành các bộ phận chuyên trách cung cấp thông tin từng mặt của các hoạt động kinh tế để có thể cung cấp những thông tin mà ngân hàng cần về doanh nghiệp như tình hình tài chính, thông tin phi tài chính, quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng…Những thông tin này cần được cập nhật thường xuyên và có sự đảm bảo về pháp lý.
- Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước cần xử lý kiên quyết các trường hợp sai phạm, đồng thời phối hợp với các bộ ngành có liên quan để có sự phối hợp hỗ trợ kịp thời, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.
- Chính sách thắt chặt hay mở rộng của Ngân hàng nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của ngân hàng thương mại, các thành phần trong nền kinh tế nói chung và các DNXL nói riêng. Vì vậy, NHNN cần phân tích diễn biến thị trường tiền tệ trong từng thời kỳ để có thể có những dự báo vĩ mô các diễn biến tiền tệ, tín dụng từ đó có những chính sách tiền tệ cho phù hợp.
- Ngân hàng nhà nước tiếp tục ban hành các văn bản qui định, hướng dẫn cụ thể các chính sách của nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong quá trình tác nghiệp.
Trong đó, đối với một số văn bản quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng thương mại như thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mặc dù hiện thông tư này chỉ bắt đầu có hiệu lực từ 01/10/2010, tuy nhiên, một số nội dung của văn bản này đã thể hiện sự bất cập: Khoản tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức (trừ Kho bạc Nhà nước) không được tính vào nguồn vốn huy động được sử dụng để cấp tín dụng. Trong thực tế, nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức các ngân hàng là tương đối dồi dào, số dư bình quân rất lớn và khá đều hàng năm; vì vậy, việc không tiếp tục được sử dụng nguồn vốn này để cho vay sẽ làm giảm đáng kể nguồn vốn khả dụng của NHTM, đặc biệt là các ngân hàng lớn như BIDV. Do đó, đề nghị NHNN có những sửa đổi thông tư 13 theo hướng phù hợp với thực tế hoạt động của các NHTM hơn, cụ thể là: Cho phép NHTM được sử dụng từ 30% đến 50% số dư bình quân nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức để cho vay.
KẾT LUẬN
Chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và chất lượng hoạt động cho vay đối với DNXL là vấn đề mà tất cả các NHTM luôn chú trọng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam với vai trò ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực đầu tư phát triển thì việc nâng cao chất lượng cho vay đối với DNXL là vấn đề tất yếu và cần thiết của ngân hàng. Trong những năm qua, chất lượng cho vay của Ngân hàng đã không ngừng được cải thiện. Song, việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNXL vẫn còn nhiều vướng mắc, tồn tại.
Nhận thức được những hạn chế đó, trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, chuyên đề đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng cho vay đối với DNXL của Ngân hàng thương mại.
Thứ hai, phân tích thực trạng chất lượng cho vay đối với DNXL tại BIDV. Chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần tiếp tục giải quyết.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp có tính thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với DNXL tại BIDV đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ban lãnh đạo BIDV để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Ngân hàng trong quá trình thẩm định tài chính dự án vay vốn SXKD XNK.
Với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, mặc dù nâng cao chất lượng cho vay đối với DNXL không phải là vấn đề mới nhưng là vấn đề phức tạp; trong khuôn khổ một khóa luận thạc sỹ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong thầy cô và những người quan tâm góp ý để tác giả tiếp tục hoàn thiện trong tương lai.
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MUC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU... 5
CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...7
1.1. CHOVAYĐỐIVỚIDOANHNGHIỆPXÂYLẮPCỦA NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI...7
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của doanh nghiệp xây lắp...7
1.1.2. Cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp của Ngân hàng thương mại...12
1.2. CHẤTLƯỢNGCHOVAYĐỐIVỚIDOANHNGHIỆPXÂYLẮPCỦA NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI...21
1.2.1 Khái niệm chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp...21
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay đối với DNXL...22
1.3. CÁCNHÂNTỐẢNHHƯỞNGĐẾNCHẤTLƯỢNGCHOVAYĐỐIVỚIDOANHNGHIỆPXÂYLẮPCỦA NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI. .27 1.3.1. Các nhân tố chủ quan...27
1.3.2. Các nhân tố khách quan...30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM... 34
2.1. TỔNGQUANVỀ NGÂNHÀNG ĐẦUTƯVÀ PHÁTTRIỂN VIỆT NAM...34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...34
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức theo hệ thống...37
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam...39
2.2. THỰCTRẠNGCHẤTLƯỢNGCHOVAYĐỐIVỚICÁCDOANHNGHIỆPXÂYLẮPTẠI NGÂNHÀNG ĐẦUTƯVÀ PHÁTTRIỂN VIỆT NAM...45
2.2.1. Qui trình cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp...45
2.2.2. Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam...46
2.2.2. Phân tích chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam...48
2.3. ĐÁNHGIÁCHẤTLƯỢNGCHOVAYĐỐIVỚIDOANHNGHIỆPXÂYLẮPTẠI NGÂNHÀNG ĐẦUTƯVÀ PHÁTTRIỂN VIỆT NAM....58
2.3.2. Hạn chế ...60
2.3.3. Nguyên nhân ...61
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM... 69
3.1. ĐỊNHHƯỚNGHOẠTĐỘNGCHOVAYĐỐIVỚIDOANHNGHIỆPXÂYLẮPTẠI NGÂNHÀNG ĐẦUTƯVÀ PHÁTTRIỂN VIỆT NAM.69 3.1.1. Định hướng hoạt động cho vay nói chung tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam...69
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ...70
3.2. GIẢIPHÁPNÂNGCAOCHẤTLƯỢNGCHOVAYĐỐIVỚI DNXL TẠI NGÂNHÀNG ĐẦUTƯVÀ PHÁTTRIỂN VIỆT NAM...71
3.2.1. Hoàn thiện chính sách cho vay đối với DNXL ...71
3.2.2. Xây dựng qui trình cho vay DNXL ...74
3.2.3. Tăng cường quản lý, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các DNXL...79
3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng...80
3.2.5. Tăng cường áp dụng mô hình cho vay khép kín đối với các Doanh nghiệp xây lắp...82
3.2.6. Hoàn thiện chiến lược marketting đối với khách hàng...83
3.2.7. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động cho vay DNXL...83
3.2.8. Hoàn thiện và đổi mới trang thiết bị, công nghệ ngân hàng ...85
3.2.9. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát cho vay...85
3.3. KIẾNNGHỊ:...86
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ...86
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước...88
KẾT LUẬN... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Fredric S.Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
3. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (2008), Quy định về Chức năng nhiệm vụ, Quy trình cấp tín dụng, Hà Nội.
4. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính 2004, Hà Nội.
5. TS Phan Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Thu Thảo (2006), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội.
6. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (2005, 2006, 2007, 2008,2009), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh.
7. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2005, 2006, 2007, 2008,2009), Báo cáo thường niên.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngân hàng.
9. TS. Tô Kim Ngọc (2004), Giáo trình lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
10. Tạp chí Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt nam - Các số năm 2006, 2007, 2008 và 2009.