Doanh thu từ thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX (Trang 47 - 54)

- Sảnphẩm cao cấp: Trong 3 năm (2004 – 2006) tuy sảnphẩm cao cấp tiêu thụ mạnh hơn sản phẩm thô nhưng lại có sự biến động liên tục Vào năm 2004 tổng

4.2.4.2 Doanh thu từ thị trường xuất khẩu

Do hạn chế số liệu về sản lượng xuất khẩu từng mặt hàng vào một nước cụ thể nên ở đây tôi trình bày dưới 2 bảng: Sản lượng xuất khẩu chung của công ty qua 3 năm và tình hình xuất khẩu chung vào 1 số nước để phân tích.

Bảng 4.9: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2004 – 2006)

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005

Sản lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Sản lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Sản lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Giá trị (Ngàn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Ngàn USD) Tỷ trọng (%) Sản phẩm thô 1.973,93 22.688,15 2.004,99 20.633,81 2.926,01 20.108,92 (2.054,34) (9,05) (524,89) (2,54)

Tôm đông block 1.504,24 21.191,33 1.691,48 19.661,21 2.320,51 18.750,67 (1.530,12) (7,22) (910,54) (4,63)

Cá đông block 469,69 1.496,82 313,51 972,60 605,5 1.358,25 (524,22) (35,02) 385,65 39,65 Sản phẩm cao cấp 6.305,40 62.738,20 5.814,34 43.997,81 6.029,02 31.423,99 (18.740,39) (29,87) (12.573,82) (28,58) Tôm đông 4.762,80 56.536,28 3.058,84 33.906,18 3.839,59 23.969,98 (22.630,10) (40,03) (9.936,20) (29,30) Cồi điệp 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Nghêu 7,19 14,39 0,00 0,00 0,00 0,00 (14,39) (100,00) 0,00 0,00 Cá đông 1.535,41 6.187,53 2.755,5 10.091,63 2.189,43 7.454,01 3.904,10 63,10 (2.637,62) (26,14) Tổng 8.279,33 85.426,35 7.819,33 64.631,62 8.955,03 51.532,91 (20.794,73) (24,34) (13.098,71) (20,27)

Qua số liệu sản lượng tiêu thụ xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của bảng 4.9 ta thấy: Tổng sản lượng năm 2004 là 8.279,33 tấn đến năm 2005 đạt 7.819,33 tấn giảm 460 tấn nhưng so về giá trị thì giá trị thu về của năm 2005 so với năm 2004 lại giảm đến 20.794,73 ngàn USD tức giảm 24,34% bên cạnh đó cũng có môt số mặt hàng vẫn tăng như tôm đông block và cá đông cao cấp. Đến năm 2006 tổng sản lượng đạt đến 8.955,03 tấn nhưng giá trị thu về lại giảm 13.098,71 ngàn USD tức giảm 20,27% so với năm 2005. Để có cái nhìn tổng quát hơn ta đi sâu nghiên cứu riêng từng mặt hàng thô và mặt hàng cao cấp.

- Mặt hàng tôm đông block và cá đông block của công ty chủ yếu xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản và thị trường Mỹ, tại hai thị trường này sản lượng tôm và cá đông block tiêu thụ rất mạnh chiếm khoảng hơn 1/2 số sản lượng đông block xuất khẩu. Mặt hàng tôm đông block có sản lượng tiêu thụ luôn cao hơn mặt hàng cá đông block nhưng giá bán của mặt hàng này giảm mạnh, chính điều này cũng đã góp phần làm giảm đi phần nào lợi nhuận của công ty. Ca da trơn của Việt Nam đangc ó lợi thế trên thị trường, do đó trong những năm sắp tới công ty sẽ ký những hợp đồng với các loại sản phẩm cá đông truyền thống nhiều hơn để gia tăng doanh thu lẫn lợi nhuận cho công ty.

- Đối với sản phẩm cao cấp thì trong đó mặt hàng tôm đông và cá đông giữ vai trò trung phong trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty. Từ năm 2004 đến năm 2006 thì sản lượng xuất khẩu tôm đông và cá đông luôn biến động khi sản phẩm này xuất khẩu tăng thì sản phẩm kia giảm. Sản phẩm cá tra, cá ba sa đông lạnh là mặt hàng mới của công ty, công ty bắt đầu đi vào hoạt động chế biến và xuất khẩu sản phẩm này vào năm 2000 và tới năm 2006 sản phẩm cá đông block đã có mặt tại 16 nước trên thế giới, thị trường chủ lực của Cafatex ở thị trường quen thuộc như Mỹ và EU,… trong đó Mỹ là thị trường quan trọng nhất.

Biểu đồ 4.3: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ XUẤT KHẨU (2004-2006)

Nhìn chung, qua biểu đồ 4.3 về sản lượng tiêu thụ xuất khẩu của sản phẩm thô và sản phẩm cao cấp thì các mặt hàng thủy sản cao cấp luôn tăng cao hơn các mặt hàng thô. Mặt hàng tôm đông và cá đông cao cấp có thể đáp ứng được những thị trường khó tính như thị trường Nhật, Mỹ và EU, tuy nhiên trình độ tay nghề của công nhân phải cao thì mới có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước. Do đó, công ty cũng đang cố gắng đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề của công nhân ngày càng tốt hơn nhằm tạo ra những sản phẩm thủy sản đông lạnh đạt giá trị tốt nhất để những mặt hàng thủy sản này đến được các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng của công ty.

Hiện nay Cafatex xuất khẩu gần như 100% sản phẩm của mình do thị trường xuất khẩu khả quan. Nhìn chung, qua 3 năm (2004 - 2006) thì sản phẩm của Cafatex đều có mặt ở hầu hết các thị trường lớn và quan trọng trên thế giới, trong đó thị trường Nhật Bản và Mỹ chiếm thị phần lớn nhất. Năm 2004 doanh thu tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu đạt 85.426,35 ngàn USD với sản lượng là 8.279,33 tấn, trong năm này do công ty xuất ủy thác cho công ty DVKTNN An Giang với số lượng lớn nên làm cho doanh thu xuất khẩu của năm này đạt cao hơn so với năm 2005 và năm 2006, do vậy doanh thu thu về ở năm 2005 giảm 24,34% so với năm 2004 đến năm 2006 sản lượng tiêu thụ lên tới 8.955,03 tấn nhưng doanh thu thu từ việc xuất khẩu chỉ còn 51.532,91 ngàn USD tức giảm 20,27% so với năm 2005. Trong 3 năm (2004 – 2006)

thị trường Nhật tương đối tốt, công ty xuất được sản lượng lớn và thu về ngoại tệ cao trong thị trường này. Đối với thị trường Mỹ năm 2004 và năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của Cafatex sang thị trường này luôn dẫn đầu nhưng đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giảm. Tuy vậy với tình hình bấy giờ công ty có thể tiêu thụ ở nước ngoài một lượng như thế là đã thành công so với các công ty xuất khẩu thủy sản khác trong nước.

Trong các thị trường xuất khẩu lớn của công ty ngoài thị trường Nhật Bản và Mỹ thì thị trường EU là ổn định nhất, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng đều ở mỗi năm. Do đó, công ty đang đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và tăng cường nghiên cứu thị trường để xuất khẩu thủy sản sang EU ngày càng nhiều càng tốt. Từ năm 2005, thủy sản xuất khẩu của Cafatex bắt đầu xuất sang thị trường Đức, Hàn Quốc, Úc và Bồ Đào Nha, đây là những thị trường đang rất phát triển, những thị trường này sẽ đem lại cho công ty khá nhiều lợi nhuận. Đồng thời, sau một thời gian nghiên cứu thị trường Thái Lan thì công ty đã quyết định xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Thái Lan trở lại và qua bảng báo cáo xuất khẩu năm 2005 của Cafatex thấy rằng công ty đã xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này một lượng đáng kể đem lại một phần lợi nhuận cho công ty (trước đây công ty đã từng xuất khẩu sang thị trường này nhưng do cạnh tranh không lại nên đã không xuất khẩu vào thị trường này nữa).

Bảng 4.10: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀO 1 SỐ NƯỚC CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN (2004 – 2006)

(Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu của Công ty Cafatex)

Qua bảng 4.10 ta thấy các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Cafatex hiện nay là thị trường Nhật Bản và thị trường Mỹ.

Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty, năm 2004 công ty xuất sang thị trường này 2.112,03 tấn với tổng giá trị xuất khẩu là 26.269,66 ngàn USD đạt tỷ trọng là 30,75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, năm 2005 công ty xuất với số lượng là 2.188,24 tấn và thu về 25.137,91 ngàn USD, đạt tỷ trọng là 38,89%. Đến năm 2006 sản lượng xuất khẩu của công ty sang thị trường này giảm mạnh, trong năm công ty chỉ xuất được 1.712,43 tấn và giá trị thu về đạt 20.806,7 ngàn USD và đạt 40,4%. Qua đó ta có

2004 2005 2006 Khối lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Tỷ trọng ( %) Khối lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Tỷ trọng ( %) Khối lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Tỷ trọng (%) Xuất trực tiếp 6.237,82 67.317,99 78,8 7.818,28 64.626,62 99,99 8.955,03 51.532,91 100,00 Đan Mạch 44,56 151,52 0,18 143,54 440,79 0,68 111,61 273,30 0,53 Canada 36,13 130,75 0,15 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Đức 0,00 0,00 0,00 225,34 1.104,27 1,71 395,60 1.933,96 3,66 Anh 161,20 1.371,51 1,60 14,04 116,07 0,18 50,02 382,79 0,74 Bồ Đào Nha 0,00 0,00 0,00 22,00 147,24 0,23 18,00 48,79 0,09 Ba Lan 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 88,42 281,82 0,55 Bỉ 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 161,24 533,11 1,03 Hà Lan 438,67 2.237,32 2,62 1.021,67 4.781,28 7,40 3.839,97 14.274,92 27,70 Hàn Quốc 0,00 0,00 0,00 6,11 40,00 0,06 21,60 173,37 0,34 Hồng Kông 18,10 170,10 0,19 64,48 233,79 0,36 90,16 280,33 0,54 Li Băng 4,60 35,07 0,04 12,04 119,75 0,19 195,11 869,49 1,69 Mỹ 2.887,65 33.734,50 39,50 3.019,65 26.784,25 41,44 284,03 2.285,37 4,43 Nhật 2.112,03 26.269,66 30,75 2.188,24 25.137,91 38,89 1.712,43 20.806,70 40,4 Úc 0,00 0,00 0,00 23,48 58,10 0,09 128,48 812,85 1,58 Pháp 33,39 180,92 0,21 16,50 132,09 0,21 15,00 50,25 0,09 Singapore 67,13 161,36 0,19 89,74 289,48 0,45 267,46 950,13 1,84

Tây Ban Nha 33,79 120,62 0,14 135,46 443,19 0,68 487,17 1.560,72 3,03

Thái Lan 0,00 0,00 0,00 89,27 437,30 0,67 70,47 632,33 1,23 Thụy Điển 65,10 229,60 0,27 326,27 1.493,50 2,31 338,07 1.217,31 2,36 Thụy Sỹ 335,47 2.525,06 2,96 420,45 2.867,61 4,44 663,19 4.165,20 8,08 Ý 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 17,00 50,42 0,09 Xuất ủy thác 2.041,51 18.108,36 21,20 1,05 5,00 0,01 0,00 0,00 0,00 Tổng 8.279,33 85.426,35 100,00 7.819,33 64.631,62 100,00 8.955,03 51.532,91 100,00

thể thấy tình hình xuất khẩu của công ty ở thị trường này không được ổn định, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này bị chậm lại là do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, so với các thị trường khác thì thị trường Nhật Bản chiếm một vị trí quan trọng đối với công ty, thị trường nay đứng ở vị trí thứ hai sau thị trường Mỹ trong năm 2004 và 2005 nhưng đến năm 2006 đã vươn lên vị trí đứng đầu. Qua phân tích trên ta thấy rằng mặc dù Nhật Bản là thị trường rộng lớn và kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường này chiếm tỷ trọng tương đối lớn nhưng công ty vẫn chưa phải là bạn hàng lớn của thị trường này. Bởi vì, hiện nay một số thị trường khác cũng đang tìm mọi cách để xuất khẩu hàng sang Nhật như Thái Lan, Trung Quốc,…và đó cũng là những đối thủ cạnh tranh lớn mà công ty cần phải quan tâm. Từ đó, ta thấy rằng thị trường Nhật Bản là thị trường có tiềm năng lớn trong việc nhập khẩu thủy sản và mặt hàng thủy sản đông lạnh của công ty có thể nói là đã tạo dựng được uy tín ở thị truờng này.

Thị trường Mỹ: Tuy là thị trường đầy tiềm năng đối với tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thế nhưng thị trường này luôn có sóng gió và biến động. Năm 2004 công ty xuất khẩu 2.887,65 tấn sang thị trường này đạt 33.734,5 ngàn USD chiếm 39,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty (đứng đầu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Cafatex). Đến năm 2005 với sản lượng xuất khẩu là 3.019,65 tấn nhưng công ty chỉ thu về được 26.784,25 ngàn USD (giá bán trên 1Kg bị giảm), tuy vậy tính trong năm thì thị trường này vẫn chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất của công ty (chiếm 41,44%). Sang đến năm 2006 sản lượng xuất khẩu của công ty sang thị trường này giảm hẳn, chỉ xuất được 284,03 tấn và thu về 2.285,37 ngàn USD chiếm 4,43% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Nguyên nhân giá trị thu về ở thị trường này giảm do ảnh hưởng của vụ kiện, Mỹ ép giá bán của Việt Nam.

Các thị trường khác: Ta thấy trong 3 năm (2004 – 2006) tình hình xuất khẩu của công ty sang các thị trường Canada, Đức, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc... có nhiều sự thay đổi, có những thị trường công ty đã bị thất bại khi đưa sản phẩm vào, tuy nhiên cũng có những thị trường công ty đã thành công trong việc thâm nhập thị trường mới. Năm 2004 công ty xuất khẩu được 36,13 tấn vào thị trường Canada nhưng đến 2005 và 2006 thì công ty bị mất thị phần ở thị trường này. Tuy nhiên công ty cũng thấy được để phát triển mạnh hơn nữa thì công ty phải ra sức tập trung và nỗ lực để tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm chủ động về thị trường khi các thị trường chủ yếu như Nhật và Mỹ bị biến động. Do đó công ty đã quan tâm đến các

thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Bồ Đào Nha, Đức, Tây Ban Nha... Và năm 2005 công ty bắt đầu đưa sản phẩm của mình vào thị trường Hàn Quốc tuy chỉ xuất khẩu sang thị trường này 6,11 tấn và chiếm 0,06% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty nhưng cũng có thể gọi là thành công vì sang năm 2006 sản lượng xuất khẩu của công ty sang thị trường này lên tới 21,6 tấn và chiếm 0,34% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Thị trường Úc cũng vậy công ty cũng đã nghiên cứu thành công trong thị trường này, trong năm 2005 công ty chỉ xuất sang thị trường này được 23,48 tấn đạt 58,1 ngàn USD và chiếm 0,09% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty nhưng đến năm 2006 sản lượng của công ty xuất sang thị trường này lên tới 128,48 tấn và thu về 812,85 ngàn USD chiếm 1,58% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Sau thời gian thất bại ở thị trường Thái Lan công ty cũng ra sức nghiên cứu về thị trường đến năm 2005 công ty cũng đã xuất sang thị trường này trở lại với sản lượng 89,27 tấn và đạt 437,3 ngàn USD chiếm 0,67% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Sang năm 2006 công ty đã tìm thêm được thị phần ở các nước như: Ba Lan, Bỉ và Ý. Bên cạnh 6 thị trường này thì công ty cũng đã nâng cao được sản lượng xuất khẩu vào thị trường Hà Lan, Hồng Kông, Thụy Điển, Thụy Sĩ... Do đó công ty cũng phần nào bù đắp được sự mất mát ở thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w