Tiếp tục phát triển các chương trình hỗ trợ cụ thể

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh & thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VN trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 70)

2. Kiến nghị đối với chính sách của Nhà nước

2.2. Tiếp tục phát triển các chương trình hỗ trợ cụ thể

Trên phạm vi cả nước năm 2005 đã tổ chức hơn 140 khoá đào tạo khởi nghiệp và quản trị kinh doanh tại địa bàn 36 tỉnh thành phố trong cả nước. 10 tổ chức hiệp hội và một số bộ ngành đã tổ chức biên soạn và in ấn 26 chuyên đề cho các khoá đào tạo. Năm 2006, với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, các khoá đào tạo đang được các địa phương triển khai tại 19 tỉnh miền nuĩi phía bắc, Tây Nguyên và 3 trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, nhiều địa phương cũng đang tích cực tổ chức các khoá đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ nguồn ngân sách điaj phương như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An, Bà Rịa- Vũng Tàu... Các khóa đào tạo hay bồi dưỡng đã trang bị cho cán bộ doanh nghiệp những kiến thức cơ bản, những kinh nghiệm quản trị điều hành trong nền kinh tế thị trường áp dụng với từng loại hình doanh nghiệp.

Hai là, hỗ trợ kỹ thuật. Hiện tại, ba trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư đang triển khai xây dựng chương trình hỗ trợ cụ thể từng lĩnh vực đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Ngoài ra, một số bộ,

ngành như Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công nghiệp... đang xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học, công nghệ liên kết, chuyển giao cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức các sàn giao dịch (giới thiệu chào mời, mua bán) trên mạng, góp phần hình thành các chợ ảo về công nghệ và thiết bị. Bộ Khoa học Công nghệ đã tổ chức chuỗi các chợ thiết bị và công nghệ và chợ công nghệ thiết bị trên mạng. Triển khai mô hình “cung cấp thông tin phục vụ vùng sâu, vùng xa” ở một số tỉnh để giúp doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ các thông tin mới nhất về kỹ thuật trong trồng trọt, chan nuôi, chế biến nông sản...

Ba là, hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Trong vài ba năm trở lại đây, cơ chế tín dụng ngân hàng thường xuyên được bổ sung, sửa đổi theo nguyên tắc của cơ chế thị trường, tiếp cận thông lệ quốc tế. Đến nay, các cơ chế, chính sách về tín dụng đối với nền kinh tế (trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã ban hành tương đối đồng bộ.

Các quy chế mới của hệ thống ngân hàng đã thực sự tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trên nguyên tắc cùng có lợi, hiệu quả. Mọi mặc cảm về doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng dần được xua tan, thay vào đó là một nếp văn hoá trong kinh doanh cua thời đại mới.

Cùng với hình thức cho vay truyền thống, Ngân hàng đã ban hành cơ chế về các hình thức cấp tín dụng khác như bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, bao thanh toán... nhằm tạo hành lang pháp lý để các tổ chức tín dụng mở rộng các kênh đầu tư phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với pháp luật Việt Nam. Trong đó, có nghiệp vụ mới là cho thuê tài chính - một kênh cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp khi có đủ điều kiện vay vốn nhưng không phải bảo đảm bằng tài sản tại các ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, do đây là một nghiệp vụ mới, công tác tuyên truyền và quảng cáo của tổ chức tín dụng còn hạn chế, nên việc tiếp cận đến các kênh tín dụng này của các doanh nghiệp chưa nhiều.

Bốn là, hỗ trợ xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin. Mục tiêu xuyên suốt của các chương trình lớn này là tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm và hình ảnh của đất nước Việt Nam, từ đó thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tìm thêm đối tác làm ăn, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. Các chương trình xúc tiến thương mai, phát triển thương hiệu quốc gia mà nước ta đã và đang triển khai đều theo đúng các cam kết và thủ tục WTO.

Theo Cục Xúc tiến thương mại, năm 2006 đã có 155 chương trình xúc tiến thương mại quốc gia được phê duyệt, với kinh phí hỗ trợ là 144,7 tỷ đồng. Năm 2007, có 158 chương trình, đề án, với tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ là 174 tỷ đồng đã được phê duyệt khá sớm, (từ cuối quý 2/2006), hiện đang trên đường thực hiện.

Ngoài ra, Bộ Thương mại còn thành lập một số đơn vị hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; tổ chức các hôi chợ, các chuyến đi khảo sát thị trường; xây dựng chương trình phát triển chợ đầu mối, kho bãi; tổ chức các lớp tập huấn ve công tác xuất nhập khẩu; phối hợp với bộ, ngành có liên quan giải quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp về một số vấn đề cụ thể khác.

Việc hỗ trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các chính sách phù hợp với thông lệ và các cam kết quốc tế trong bối cảnh hiện nay đã và đang là một vấn đề lớn và hết sức cần thiết. Những kết quả nêu trên mới chỉ là bước đầu và còn nhiều việc lớn khác phải làm tiếp thì doanh nghiệp mới đủ lực vào cuộc chơi lâu dài mà các doanh nghiệp như công ty TNHH Ngọc Hoa chính là những người tham gia trực tiếp vào công cuộc cạnh tranh đó.

KẾT LUẬN

Sau quá trình tìm hiểu về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Ngọc Hoa, chúng ta có thể thấy được thực trạng chung của các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam về năng lực cạnh tranh trên thị trường. Việc tìm hiểu này đã giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét về năng lực cạnh tranh của công ty cũng như của nhiều công ty tư nhân với quy mô nhỏ bé khác đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của công ty là hết sức hạn chế trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Nếu không có sự tự lực vươn lên, cố gắng phát huy chính bản thân mình thì việc họ có thể bị đào thải khỏi thị trường sẽ là một tất yếu khách quan. Hiện nay, các doanh nghiệp của chúng ta vẫn chưa chú trọng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh và cũng chưa thực sự được hưởng sự quan tâm thực sự từ phía Nhà nước. Các chính sách vĩ mô của nhà nước cũng chưa thực sự mang lai hiệu quả và có tác động mạnh mẽ tích cực đến mọi doanh nghiệp trong cả nước. Hy vọng trong tương lai các doanh nghiệp của chúng ta sẽ có sự phối hợp với nhau để cùng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường và chiến thắng những doanh nghiệp nước ngoài đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh & thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VN trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w