III. Đánh giá về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân Hàng
1. Định hướng phát triển của chi nhánh:
Định hướng phát triển của chi nhánh trong giai đọan 2007 - 2010 là: " Hoạt động an toàn, quản lý rủi ro trong giới hạn hợp lý, phát triển mạnh mẽ bền vững, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng với đa lĩnh vực - đa sản phẩm - tiện ích có chất lượng và ngày càng được đổi mới và hoàn thiện ". Điều này được thể hiện cụ thể trong định hướng sau:
+ Mô hình chi nhánh: phấn đấu trở thành chi nhánh ngân hàng bán lẻ tốt nhất, có uy tín nhất, phục vụ đồng thời cả doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh
+ Xây dựng thương hiệu: tạo lập và thể hiện được hình ảnh - vị thế của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm trong kinh doanh theo mô hình ngân hàng hiện đại.
+ Công nghệ: công nghệ là một trong những điều kiện để đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tiện ích cho khách hàng, do đó công nghệ của chi nhánh cần được hiện đại hóa. Một trong những hướng đi để chi nhánh đổi mới công nghệ là đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào các nghiệp vụ ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thôn tin vào các nghiệp vụ ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã và đang thực hiện đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mới như: dịch vụ ATM, Phone Banking, Mobile banking....
+Nhân lực: là chìa khóa của sự thành công, tạo nguồn lực có trình độ - kiến thức - kỹ năng được khuyến khích bới hệ thống động lực vật chất - tinh thần và điều kiện phù hợp
+ Mục tiêu kinh doanh: chi nhánh luôn hướng tới phục vụ tốt nhất các khách hàng, hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn phát triển bền vững, chấp hành luật pháp, minh bạch để cùng đạt được hiệu quả.
Cụ thể:
* Về công tác huy động vốn:
+ tập trung đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, nâng cao tỷ trọng huy động vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư toàn bộ nền kinh tế.
+Mở rộng danh mục khách hàng, phát triển các kế hoạch có tiềm năng lớn về tiền gửi thông qua các chính sách ưu đãi về lãi suất, về thời hạn...
+ Đa dạng hóa sản phẩm huy động, đáp ứng tối đa nhu cầu tiền gửi của khách hàng.
+ Về lãi suất huy động: ngân hàng cần nên theo dõi thường xuyên những biến động của thị trường từ đó nắm bắt và dự báo được xu hướng biến động của lãi suất để có kế hoạch điều chỉnh lãi suất huy động vốn cho phù hợp, đảm bảo giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động.
* Về công tác tín dụng:
+ Kiểm soát tăng trưởng, lạm phát, kiểm soát rủi ro tín dụng, tăng trưởng theo phương châm an toàn và hiệu quả, giảm tỷ trọng cho vay dài hạn, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, đẩy mạnh cho vay ngoài quốc doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, nâng tỷ trọng cho vay đảm bảo bằng tìa sản.
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng, tăng chênh lệch đầu vòa và đầu ra trong hoạt động tín dụng tối thiểu đạt 3%.
+ Đa dạng hóa loại hình sản phẩm tín dụng với phát triển dịch vụ, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm tín dụng theo các đòi hỏi của cơ chế thị trưòng và lộ trình hội nhập quốc tế.
+ Tăng cường hiệu lực quản lý và kỷ cương điều hành trong hoạt động tín dụng. Thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, đúng quy chế ủy quyền, cơ cấu tín dụng đề ra. Tăng cường trách nhiệm cá nhân trong tất cả các khâu marketing, đề xuất, thẩm định, kiểm tra, giám sát và phán quyết, quyết định cho vay.
+ Tăng cường cán bộ có trình độ chuyên môn đủ đảm bảo cho hoạt động tín dụng và thực hiện tập huấn bồi dưỡng và khuyến khích tự đào tạo để đáp ứng yêu cầu về tín dụng phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.
+ Tăng cường phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng để có định hướng quan hệ tín dụng, chính sách lãi suất phù hợp với từng nhóm khách hàng, kết hợp với chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ theo hướng đáp ứng tối đa nhu cầu hợp lý khách hàng.
+ Tư vấn cho khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ ngay từ khi thành lập cho đến khi doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hồ sơ pháp lý, tài chính, hồ sơ khoản vay, bảo đảm tiền vay khi doanh nghiệp có nhu cầu cấp tín dụng thì việc thực hiện nhu cầu cho khách hàng với thời gian ngắn nhất.
+ Thực hiện nghiêm túc quản lý nợ quá hạn, tuân thủ việc định kỳ hạn nợ, gia hạn và giãn nợ theo đúng quy định. Phối hợp giữa các phòng ban liên quan để khắc phục tình trạng chuyển nợ quá hạn chưa đúng thực chất. Trên cơ sở đó xác định tính chính xác nọ quá hạn để có cơ sở trích dự phòng trừ rủi ro đúng quy định, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.