Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định (Trang 26 - 29)

* Năng lực và uy tín của ngân hàng.

Muốn mở rộng cho vay ngân hàng phải có đủ năng lực: năng lực về nguồn vốn, năng lực về nhân lực, màng lưới phân phối, công nghệ …

Về nguồn vốn: Quy mô vốn của ngân hàng quyết định mở rộng cho vay, chỉ khi có nguồn vốn mới có thể mở rộng được cho vay. Vốn tự có của ngân hàng thương mại thể hiện sức mạnh về tài chính của ngân hàng đó, vốn tự có càng cao chứng tỏ ngân hàng đó càng mạnh. Để quản lý quy mô hoạt động thì các ngân hàng thương mại chỉ được phép huy động một lượng vốn bằng một tỷ lệ nhất định so với vốn tự có ( ở Việt Nam là 20 lần ). Vì vậy mà vốn tự có lớn sẽ là điều kiện để huy động vốn với quy mô lớn. Mặt khác để quản trị rủi ro ngân hàng nhà nước đưa ra các giới hạn như giới hạn cho vay đối với một khách hàng ( không quá 15% vốn tự có), tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, tỷ lệ dùng vốn tự có để

mua sắm tài sản cố định. Những nhân tố đó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến mở rộng cho vay của các ngân hàng thương mại.

Về nhân lực: Quy mô và chất lượng CBCNV của ngân hàng cũng có tác động đến mở rộng cho vay. Muốn mở rộng cho vay phải có nguồn nhân lực tương ứng. Nguồn nhân lực không những có đủ về số lượng mà còn phải đáp ứng về chất lượng. Nếu chất lượng cán bộ tín dụng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng từ đó mà tác động đến mở rộng cho vay. Không chỉ nguồn nhân lực trực tiếp mà số lượng cũng như chất lượng hệ thống kiểm soát tín dụng cũng cần phải được bố trí tương ứng để đảm bảo kiểm soát chất lượng tín dụng.

Về màng lưới hoạt động: màng lưới hoạt động rộng là nhân tố tác động tích cực đến mở rộng cho vay. Màng lưới rộng sẽ tạo điều kiện mở rộng nguồn huy động vốn , từ đó mà tác động đến cho vay. Màng lưới rộng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch với ngân hàng được thuận lợi hơn từ đó mà mở rộng cho vay. Mặt khác màng lưới hoạt động rộng còn giúp các ngân hàng mở rộng các hoạt động dịch vụ từ đó mà gián tiếp thúc đẩy mở rộng cho vay.

Các ngân ngân hàng thương mại Việt Nam hiện ngay và nhất là các NHTMCP đang theo đuổi chiến lược ngân hàng bán lẻ vì vậy màng lưới hoạt động là nhân tố qua trọng để mở rộng cho vay. Thông thường các NHTM khi thành lập có trụ sở đóng ở các đô thị lớn sau đó mở các chi nhánh về các địa phương nơi có kinh tế phát triển để mở rộng hoạt động và mở rộng cho vay.

Về công nghệ: Các ngân hàng thương mại rất quan tâm đến công nghệ, họ thường đi đầu trong ứng dụng công nghệ nhất là công nghệ tin học. Khi mở rộng cho vay số lượng các giao dịch tăng lên, giá trị các giao dịch tăng lên đòi hỏi phải cải tiến công nghệ quản lý. Ngược lại khi công

nghệ quản lý hiện đại sẽ tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm lại từ đó có tác động trở lại với mở rộng cho vay.

Uy tín của Ngân hàng cũng là nhân tố tác động đến mở rộng cho vay. Ngân hàng có uy tín sẽ là nhân tố tác động tích cực đến mở rộng cho vay và ngược lại ngân hàng không có uy tín sẽ hạn chế mở rộng cho vay. Một ngân hàng có uy tín, ngân hàng đó có thể huy động đủ vốn để mở rộng cho vay và ngược lại, nếu không có uy tín sẽ không thể mở rộng được huy động vốn để mở rộng cho vay.

Chiến lược và chính sách tín dụng của ngân hàng

Căn cứu vào tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể, các ngân hàng xây dựng chiến lược tín dụng phù hợp.

Chính sách tín dụng thể hiện quan điểm cho vay của ngân hàng và điều đó có ảnh hưởng đến mở rộng cho vay của các ngân hàng. Quan điểm Cho vay cởi mở sẽ là nhân tố giúp cho các ngân hàng mở rộng cho vay thuận lợi hơn. Ngược lại quan điểm bảo thủ trong cho vay sẽ làm hạn chế mở rộng cho vay của các ngân hàng.

Quan điểm cho vay của các ngân hàng phụ thuộc vào tình trạng vốn của các ngân hàng, phụ thuộc vào tình trạng của thị trường và phụ thuộc vào tình trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng đó. Thông thường khi vốn khả dụng cao, chất lượng tín dụng đang đảm bảo, nhu cầu của người vay lớn thì các ngân hàng có quan điểm cởi mở trong cho vay, và ngược lại nếu vốn khả dụng thấp, tình trạng chất lượng tín dụng xấu, thị trường ảm đạm thì các ngân hàng hạn chế cho vay.

Mở rộng cho vay còn phụ thuộc vào quan điểm cơ cấu tài sản có, quan điểm quản trị rủi ro…ngày nay các ngân hàng đang có xu hướng phát triển thành ngân hàng hiện đại, theo đó hoạt động dịch vụ là hoạt động chính được ưu tiên phát triển. Những ngân hàng này không tập trung quá nhiều tài sản vào cho vay mà đa dạng hoá đầu tư để phòng tránh rủi ro.

Thay vì dùng hết vốn để cho vay họ thực hiện đa dạng hoá kinh doanh như cho vay, đầu tư, thành lập các công ty kinh doanh…Khi đa dạng hoá đầu tư dẫn đến hạn chế mở rộng cho vay.

Không chỉ chính tín dụng là nhân tố trực tiếp tác động đến mở rộng cho vay, mà các chính sách khác của ngân hàng cũng giam tiếp tác động đến mở rộng cho vay như chính sách khách hàng, chính sách giá cả, chính sách sản phẩm…

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định (Trang 26 - 29)