2.2.1Cơ hội
WTO là ngôi nhà chung lớn thứ 2 sau Liên hợp quốc. WTO được xem như một liên hợp quốc trong lĩnh vực thương mại với cơ chế giải quyết các tranh chấp dựa trên nguyên tắc mọi quốc gia thành viên đều có một phiếu bầu như nhau. Việt Nam đã gia nhập WTO chính vì thế mà mọi doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng những cơ hội như nhau.
Công ty có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Nếu có đủ năng lực cạnh tranh cũng như tiềm lực hàng hoá của công ty Hanvico hoàn toàn có thể thâm nhập thị trường khổng lồ này mà không gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm những qui chế và cam kết đã ký.
Công ty cũng được đối xử tối huệ quốc vô điều kiện. Thuế nhập khẩu vào các nước thành viên sẽ giảm đáng kể, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty lên về mặt giá thành sản phẩm. Hơn thế, Việt Nam còn được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập vì là nước đang phát triển.
Nguồn vật lực cũng như nguồn nhân lực cũng được mở rộng hơn đối với công ty.
Có một môi trường kinh doanh nước ngoài thuận lợi do việc giải quyết những tranh chấp trong kinh doanh quốc tế dựa vào luật WTO.
Đặc biệt là đầu tư nước ngoài tăng. Công ty có những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nhằm góp vốn vào công ty, giúp công ty có thể đổi mới công nghệ.
Việt Nam là một thị trường tiềm năng về các sản phẩm về chăn ga gối đệm như đã nói bởi khí hậu khắc nghiệt của nước ta.
2.2.2.Thách thức
Cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn, các công ty nước ngoài ồ ạt vào nước ta: liên doanh, góp vốn cổ phần… cạnh tranh diễn ra với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Sự cạnh tranh này diễn ra giữa các sản phẩm trong nước mà còn giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới và ngay trê nthị trường nươc ta do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17.4% hiện nay xuống mức trung bình 13.4% trong vòng 3 năm tới, mặt hàng chăn ga gối đệm cũng không phải ngoại lệ.
Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm mà doanh nghiệp với doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thực sự có những sản phẩm cạnh tranh thì mới đứng vững được.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho thị trường bị phân đoạn nhỏ hơn.
Nhiều ưu đãi, bảo hộ của thị trường bị bãi bỏ.
Thị trường có những biến đổi nhanh chóng, đòi hỏi sự nhạy bén thích nghi với thị trường. Thói quen tiêu dùng thay đổi nhanh hơn do có nhiều sản phẩm để cho người tiêu dùng lựa chọn.