Sự gia tăng mạnh của giá dầu, giá lương thực, sự giảm giá của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, cùng với những bất ổn chính trị đã gây áp lực lạm phát mang tính toàn cầu và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia gặp khó khăn trước áp lực lạm phát
Ngân hàng Nhà nước đã xác định 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng năm 2008:
•Hoàn thiện hệ thống thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hang
•Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
•Đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, đồng thời kiểm soát chặt chẽ qui mô và chất lượng tín dụng
•Cơ cấu lại tổ chức, bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hang
•Đẩy nhanh chương trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong nước
•Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, hệ thống thanh toán, hệ thống thông tin ngân hang
•Tuân thủ lộ trình mở cửa hoạt động ngân hàng đã cam kết khi gia nhập WTO •Thực hiện tốt công tác in đúc, lưu thông tiền mặt phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế; củng cố, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, điều hành, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
•Tập trung thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các mặt hoạt động ngân hàng.
NHNN đã có những phản ứng chính sách kịp thời, sử dụng đồng bộ và quyết liệt về điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của thị trường ngoại hối và của các tổ chức tín dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng quá nóng có thể gây mất an toàn hệ thống của các tổ chức tín dụng.