Hạn chế tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng và hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNN & PTNT Nam Hà Nội (Trang 78 - 79)

` Theo Điều 6 khoản 4 quy định 493/2005/QĐ – NHNN co ghi, tất cả các khoản nợ qua hạn đều phải trích lập dự phòng rủi ro, tỷ lệ trích dự phòng cụ thể là:

+ Nợ nhóm 2 ( Nợ cần chú ý ): 5%

+ Nợ nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn ) : 20% + Nợ nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ ) : 50%

+ Nợ nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn ) : 100%

Quỹ dự phòng giúp ngân hàng đảm bảo an toàn cho mọi khoản nợ quá hạn. Nó giúp bù đắp những tổn thất trong hoạt động tín dụng, duy trì vốn tự có của ngân hàng, đồng thời tránh được những biến động ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng.

` Trong trường hợp do nguyên nhân khách quan dẫn đến phát sinh các khoản nợ quá hạn của khách hàng, ngân hàng sẽ gia hạn nợ, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ.

` Nếu trong một khoảng thời gian mà khách hàng chưa có khả năng thanh toán thì ngân hàng có thể thu hồi nợ như sau:

+ Đối với nợ có khả năng thu hồi: NH yêu cầu người vay hay người bảo lãnh phát mại tài sản đảm bảo trả nợ; yêu cầu gán nợ cho ngân hàng bằng tài sản đảm bảo; phát mại tài sản đảm bảo thu hồi vốn vay; hoặc tiến hành các thủ tục pháp lý nếu có hiện tượng chây ỳ.

+ Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi: ngân hàng có thể làm thủ tục trích quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp.

` Đối với các khoản nợ không thu hồi được và có tài sản đảm bảo, ngân hàng không tự xử lý được thì ngân hàng có thể chuyển giao toàn bộ khoản nợ và tài sản đảm bảo cho công ty mua bán nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng và hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNN & PTNT Nam Hà Nội (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w