2.2.2.1. Quản trị nghiệp vụ tín dụng
Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán – thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo ba bước:
- Thẩm định trước khi cho vay.
- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay.
- Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay. Quy trình cho vay được khái quát như sau :
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn.
Cán bộ tín dụng kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn của khách hàng. Bước 2: Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn.
Cán bộ tín dụng tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp.
Cán bộ tín dụng kiểm tra phân tích đánh giá khả năng tài chính qua các khâu như kiểm tra chính xác báo cáo tài chính, phân tích đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp xin vay vốn.
Trình lãnh đạo
Bước 3: Căn cứ vào thông tin từ quy trình thẩm định cũng như các thông tin khác lãnh đạo sẽ ra quyết định cho vay hay không cho vay. Kết thúc giai đoạn này được đánh dấu bởi các văn bản thể hiện kết quả ra quyết định.
Nếu từ chối ngân hàng phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do từ chối, và người ra quyết định phải ghi rõ ý kiến từ chối.
Nếu chấp thuận ngân hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng cũng như hợp đồng liên quan đến đảm bảo tín dụng.
Bước 4: Giải ngân.
Là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng.
Bước 5: Kiểm tra, giám sát khoản vay.
Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.
Bước 6: Thu nợ và gốc, xử lý những phát sinh.
- Thu nợ và lãi : Có hai phương pháp thu nợ gốc và lãi như sau: + Người vay trả nợ trực tiếp tại nơi giao dịch.
+ Thành lập tổ thu nợ lưu động ( có từ 3 cán bộ tở lên ).
Khách hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và đầy đủ như đã cam kết tong hợp đồng tín dụng.
Trước ngày đáo hạn ( thường là từ 3 đến 5 ngày ) Ngân hàng thông báo cho khách hàng biết số tiền phải thanh toán và ngày thanh toán.
- Xử lý những phát sinh đối với khoản vay và tài sản đảm bảo tiền vay: gồm trả nợ trước hạn, thu nợ trước hạn, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, khoanh nợ.
Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng.
- Tất toán khoản vay: Khi khách hàng trả hết nợ, cán bộ tín dụng tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán trên tài khoản vay.
- Thanh lý hợp đồng tín dụng : Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết. Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không
cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, cán bộ tín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát và trưởng phòng tín dụng trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý.
Quy trình nghiệp vụ tín dụng của chi nhánh hết sức đầy đủ và chặt chẽ bao gồm các khâu từ gặp gỡ khách hàng, hướng dẫn khách hàng, phân tích thẩm định khách hàng vay vốn, thực hiện giải ngân đến các khâu kiểm tra sau vay và tất toán hợp đồng tín dụng. Các bước đều phân công rõ ràng trách nhiệm. Quy trình tín dụng rõ ràng và hợp lý là cơ sở cho các khoản vay đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
2.2.2.2. Quy trình thẩm định khách hàng
Khâu quan trọng nhất trong quá trình xét duyệt cho vay của NHNN &PTNT Nam Hà Nội là khâu thẩm định khách hàng. Công tác thẩm định giúp nhận biết những rủi ro có thể xảy ra khi cho vay. Quy trình thẩm định khách hàng bao gồm những bước như sau:
* Kiểm tra hồ sơ vay vốn
` Một bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng được coi là đầy đủ hợp lệ khi bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị vay vốn: nêu rõ mục đích vay, nhu cầu vốn vay, thời hạn vay, biện pháp bảo đảm tiền vay.
+ Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống + Các chứng từ có liên quan(xuất trình khi vay vốn)
+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định.
` Hồ sơ pháp lý bao gồm các tài liệu như: quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp, giấy chúng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm chủ tịch HĐQT, TGĐ, giấy phép hành nghề…
` Hồ sơ do ngân hàng lập bao gồm báo cáo thẩm định, tái thẩm định, biên bản họp HĐTD,các loại thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ quá hạn, sổ theo dõi cho vay – thu nợ.
` Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập gồm: hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, biên bản sau khi cho vay, biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng…
` Hồ sơ tài chính gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính…
` Hồ sơ về khoản vay trình bày về phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư…
Ngoài sự đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn, các cán bộ tín dụng cần xem xét tính chân thực của các số liệu mà khách hàng cung cấp. Đồng thời xem xét sự hợp pháp của các tài liệu kể trên.
* Phân tích tình hình tài chính của khách hàng
Việc phân tích khách hàng dựa vào các tài liệu như các báo cáo tài chính, các thông tin tài chính và phi tài chính, các công ty hoạt động cùng ngành nghề với khách hàng…Tình hình tài chính của khách hàng được xem xét cụ thể qua các yếu tố sau đây:
- Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Đây là yếu tố mang tính then chốt trong việc phân tích tình hình tài chính của một khách hàng. NHNN& PTNT Nam Hà Nội sử dụng 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản sau:
<1> Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
=>Hệ số phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn.
+ Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động – hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
=>Hệ số càng cao thì khả năng trả nợ của khách hàng càng lớn
+ Hệ số thanh toán tức thời = Tổng số vốn bằng tiền và các TS tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn
=>Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán nợ của khách hàng bằng tiền mặt. <2> Nhóm chỉ tiêu hoạt động
+ Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân + Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu/ Các khoản phải thu bình quân + Hệ số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản
<3> Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ
+ Hệ số nợ = (Tổng tài sản - Vốn chủ sở hữu)/ Tổng tài sản =>Hệ số này nhỏ hơn 0,5 là tốt nhất.
+ Hệ số khả năng trả lãi - Lợi tức trước thuế và lãi/ Chi phí trả lãi
=>Hệ số đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ nợ <4> Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời
+ Hệ số mức sinh lời trên doanh thu = Tổng lợi tức sau thuế/ Doanh thu thuần
+ Hệ số thu nhập trên tổng tài sản = tổng lợi tức sau thuế/ tổng tài sản + Hệ số thu nhập trên vốn thuần = tổng lợi tức sau thuế/ Vốn chủ sở hữu
- Các khoản mục tài sản
+ Ngân quỹ bao gồm: tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, các khoản phải thu. Trong đó ngân hàng phải chú ý tới các khoản phải thu để loại trừ những khoản bán chịu không thu được, hoặc khó thu.
+ Các chứng khoán có giá là các tài sản tài chính của doanh nghiệp. Nó làm tăng nguồn thu cho doanh nghiệp và có thể đem bán khi cần thiết.
+ Hàng tồn kho: ngân hàng luôn quan tâm tới số lượng, chất lượng, bảo hiểm rủi ro với các hàng hoá trong kho do có rất nhiều khoản vay ngắn hạn với mục đích tăng dự trữ hàng hoá.
+ Tài sản cố định : ngân hàng xem xét đối với các khách hàng vay trung - dài hạn.
- Các tài sản đảm bảo
+ Tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi thế chấp và không có tranh chấp.
+ Tài sản thế chấp phải có giá trị , có đủ căn cứ xác định giá trị tài sản đó theo quy định của Chính phủ, của NHNN.
+ Tài sản thế chấp, cầm cố phải có khả năng chuyển nhượng trên thị trường.
- Thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn của khách hàng
` Đối với phương án vay vốn ngắn hạn Các cán bộ tín dụng phải đảm bảo
+ Tính hợp pháp về mục đích sử dụng vốn, tính hợp lệ, hiệu lực khả năng thực hiện hợp đồng vay vốn của khách hàng và đối tác của họ.
+ Xác định nhu cầu vốn, nhu cầu xin vay của khách hàng và khả năng trả nợ đến hạn của họ.
` Đối với phương án vay vốn dài hạn
Các cán bộ tín dụng cần thu thập thông tin về dự án, cán bộ thẩm định tiếp tục phân tích các yếu tố sau:
+ Phân tích tài chính dự án: mức cho vay, thời hạn và khả năng trả nọ. + Phân tích tính khả thi dự án: thị trường tiêu thụ hàng hoá, thị trường các yếu tố đầu vào…từ đó phân tích hiệu quả dự án.
+ Phân tích khả năng trả nợ của dự án. Từ đấy ngân hàng biết dự án có đảm bảo được trả đúng hạn, đủ gốc và lãi hay không…
Sau khi tiến hành khâu thẩm định khách hàng - một khâu có vai trò quan trọng nhất, ngân hàng sẽ xử dụng tới mô hình chấm điểm rủi ro nhằm đo lường mức độ rủi ro của khoản vay.
2.2.2.3. Quy trình chấm điểm tín dụng
Tuỳ theo đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, hộ gia đình, hay chủ trang trại mà cán bộ tín dụng sử dụng bảng xếp hạng tín dụng phù hợp để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản tín dụng.
Kết quả chấm điểm được ghi trên biểu mẫu “ Phiếu xếp hạng tín dụng ”. Các chỉ tiêu phân loại ( Đối với khách hàng là doanh nghiệp ), căn cứ tình hình tài chính và kết quả SXKD, gồm có:
` Chỉ tiêu 1: Lợi nhuận
+ Lợi nhuận dương, bằng hoặc cao hơn năm trước A + Lợi nhuận dương, thấp hơn năm trước B
+ Lợi nhuận âm: C
` Chỉ tiêu 2 : Tỷ suất tài trợ
Nguồn vốn chủ sở hữu * 100 Tỷ suất tài trợ = --- Tổng nguồn vốn
+ Tỷ suất tài trợ từ 8% trở lên: A
+ Tỷ suất tài trợ từ 3% -8%: B
+ Tỷ suất tài trợ nhỏ hơn 3 %: C
` Chỉ tiêu 3 : Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng Tổng giá trị TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
thanh toán nợ = --- ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn
+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ 1 trở lên: A + Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ 0,5 tới 1: B
+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngăn hạn nhỏ hơn 0,5: C ` Chỉ tiêu 4 : Tỷ lệ nợ xấu tại NHNNo
+ Có nợ thuộc nhóm 1,2: A
+ Có nợ thuộc nhóm 3,4: B
+ Có nợ thuộc nhóm 5: C
` Chỉ tiêu 5 : Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành
+ Doanh nghiệp không có vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành:A + Doanh nghiệp có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành nhưng chưa tới mức xử phạt hành chính:B
+ Doanh nghiệp bị xử phạt hành chính bị truy cứu trách nhiệm hình sự: C Căn cứ kết quả phân loại cho từng chỉ tiêu trên, để phân loại cho từng khách hàng như sau:
Khách hàng loại A: Tất cả chỉ tiêu đạt A
Khách hàng loại B: Không thuộc phân loại A và C. Khách hàng loại C: Có chỉ tiêu C.
Đây là phương pháp lượng hoá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quy trình đánh giá bằng thang điểm thống nhất dựa vào các thông tin tài chínhvà phi tài chính của khách hàng tại thời điểm phân loại. Việc chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng được thực hiện nhằm hỗ trợ ngân hàng cho vay trong việc :
` Phân loại để chon lọc và phát triển ngân hàng.
` Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, phí dịch vụ, biện pháp bảo đảm tiền vay.
` Giám sát và đánh giá khách hàng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ, giúp ngân hàng lường trước được chất lượng khoản vay để có biện pháp xử lý kịp thời. Nâng cao năng lực quản lý của ngân hàng trong việc cho vay, thu nợ và xử lý rủi ro.
Tuy nhiên đây chưa phải là công đoạn cuối cùng. Kết luận cuối cùng các cán bộ tín dụng dựa trên việc kiểm tra sau vay và xử lý nợ vay sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.
2.2.2.4. Kiểm tra sau vay và xử lý nợ vay * Kiểm tra sau vay
` Kiểm tra sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng.
` Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án; ` Kiểm tra hiện trạng tài sản đảm bảo tiền vay.
` Đối với các khoản vay theo hạn mức: kiểm tra theo từng lần đề nghị của khách hàng, khoảng 6 tháng/lần.
` Đối với các khoản vay theo món trung – dài hạn thì kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần.
* Xử lý nợ vay
` Tạm ngừng cho vay : nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật.
` Chấm dứt cho vay: nếu khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng đã cam kết nhưng không khắc phục, sửa chữa.
` Khởi kiện trước pháp luật: khách hàng có hành vi lừa đảo…
Khi đã đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả đúng hạn, không có đơn xin gia hạn nợ, ngân hàng chủ động chuyển toàn bộ số dư nợ của khoản vay sang nợ quá hạn, đồng thời đôn đốc khách hàng để thu hồi nợ.