Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 39 - 45)

Nam

2.1.2.1. Kết quả kinh doanh

Phát huy những thành tựu đã đạt được trong nhiều năm, trong giai đoạn 2007- 2009 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng khả quan. Tổng tài sản đến 31/12/2009 đạt 296.432 tỷ đồng, tăng 20% so với 31/12/2008. Lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 2.817 tỷ đồng, tăng 42% so với 31/12/2008.

Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009

Đvt: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Tổng tài sản 204.511 246.494 296.432

2 Tổng vốn chủ sở hữu 11.635 13.466 17.639

3 Lợi nhuận sau thuế 1.531 1.979 2.817

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007 – 2009 của BIDV)

Cùng với việc tăng tổng tài sản thì vốn chủ sở hữu của BIDV cũng được bổ sung tương ứng; Tính đến 31/12/2009, tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng là 17.639 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 10.498 tỷđ; hệ số CAR của Ngân hàng theo báo cáo tài chính quốc tế đạt 7,55%, theo báo cáo tài chính chuẩn mực Việt Nam là 9,53%.

2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 là 252.259 tỷ đồng, tăng 47.984 tỷ đồng so với 31/12/2008, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2009 là 23%, giảm 30% so với năm 2008.

Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV giai đoạn 2007 - 2009

Năm Chỉ tiêu

2007 2008 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng nguồn vốn huy động 168.299 100 204.275 100 252.259 100 Tiền gửi 135.355 80 164.811 81 187.280 74 Tiền vay 11 .980 7 24 .334 12 36. 829 15 Phát hành giấy tờ có giá 20.964 12 15.130 7 28.150 11 Thị phần huy động vốn (%) 16,2 13,3 12,4

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007 – 2009 của BIDV)

Năm 2009 thị trường tiền tệ có nhiều khó khăn, phức tạp và cạnh tranh quyết liệt. Trong năm để chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, đồng thời Chính phủ thực hiện gói chính sách kích cầu hỗ trợ lãi suất. Quy mô tín dụng tăng lớn hơn quy mô tăng trưởng nguồn vốn dẫn đến khó khăn trong thanh khoản, áp lực cạnh tranh chia sẻ thị phần khiến các ngân hàng suy giảm tốc độ tăng trưởng huy động vốn. Trong tình hình chung của nền kinh tế, các chỉ tiêu về tăng trưởng tiền gửi, huy động vốn năm 2009 của BIDV đều giảm so với năm 2009. Tuy nhiên, Ngân hàng đã chấp hành nghiêm túc các qui định của Ngân hàng nhà nước, bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để có quyết sách kịp thời, hiệu quả đảm bảo giữ được nền vốn, đáp ứng các yêu cầu an toàn về thanh khoản theo quy định của NHNN và đáp ứng đủ nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh. Cụ thể là:

- Triển khai các sản phẩm dịch vụ huy động vốn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như triển khai tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá, triển khai sản phẩm ổ trứng vàng, sản phẩm tiết kiệm rút dần…

- Triển khai ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện với một số tập đoàn, tổng công ty lớn về huy động vốn, kết hợp với tín dụng và cung cấp dịch vụ…

- Giao quyền chủ động và linh hoạt cho giám đốc chi nhánh trong thực hiện lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động trên địa bàn kết hợp với nhiều hình thức khuyến mại cho khách hàng.

- Cơ cấu lại mạng lưới theo hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Tăng cường quảng bá thương hiệu, khẳng định uy tín của BIDV trên thị trường tiền tệ.

2.1.2.3. Hoạt động tín dụng

Trong những năm gần đây, thị phần tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn đứng thứ hai trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và đã khẳng định vị thế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Ngân hàng đã nhận được sự đánh giá cao của Chính phủ trong công tác tài trợ vốn cho các chương trình kinh tế lớn, trọng điểm của đất nước và đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các ngành kinh tế giàu tiềm năng phát triển như thủy điện, khai khoáng…Đồng thời ngân hàng còn thiết lập quan hệ kinh doanh toàn diện và chọn lọc với các Tập đoàn, Tổng công ty lớn thông qua các thỏa thuận hợp tác. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát tín dụng luôn được thực hiện một cách toàn diện trên các mặt quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững.

Năm 2009, thực hiện chỉ đạo của hệ thống về thực hiện các chương trình kích cầu của Chính phủ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, BIDV tập trung cho vay theo các chương trình hỗ trợ lãi suất, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng then chốt, thiết yếu của nền kinh tế. Tính đến 31/12/2009, dư nợ cho vay cuối kỳ đạt 190.701 tỷđ; trong đó: Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của của BIDV đạt 58.757 tỷđ, chiếm 14,2% tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của các NHTM và công ty tài chính trên cả nước. Dư nợ cho vay tài trợ XNK cũng đạt 12.594 tỷđ, chiếm 6,6%

tổng dư nợ toàn hệ thống BIDV.

Cơ cấu tín dụng từng bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, tăng tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng dần qua các năm, tính đến 31/12/2009 đạt tỷ trọng 73,3% trên tổng dư nợ, đã hoàn thành mục tiêu và tiếp tục có sự chuyển biến tích cực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn thời điểm 31/12/2009 là 46% tăng 8% so với năm 2008, điều này một phần do năm 2009 thực hiện chủ trương kích cầu của Chính Phủ, BIDV tập trung cho vay theo các chương trình hỗ trợ lãi suất trung dài hạn, cho vay các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng then chốt, thiết yếu của nền kinh tế. Do đó, để đảm bảo chiến lược và cam kết của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đối với Ngân hàng thế giới là giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn so với tổng dư nợ, trong thời gian tới BIDV định hướng Hạn chế gia tăng dư nợ tín dụng các dự án trung dài hạn, ưu tiên cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp SXKD quay vòng vốn nhanh.

Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu tín dụng của BIDV

STT CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 125.596 149.419 190.701 Dư nợ CK các ĐCTC 36,4 50,6 250,1 Dư nợ CK các KHDN 112.204 133.807 171.696 Dư nợ bán lẻ 13.356 15.562 18.755 2 Tỷ trọng dư nợ TDH 38,4% 37,74% 46,3% 3 Tỷ trọng dư nợ NQD 70% 70,06% 73,3% 4 Tỷ trọng dư nợ có TSĐB 70,7% 70,12% 71,2%

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007 – 2009 của BIDV)

Về hoạt động tín dụng theo ngành nghề: Dư nợ cho vay theo ngành nghề của BIDV chuyển biến đúng định hướng, một số ngành BIDV ưu tiên tập trung đầu tư như điện, xi măng, chế biến nông lâm nghiệp và thủy sản đều có tăng trưởng dư nợ về số tuyệt đối qua các năm. Cho vay xây lắp được kiểm soát, tỷ trọng dư nợ cho vay xây lắp

giảm xuống còn 21,8%, mặc dù dư nợ năm 2009 có tăng so với năm 2008.

Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề của BIDV

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2007

2008 2009

số tiền % số tiền % số tiền %

Dư nợ 125.596 100 149.419 100 190.701 100

Xây lắp 31.273 24,9 35.263 23,6 41.579 21,7

Bất động sản 7.308 5,8 8.592 5,8 11.042 5,8

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt

và nước 11.555 9,2 10.907 7,3 14.303 7,5

Công nghiệp chế biến và khai thác 34.925 28 32.118 21,5 41.450 21,7

Nông lâm nghiệp và thủy sản 7.912 6,3 8.965 6 11.088 6

Thương mại và dịch vụ 31.525 25 51.550 34,5 67.587 35,4

Ngành khác 1.098 0,9 2.024 1,4 3.628 1,9

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007-2009 của BIDV).

Ngân hàng đã và đang triển khai thực hiện đánh giá các lĩnh vực, khu vực đầu tư an toàn, hạn chế và tăng cường kiểm soát cho vay đối với các lĩnh vực có rủi ro cao. Hiện tại, ngân hàng tập trung và ưu tiên đầu tư cho các ngành sản xuất phân phối điện, than, xi măng, đầu tư nhà ở và đã thực hiện điều chỉnh đầu tư vào các ngành khác như dầu khí, dệt may, xây lắp…

Về chất lượng tín dụng: Mặc dù những dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh ngân hàng, song chất lượng tín dụng của BIDV đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ nợ quá hạn nợ xấu tiếp tục được khống chế ở mức thấp (dưới 3%): Năm 2009 tổng dư nợ tăng thêm 28%, song tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,82%, tỷ lệ nợ quá hạn là

2,1% có tăng nhẹ so với năm 2008 song là mức thấp so với mặt bằng chung trong bối cảnh kinh tế không thuận lợi..

Bảng 2.7: Nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ quá hạn 1.210 1,02 1.788 1,19 4.026 2,1% Nợ xấu 4.044 3,22 3.018 2,01 5.568 2,82

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007 - 2009 của BIDV).

2.1.2.4. Hoạt động dịch vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng hiện đại. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hoạt động dịch vụ đã đóng góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống, trong đó kết hợp cả các dịch vụ truyền thống và dịch vụ hiện đại.

Thu dịch vụ ròng của Ngân hàng đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm qua, năm 2009 mức thu dịch vụ ròng của toàn khối ngân hàng đạt 1.507 tỷ đồng, tăng 95 tỷ đồng (~ 8,9%) so với năm 2008. Với tốc độ tăng trưởng về thu dịch vụ ròng trong những năm gần đây, kể từ năm 2008, BIDV đã vươn lên đứng đầu hệ thống ngân hàng thương mại về thu dịch vụ ròng.

Biểu đồ 2.6: Thu dịch vụ ròng của BIDV giai đoạn 2007-2009

(Ngu

ồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của BIDV)

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 39 - 45)