Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nies vào Việt Nam (Trang 52 - 53)

IV. Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước nướcngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tớ

6.Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư

- Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn, loại hình doanh nghiệp (TNCs, doanh nghiệp vừa và nhỏ). Thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại các Bộ, ngành, Tổng công ty lớn, tại các cơ quan đại diện nước ta ở một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để chủ động vận động, xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với từng dự án, từng tập đoàn, công ty, nhà đầu tư có tiềm năng. Đối với một số dự án lớn, quan trọng, cần chuẩn bị kỹ dự án, lựa chọn, mời trực tiếp một vài tập đoàn lớn trong ngành, lĩnh vực đó vào để đàm phán, tham gia đầu tư vào các dự án đó. Ngân sách Nhà nước cần dành một khoản kinh phí thoả đáng cho công tác này.

- Tập trung chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời các nhà đầu tư hiện đang có dự án hoạt động, giúp họ giải quyết tốt các vấn đề phát sinh, đó là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng để vận động có hiệu quả và có sức thuyết phục nhất đối với các nhà đầu tư mới.

Kiến nghị:

- Giao Bộ Tài chính chuẩn bị ngân sách thường xuyên cho hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Giao bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại tổ chức phối hợp nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước, các tập đoàn và công ty lớn để có chính sách thu hút đầu tư phù hợp; nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút ĐTNN của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nies vào Việt Nam (Trang 52 - 53)