ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦACÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX TRONG 3 NĂM (2004 – 2006)

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX (Trang 30 - 35)

TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX TRONG 3 NĂM (2004 – 2006)

Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị qua một kỳ kế toán. Nó phản ánh toàn bộ phần giá trị về sản phẩm, lao động, dịch vụ đơn vị đã thực hiện được trong kỳ và phần chi phí tương xứng tạo ra để tạo nên kết quả đó. Kết quả kinh doanh của đơn vị là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Trong thực tế thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được đánh giá cao hơn bảng cân đối tài sản nguồn vốn. Sau đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2004 - 2006).

Bảng 4.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY (2004 - 2006)

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005

2004 2005 2006 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.263.595,58 1.063.099,81 893.831,08 (200.495,77) (15,87) (169.268,73) (15,92)

Các khoản giảm trừ 2.534,89 12.303,05 9.827,10 9.768,16 385,35 (2.475,95) (20,12)

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 1.261.060,68 1.050.796,75 884.003,97 (210.263,93) (16,67) (166.792,78) (15,87) Giá vốn hàng bán 1.106.368,38 939.762,67 811.121,54 (166.605,71) (15,06) (128.641,13) (13,69)

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 154.692,30 111.034,08 72.882,43 (43.658,22) (28,22) (38.151,65) (34,36)

Doanh thu hoạt động tài chính 4.199,78 6.123,86 7.737,36 1.924,08 45,81 1.613,50 26,35

Chi phí tài chính 17.389,06 22.966,35 23.922,97 5.577,29 32,07 956,62 4,17

Chi phí bán hàng 39.672,67 72.581,08 38.359,47 32.908,41 82,95 (34.221,61) (47,15)

Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.799,42 15.156,29 13.996,57 3.356,87 28,45 (1.159,72) (7,65)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 90.030,92 6.454,21 4.340,78 (83.576,71) (92,83) (2.113,43) (32,74)

Thu nhập khác 2.527,66 3.743,13 5.865,13 1.215,47 48,09 2122,00 56,69

Chi phí khác 2.110,88 2.071,19 4.856,85 (39,69) (1,88) 2.785,66 134,50

Lợi nhuận khác 416,79 1.671,95 1.008,28 1.255,16 301,16 (663,67) (39,69)

Lợi nhuận trước thuế 90.447,71 8.126,16 5.349,06 (82.321,55) (91,02) (2.777,10) (34,17)

Thuế 0 0 37,46 0 - 37,46 -

Lợi nhuận sau thuế 90.447,71 8.126,16 5.311,60 (82.321,55) (91,02) (2.814,56) (34,64)

Từ bảng 4.1 cho ta thấy tổng doanh thu của công ty qua 3 năm biến động đều. Doanh thu giảm từ 1.263.595,58 triệu đồng năm 2004 xuống 1.063.099,81 triệu đồng năm 2005 và đến năm 2006 chỉ còn 893.831,08 triệu đồng trên tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tức là cứ mỗi năm doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm đều với tốc độ khoảng 15,9%. Như vậy trong khoảng thời gian 2005, 2006 công ty hoạt động tương đối yếu trong công tác bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

Nguyên nhân chính dẫn đến doanh thu của 2005 và 2006 giảm đáng kể là do thị trường xuất khẩu gặp nhiều biến động do ảnh hưởng của vụ kiện và tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu. Nhà máy chỉ hoạt động 50 – 60% công suất làm cho tốc độ sản xuất chậm lại, trong đó tình trạng thả nuôi tôm sớm trước vụ vẫn còn, tại một số khu vực nuôi tôm ở ĐBSCL nhiều hộ nuôi tôm đang lao đao trong việc quản lý bệnh tôm và có hiện tượng nuôi bị chết do thời tiết thay đổi. Mặt khác nguyên liệu từ khai thác cũng bị hạn chế, giá xăng dầu tăng trong khi giá thuỷ sản không tăng nên có tác động xấu đến việc khai thác hải sản. Ngoài ra nhiều hộ nuôi tôm ở ĐBSCL đã không thả nuôi tôm sú nghịch mùa bởi lo ngại tôm chết hàng loạt như những năm trước nên dẫn đến thiếu nguyên liệu làm cho sản lượng tôm sú chế biến của nhà máy bị sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó giá các nguồn nguyên liệu khác như cá tra, cá basa cũng tăng đáng kể và mặt hàng tôm thẻ chân trắng của Trung Quốc và Ấn Độ (đối thủ của tôm sú nước ta) đã xuất hiện ở Nhật.

Khi giao dịch với các khách hàng khó tính ví dụ như Mỹ, EU, Nhật... thì các khoản giảm trừ của doanh thu cần phải được quan tâm, vì nếu ta thực hiện hợp đồng sai sót như chậm ngày giao hàng, hàng không đủ tiêu chuẩn như đã kí kết, sai quy cách, … thì khách hàng sẽ trả lại hàng, phần thiệt hại là rất lớn nên công ty cần quan tâm hơn trong vấn đề này. Do đó khi kinh doanh thì bất cứ công ty nào cũng cần phải quan tâm đến các khoản này đăc biệt là đối với các công ty xuất khẩu. Nhìn vào các khoản giảm trừ của công ty thì năm 2005 tăng 385,39% so với năm 2004 đến năm 2006 lại giảm 20,12% so với năm 2005. Vậy đâu là nguyên nhân?

+ Khách hàng ngày càng khó tính hơn, họ đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các chỉ tiêu về malachite green phải đạt đúng tiêu chuẩn. Với máy móc hiện đại như các nước EU thì việc đo lường chất này một cách rất nhanh, còn việc này thì có phần khó khăn cho Việt Nam nói chung và ở công ty nói riêng hàng hóa của các công ty đều bị trả lại một số.

+ Để bán được hàng hóa nhanh chóng và nhiều thì một yếu tố không thể không áp dụng đó là chiết khấu thương mại và giảm giá bán hàng tuy nhiên đối với công ty thì giảm gíá hàng bán có phần cũng do hàng bán bị trả lại. Đây cũng là 2 nhân tố làm cho khoản giảm trừ của công ty vào năm 2005 tăng cao, cho đến năm 2006 thì công ty đã khắc phục tương đối về chất lượng sản phẩm nên tỷ lệ giảm giá hàng bán đã giảm xuống còn 20,12%.

Xem xét mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu cho thấy tốc độ giảm của hai yếu tố này tương đối bằng nhau. Cụ thể năm 2005 so với năm 2004 doanh thu giảm 15,87% và giá vốn hàng bán cũng giảm 15,06%, năm 2006 so với năm 2005 doanh thu giảm 15,92 % và giá vốn hàng bán giảm 13,69%. Điều đó cho thấy, công ty tương đối kiểm soát được giá vốn.

Vào năm 2004 và 2005 lợi nhuận sau thuế của công ty so với lợi nhuận trước thuế của công ty không thay đổi do công ty chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần nên được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, đến năm 2006 công ty phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nên lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế của công ty có phần thay đổi đi. Cụ thể là năm 2006 lợi nhuận trước thuế là 5.349,06 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế là 5.311,6 triệu đồng (công ty phải đóng triệu đồng cho thuế thu nhập doanh nghiệp là 37,46 triệu đồng).

Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng qua 3 năm, năm 2005 so với năm 2004 tăng 45,81%. Trong 2 năm 2004 và 2005 phần lớn doanh thu từ hoạt động tài chính thu được từ lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, tiền thu lãi từ tiền gửi ngân hàng và lãi trong thanh toán chậm chỉ chiếm phần nhỏ đến năm 2006 thì có phần thay đổi tiền thu lãi thừ tiền gửi ngân hàng và lãi trong thanh toán chậm tăng lên vượt bậc nhưng lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm nhẹ nên doanh thu từ hoạt động tài chính năm

Công ty vừa cổ phần hóa lại chuẩn bị xây dựng nhà máy chế biến cá nên đang trong tình trạng thiếu vốn phải đi vay ngoài nhiều do đó chi phí lãi vay tăng, năm 2005 so với năm 2004 chi phí lãi vay tăng và công ty cũng bị lỗ do chênh lệch tỷ giá hối đoái quá lớn nên chi phí tài chính tăng 32,07%, năm 2006 công ty bị lỗ ít do chênh lệch tỷ giá hối đoái và chi phí lãi vay giảm nhẹ nên chi phí tài chính năm 2006 so với năm 2005 chỉ tăng 4,17%.

Chi phí bán hàng năm 2005 tăng đáng kể so với năm 2004, tăng 82,95% do trong năm 2005 tình hình xuất khẩu gặp biến động quá lớn nên công ty phải phát sinh thêm chi phí hàng gửi bán tại một số công ty ở Mỹ (do Mỹ ép giá hàng hóa bị ứ đọng ở Mỹ), đến năm 2006 tỷ số này giảm xuống 47,15%.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2005 tăng 28,45% so với năm 2004 do trong năm 2005 hàng hóa xuất sang Mỹ gặp một số vấn đề nên công ty tốn nhiều chi phí cho điện thoại và Fax, bên cạnh đó chi phí sữa chữa tài sản và chi phí nhân viên quản lý lại tăng lên. Đến năm 2006 giảm 7,65% so với năm 2005 do chí phí điện thoại và Fax giảm và chi phí cho nhân viên quản lý cũng giảm.

Biểu đồ 4.1: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA CAFATEX TRONG GIAI ĐOẠN (2004 – 2006)

Qua bảng 4.1và biểu đồ 4.1 ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm nhìn chung đều mang lại hiệu quả nhưng hiệu quả của năm 2005 và 2006 giảm đi nhiều so với năm 2004. Điều này được thể hiện ở chỗ là lợi nhuận của công ty trong 2 năm 2005 và 2006 đã giảm đi nhiều so với năm 2004, nguyên nhân là do tổng doanh thu của công ty cũng giảm so với năm 2004, mà nguyên nhân chính là vì doanh thu hàng xuất khẩu giảm. Yếu tố làm cho doanh thu xuất khẩu giảm là do các thị trường xuất khẩu lớn của công ty như thị trường Mỹ, Nhật Bản nhập khẩu các mặt hàng thủy sản của công ty tương đối thấp hơn năm 2004. Mặt khác Mỹ lại áp dụng đóng phí bảo lãnh (bond) đối với các nhà xuất khẩu thủy sản. Đó cũng chính là mặt hạn chế của công ty trong thời điểm này.

Để thấy rõ hơn tình hình kinh doanh của công ty qua ba năm, ta phân tích từng yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận đồng thời cũng phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố này đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó cũng phải phân tích các chỉ tiêu hiệu quả và các tỷ số tài chính của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w