0
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Các dự án bị giải thể nguyên nhân

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DỆT- MAY (Trang 38 -39 )

I. Khái quát về tình hình FDI vào lĩnh vực Dệt may Việt Nam

1.7. Các dự án bị giải thể nguyên nhân

Tính đến 11/04/2001 có 18 dự án bị giải thể trước thời hạn (chiếm 18% tổng số dự án đăng ký) vốn đầu tư là 159,41 triệu USD (chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Khả năng tài chính của bên nước ngoài bị hạn chế (liên doanh dâu tằm Habalin, Công ty lụa sông Châu. Liên doanh dâu tằm tơ Hồng Hà, Công ty Sợi Polysindo...) làm cho các dự án không triển khai được.

Khủng hoảng trong ngành Dệt , nên một số dự án mới được cấp giấy phép, chưa đi vào hoạt động chủ đầu tư đã quyết định không đầu tư (như liên doanh Dệt len pha sợi tơ tằm, Công ty Vina Paontex, liên doanh sản xuất hãn...).

- Một số dự án triển khai không hiệu quả (Hợp doanh dệt bít tất; liên doanh sản xuất vải thun).

Nhận xét:

Qua phân tích tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Dệt có thể đưa ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nên các dự án FDI vào lĩnh vực Dệt giảm mạnh trong 2 năm 1998-1999.

Thứ hai, các dự án FDI vào lĩnh vực Dệt chủ yếu dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Một mặt các dự án FDI ngành Dệt có quy mô lớn cho nên các doanh nghiệp Việt Nam không đủ điều kiện tham gia. Mặt khác các nhà đầu tư nước ngoài muốn tự mình chủ động trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư. Hơn nữa đã có nhiều dự án chuyển đổi sang hình thức 100% vốn nước ngoài do sự hoạt động kém hiệu quả và mâu thuẫn giữa các bên đối tác.

Thứ ba, chủ yếu các nước châu Á đầu tư vào lĩnh vực Dệt phù hợp với xu thế dịch chuyển chung của ngành Dệt - may trong khu vực.

Thứ tư, các dự án FDI chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nơi tập trung các khu công nghiệp lớn, năng động (như Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố HCM...).

Các dự án FDI ngành Dệt hoạt động triển khai thực hiện chậm (chiếm 40%). Tuy nhiên tỉ lệ dự án giải thể (18%) có thấp hơn so với trung bình chung của cả nước (19,5%).

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DỆT- MAY (Trang 38 -39 )

×