1.3.1. Chất lượng tín dụng đối với nền kinh tế xã hội
Lịch sử hình thành và phát triển quan hệ tín dụng cho ta thấy vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển. Cùng với sự sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu giao dịch trong xã hội. Trong điều kiện đó, nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề ngày càng được quan tâm vì:
- Nâng cao chất lượng tín dụng để đưa hoạt động tín dụng thích nghi với điều kiện kinh tế thị trường, phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường.
- Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để Ngân hàng làm tốt chức năng trung tâm thanh toán, vì khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn tín dụng. Nó tạo điều kiện cho Ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tín dụng góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế.
- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần tăng vòng quay vốn, huy động tới mức tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ làm giảm tối thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông. Nó góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng
kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Đồng thời, thông qua các công trình đầu tư vốn phát huy tác dụng, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ cho nền kinh tế.
- Nâng cao chất lượng tín dụng tạo điều kiện áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động Ngân hàng theo xu hướng của thế giới, phương thức sản xuất áp dụng những thành tựu của những nền công nghệ cao như công nghệ sinh học, thông tin, vật liệu, năng lượng mới để nhanh chóng nâng cao chất lượng tín dụng thúc đẩy sản xuất ở trong nước và hội nhập với hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.
- Nâng cao chất lượng tín dụng để có khả năng hợp tác cạnh tranh. Khi sản xuất cùng phát triển, nhu cầu vốn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội là rất lớn mà mỗi Ngân hàng riêng lẻ không thể đáp ứng được, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các Ngân hàng trong việc tài trợ cho khách hàng (đồng tài trợ hay tín dụng hợp vốn).
Tín dụng là một trong những công cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực. Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng trong cả nước, ổn định và phát triển nền kinh tế.
Tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế xã hội. Để có chất lượng tín dụng, ngoài sự nỗ lực của bản thân các NHTM, đòi hỏi nền kinh tế phải ổn định và phải có một cơ chế, chính sách phù hợp, sự kết hợp nhịp nhàng có hiệu quả giữa các cấp, các ngành tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của tín dụng.
1.3.2. Chất lượng tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của cácngân hàng thương mại ngân hàng thương mại
Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu hút thêm được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ, tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của Ngân hàng cùng sự trung thành của khách hàng.
Chất lượng tín dụng gia tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay. Từ đó cải thiện được tình hình tài chính của Ngân hàng, tạo thế mạnh cho Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh.
Chất lượng tín dụng tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của Ngân hàng, bởi vì chất lượng tín dụng cho phép Ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư.
Chất lượng tín dụng củng cố mối quan hệ xã hội của Ngân hàng, điều đó cũng có ý nghĩa là tạo được môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động Ngân hàng.
Với những ưu thế trên, việc củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng củ NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của NHTM. Cũng chính vì vậy, chất lượng tín dụng luôn luôn phải được cải tiến.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về chi nhánh Eximbank Hà Nô ̣i2.1.1. Li ̣ch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Li ̣ch sử hình thành và phát triển
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank) và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint-Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Trải qua 17 năm hoạt động với nhiều bước thăng trầm, đến nay Eximbank đã khẳng định được vị trí của mình, trở thành NHTM CP lớn thứ 3 trong cả nước với qui mô vốn điều lệ lên tới 1.212 tỷ VNĐ, có địa bàn hoạt động rộng khắp với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 26 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, và TP.HCM với trên 1000 nhân viên.
Eximbank Hà Nội là chi nhánh đầu tiên của Eximbank tại Hà Nội, được thành lập theo giấy chấp thuận số 0002 ngày 22/09/1992 và theo giấy phép đặt văn phòng chi nhánh số 00503/GP-UB của UBND thành phố Hà Nội. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 27/11/1992 và địa điểm hiện tại là 19 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Từ số vốn ban đầu 532.000 USD và 7.485 triệu VNĐ, Eximbank Hà Nội đã tích cực huy động từ nhiều đối tượng khác nhau và phần nào đã đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình.
Bằng phương pháp mở rộng mạng lưới huy động vốn thông qua mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, áp dụng lãi suất huy động linh hoạt, hấp dẫn để thu hút khách hàn, duy trì quan hệ tốt với khách hàng truyền thống... tính đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn chi nhánh đạt 1.731.093,14 triệu đồng, tăng 15,26% so với năm 2008. Trong đó vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 1.065.916,72 triệu đồng, tăng 44,99% (tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 19,18%, tiền gửi tiết kiệm tăng 25,81%).
Bảng 1:Tình hình tăng trưởng nguồn vốn của Eximbank Hà Nội 2009
(Nguồn: phòng kinh doanh tổng hợp Eximbank Hà Nội)
Chỉ tiêu 31/12/2009 % tăng/giảm so với tháng trước
% tăng/giảm so với 31/12/2008 (triệu đồng) Giá trị(tr.đ) % Giá trị(tr.đ) % Tổng nguồn vốn 1.730.286,59 -22.227,99 -1,27% 229.024,24 15,26% Tiền gửi thanh
toán
346.329,82 52.011,05 17,67% 55.731,39 19,18% Tiền gửi tiết kiệm 719.586,90 19.067,53 2,72% 147.638,65 25,81% Tiền gửi của các
TCTD
597.090,14 -103.900,61 -14,82% -54.632,13 -8,38% Vay TCTD khác
Vốn điều chuyển 18.473,23 18.473,23 100,00% 18.473,23 100,00% Vốn khác 48.806,50 -7.879,20 13,90% 61.813,11 587,53%
Eximbank Hà Nội nguồn thu đáng kể, dù trên bình diện Ngân hàng luôn có những sự cạnh tranh khốc liệt.. Năm 2009, với định hướng tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty cổ phần, các khách hàng có uy tín, có quan hệ tốt với Ngân hàng, có tài sản đảm bảo, vay trả đúng hạn; kết quả trong tổng dư nợ 763.539,40 triệu đồng, dư nợ của các doanh nghiệp, công ty cổ phần là 667.812,90 triệu đồng, chiếm 87,46% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay cá nhân là 95.726,50 triệu đồng, chiếm 12,54% tổng dư nợ cho vay.
Hơn nữa, nhờ không ngừng đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhân lực tín dụng, cùng với sự chấp hành nghiêm chỉnh các quy tắc cho vay, Chi nhánh Eximbank Hà Nội đã phần nào thành công trong việc củng cố, năng cao chất luợng tín dụng, quản lý các khoản nợ. Con số thống kê cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh đã giảm từ 5,2% năm 2006 xuống còn 1,5% năm 2009.
2.1.2.3. Các hoạt động khác
- Kinh doanh ngoại tệ
Bằng phương pháp đa dạng hóa các chủng loại ngoại tệ nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng, doanh số và lãi từ hoạt động mua bán ngoại tệ của chi nhánh từ 201,73 triệu USD - lãi 1.565 triệu đồng năm 2003, lên 276,26 triệu USD - lãi 1.516 triệu năm 2006 và đạt 406,86 triệu USD - lãi 2.361 triệu đồng năm 2009, chiếm khoảng 10% lợi nhuận của chi nhánh.
- Thanh toán quốc tế
Cùng kinh doanh ngoại tệ, thanh toán Xuất Nhập Khẩu cũng là một thế mạnh của Eximbank cũng như chi nhánh Hà Nội. Trong những năm qua, hoạt
đưa ra nhiều gói sản phẩm mới để khách hàng lựa chọn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu thanh toán của khách hàng, xứng đáng với sự tin tưởng của khách hàng trong nước và quốc tế.
- Hoạt động thẻ
Thanh toán thẻ từ khi xuất hiện tại Việt Nam đã luôn được Eximbank chú trọng đầu tư, nhằm bắt kịp xu hướng giảm tối đa lượng tiền mặt trong dân chúng của quốc tế. Thời gian qua, đáp ứng nhu cầu thanh toán thẻ ngày càng tăng, Eximbank đã phát hành nhiều loại thẻ, bao gồm cả thẻ quốc tế (Visacard, Mastercard, Visadebit) và thẻ nội địa. Trong năm 2008, doanh số phát hành thẻ Eximbank Mastercard và Visacard của chi nhánh Eximbank Hà Nội đạt 19,52 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2007. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế năm 2008 đạt 1,21 triệu USD, đến năm 2009 tăng 15%, đạt 1,39 triệu USD. Hệ thống thanh toán thẻ ATM từ khi đưa vào hoạt động đến nay đã tương đối phát triển. Doanh số giao dịch qua máy ATM năm 2009 đạt được khoảng 104 tỷ đồng và chi nhánh vẫn đang xây dựng kế hoạch để khai thác dịch vụ đầy tiềm năng này trong tương lai.
2.1.3. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của chi nhánh
2.1.3.1. Điểm mạnh
- Được thành lập sớm nhất trong số các NHTMCP Việt Nam, Eximbank đã trỏ thành một trong những NHCP lớn nhất và đã tạo được hình ảnh và vị thế nhất định trong tâm trí khách hàng. Trong các dịch vụ mà NH cung cấp thì kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu là thế mạnh của Eximbank cũng như chi nhánh Hà Nội. Eximbank cùng với NH Ngoại Thương đã trở thành những địa chỉ quen thuộc và tin cậy đối với
- Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của NH đều là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là trong các nghiệp vụ chủ chốt của Eximbank. Sự thành công của Eximbank sau thời gian chấn chỉnh và củng cố vừa qua đã khẳng định năng lực điều hành của cán bộ lãnh đạo chi nhánh và đó sẽ là những kinh nghiệm quý báu giúp chi nhánh phát triển vững chắc trong thời gian tới.
Năm 2005 là một mốc quan trọng của Eximbank khi chính thức hoàn thành giai đoạn chấn chỉnh củng cố, bắt đầu chia cổ tức cho cổ đông, lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư. Thành công của NH trong giai đoạn này chủ yếu là từ hoạt động tín dụng khi NH tập trung đẩy mạnh công tác tín dụng đối với các DN vừa và nhỏ, tăng cường công tác tiếp thị khách hàng, chủ động giảm dư nợ tín dụng đối với khu vực kinh tế nhà nước và các đối tượng cho vay tín chấp cũng như một số DN hoạt động trong các lĩnh vực có rủi ro cao. Nhờ đó, tỷ lệ nợ quá hạn của NH đã giảm đi đáng kể, NH đã thu hồi được nhiều món nợ đọng từ các năm trước để lại.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên chi nhánh trẻ trung, trình độ chuyên môn cao và có nhiệt huyết là nhân tố vô cùng quan trọng đóng góp vào thành công chung của chi nhánh. Đây là nguồn tài sản vô cùng quý báu của NH, là nhân tố trực tiếp quyết định thành công của chi nhánh trong tương lai.
- Eximbank là NHTMCP đầu tiên được chọn tham gia vào dự án "Hệ thống thanh toán và hiện đại hóa ngân hàng Việt Nam", Eximbank có nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ hiện đại như quản lý rủi ro, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự và công nghệ tin học... Điều này tạo điều kiện để NH đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
trưởng vững chắc nhưng Eximbank Hà Nội cũng gặp khó khăn về vốn. Qui mô vốn điều lệ còn khá nhỏ so với các NHTM quốc doanh đã hạn chế NH cũng như chi nhánh Hà Nội trong các hoạt động cho vay, bảo lãnh, đầu tư... Vì vậy, trong thời gian tới NH cần có các biện pháp nhằm gia tăng qui mô vốn nhằm tạo điều kiện để giữ vững và mở rộng thị phần của NH cũng như chi nhánh.
- Mạng lưới các chi nhánh trực thuộc, phòng giao dịch của chi nhánh còn tương đối mỏng so với các NH khác trên cùng địa bàn. Tại khu vực miền Bắc,Eximbank mới chỉ có 1 chi nhánh cấp 1 là Eximbank Hà Nội và 3 chi nhánh cấp 2 cùng tập trung trên địa bàn Hà Nội. Trong khi đó, nhu cầu giao dịch của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với NH là rất lớn, đặc biệt là các tỉnh thành như Hải Phòng, Quảng Ninh... Đây chính là một trong những trở ngại lớn của chi nhánh cũng như cả NH trong việc tiếp cận khách hàng. Do vậy, trong thời gian tới, NH cần có những biện pháp để mở rộng phạm vi hoạt động, phục vụ tốt hơn nữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đồng thời gia tăng nguồn thu cho NH, phát huy đúng vai trò, chức năng của một NH Xuất nhập khẩu.
doanh tiền tệ. Trong các hoạt động thì công tác tín dụng là một mảng chủ yếu của Ngân hàng, thực tế tại Eximbank kinh doanh tín dụng chiếm tới 70% lợi nhuận của Ngân hàng mỗi năm.Với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, thủ tục nhanh, thẩm định đúng quy định, đáp ứng vốn kịp thời khi dự án có hiệu quả, Chi nhánh đã nghiêm túc đảm bảo đúng hạn mức tín dụng của Eximbank Việt Nam giao cho, chấp hành nghiêm túc cơ chế tín dụng hiện hành trong đó coi chất lượng tín dụng là yêu cầu hàng đầu.
Bảng 2: Tổng quát tình hình ta ̣i Eximbank Hà Nô ̣i
(Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Eximbank Hà Nội và người viết tự tổng hợp)
Bảng 3: Tình hình cho vay- Dư nợ ta ̣i Eximbank Hà Nô ̣i
Đơn vị : Triệu đồng.
CHỈ TIÊU
31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Cá nhân Doanh
nghiê ̣p
Cá nhân Doanh nghiê ̣p
Cá nhân Doanh nghiê ̣p I. Doanh số cho
vay 2.031.000 2.450.000 2.140.000 1. Ngắn ha ̣n
583.120 992.880 648.200 1.203.800 506.750 1.076.850 2. Trung-dài ha ̣n
120.120 334.880 173.420 424.580 220.870 380.530 II. Doanh số thu nợ
658.160 1.136.190 652.255 1.345.245 616.495 1.200.725 III. Dư nơ ̣ cho vay
663.503 710.884 763.538 -Ngoa ̣i tê ̣
279.266 296.313 337.484 -VND
384.237 414.571 426.054 IV. Lãi thu từ hoa ̣t
đô ̣ng tín du ̣ng 1.345 1.386 1.293
V. Nơ ̣ quá ha ̣n
(Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Eximbank Hà Nội)
Theo bảng báo cáo tín dụng của Chi nhánh Eximbank Hà Nội ta nhận thấy. Năm 2009, doanh số cho vay đạt 2.140.000 triệu đồng giảm đi 290.000 triệu so với năm 2008 và tăng 129.000 triệu đồng so với năm 2007. Sự sụt