III. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
2. Mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong năm 2009
Toàn ngành Ngân hàng tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật về ngân hàng phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, cụ thể là tập trung xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng; tập trung nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện các qui định về ngoại hối,về đảm bảo an toàn, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng…
Chính sách tiền tệ bám sát mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ và bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng trước những biến động của tình hình tài chính quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó,
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, kết hợp hài hoà, linh hoạt giữa điều hành tỷ giá và lãi suất; tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành để đảm bảo nhất quán giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; nâng cao hiệu quả công tác thống kê, dự báo, phản ứng kịp thời trước những diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế; đảm bảo tính thanh khoản của các tổ chức tín dụng.
Phát triển vững chắc và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn đó cho đầu tư phát triển sản suất. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, xuất khẩu, phát triển nông nghiệp, nông thôn, mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong nước.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng và các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, đi đôi với việc củng cố bộ máy tổ chức, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra ngân hàng.
Phát triển mạnh công nghệ ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội về các hoạt động dịch vụ ngân hàng.
Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng vai trò, vị thế của Việt Nam trong cộng đồng tài chính, tiền tệ quốc tế.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động ngân hàng, nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng, đồng thời, tạo thêm kênh giám sát của xã hội đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia. Khủng hoảng nổ ra dữ dội trong năm qua, hệ thống ngân hàng của nhiều quốc gia lâm vào đõ vỡ. Khủng hoảng đang lan nhanh đến Châu Âu và Châu Á và toàn thế giới. Chắc chắn khủng hoảng tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam (cũng như nhiều nước khác) trên cả góc độ trực tiếp và gián tiếp, tuy mức độ chưa thể xác định. Song, khi mọi việc còn đang nằm trong tầm kiểm soát thì chính các biện pháp cũng như chính sách điều hành của nhà nước lúc này là đặc biệt quan trọng. Vì thế, khi Việt Nam là một quốc gia mới hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chịu tác động chưa sâu, chúng ta còn có thể điều chỉnh và khống chế được tác động từ bên ngoài thì không có lý do gì mà chúng ta không tự bảo vệ mình trước khi quá muộn. Đó là các biện pháp, các chính sách tiền tệ, các công cụ tài chính dược sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế lúc này được đặt lên hàng đầu.
Ngành ngân hàng Việt Nam đang cần bàn tay của Chính Phủ. Bằng pháp luật, nhà nước tác động đến thị trường nhằm làm giảm những khiếm khuyết của thị trường, đưa thị trường phát triển theo một trật tự, ổn định theo sự điều tiết của nhà nước. Phát triển thị trường theo hướng đầu tư đa cực, từ nhiều nguồn sẽ khiến hệ thống ngân hàng VN có tính cạnh tranh cao hơn, đưa đến một tương lai chuyên nghiệp và minh bạch hơn. Bình ổn thị trường một cách độc lập.
Hoàn thiện hệ thống chính sách để phát triển hệ thống ngân hàng là một quá trình phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cần có sự thống nhất và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng. Đây là điều khó khăn, tuy nhiên chúng ta sẽ tìm ra một giải pháp khả thi nhất có thể bao quát toàn bộ sự vận động và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, một thị trường đầy tiềm năng sẽ góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO -http://www.sanotc.com.vn/ -http://www.tin247.com/ -http://vneconomy.vn/ -http://tintuc.timnhanh.com/ -http://www.dnhn.vn/ -http://www.bcc-vn.com/ -http://www.mofa.gov.vn/ -http://www.economics.vnu.edu.vn/ -http://tuoitre.com.vn/ -http://dantri.com/
-Báo cáo tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng thế giới 4-5/12/2008 -Kinh tế Việt Nam 2009-NGUYỄN TIẾN DŨNG 26/12/2008
-Thị trường tài chính Việt Nam-T.S VÕ TRÍ THÀNH -Kinh tế Việt Nam 2008-VIETREES
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
NỘI DUNG...2
PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SUY THOÁI KINH TẾ VÀ THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM...2
I.SUY THOÁI KINH TẾ...2
1. Khái niệm và nguyên nhân suy thoái...2
2. Diễn biến của suy thoái...4
3. Hậu quả đối với nền kinh tế thế giới...9
4. Tác động của suy thoái đến VIỆTNAM...14
5. Các biện pháp khắc phục hậu quả của suy thoái...16
II.THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM...22
1. Mức tăng trưởng GDP...23
2. Tiêu dùng toàn xã hội...24
3. Chi tiêu chính phủ...24
4. Đầu tư toàn xã hội...25
5. Xuất khẩu...26
6. Nhập khẩu...28
7. Thị trường khoán và bất động sản co hẹp...29
8. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp...30
9. Chỉ số giá tiêu dùng- giá vàng- giá USD...30
10.Vấn đề điều hành kinh tế chưa đồng bộ kịp thời...31
PHẦN II : THƯC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI LÊN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM...34
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...34
1. Thực trạng...34
2. Những điều kiện thuận lợi và thách thức của Ngân hàng thương mại trước tình hình hội nhập kinh tế quốc Tế...40
II.CÁC TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI LÊN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG...42
1. Các tác động tích cực...42
2. Các tác động tiêu cực...43
PHẦN III : PHƯƠNG HƯỚNG VA GIẢI PHÁP CHO CÁC TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI LÊN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...45
I.GIẢI PHÁP...45
1. Đối với 6 tháng đầu năm...45
2. Đối với 6 tháng cuối năm...46
II. KẾT QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH...46
III. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NĂM 2009...48
1. Những thách thức...48
2. Mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong năm 2009...50
KẾT LUẬN...52