C. Tình hình nền kinh tế Nam Định và mức độ mở rộng cho vay của các ngân hàng Nam Định.
2 Mức gia tăng dư nợ 74 100
3.3.3. Kiến nghị với VPBank Việt Nam
- Rà soát và cơ cấu lại bộ máy theo hướng phù hợp với quy mô ngày càng lớn của hệ thống VPBank hiện nay. Hai năm gần đây 2006-2007 quy mô hoạt động của Vpbank tăng lên nhanh chóng. Đến nay đã có hơn 100 điểm
giao dịch và còn đang có kế hoạch mở rộng. Quy mô tăng nhất thiết kéo theo bộ máy quản trị phải thay đổi cho phù hợp. Không chỉ cơ cấu lại bộ máy quản lý cho phù hợp mà còn phải thay đổi công nghệ quản lý. Một công nghệ quản lý phù hợp là vừa đạt được mục tiêu quản lý chặt chẽ rủi ro vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động và phát triển. VPBank cần phải nghiên cứu các mô hình quản lý của các ngân hàng có quy mô tương tự để áp dụng cho phù hợp.
- Rà soát chỉnh sửa lại quy chế cho vay đối với khách hàng cơ chế bảo đảm tiền vay, mức phán quyết cho vay theo hướng cởi mở hơn.
Quy chế cho vay đối với khách hàng của VPBank thể hiện ở quyết định số 467QĐ-HĐQT ngày mồng 6/6/2002, cơ chế đảm bảo tiền vay không có văn bản riêng mà nằm trong quy chế cho vay và một số văn bản khác.
Các văn bản của VPBank thời gian ra đời đã quá lâu (từ năm những năm 2002 ) có một số bất cập cần phải chỉnh sửa, khi xem xét một số vấn đề đồng thời liên quan đến nhiều văn bản chỉnh sửa gây lên hiện tượng khó khăn cho nghiên cứu văn bản.
VPBank chưa chú trọng xây dựng những văn bản mang tính căn bản cho từng nghiệp vụ lớn như: quy chế cho vay đối với khách hàng quy chế đảm bảo tiền vay, quy chế bảo lãnh…mà nghiêng theo hướng xây dựng những sản phẩm đặc thù như cho vay ôtô mới, cho vay ôtô cũ, cho vay mua nhà trả góp, cho vay tín chấp đối với CBCNV…tính hệ thống của các văn bản không cao.
VPBank chưa xây dựng quy chế nhận ngoại tệ, kim loại quý… làm tài sản thế chấp. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, thị trường chứng khoán đã được xây dựng và vậy giữa các thị trường như thị trường chứng khoán, thị trường nhà đất, thị trường vàng, thị trượng ngoại tệ có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Cần phải ban hành quy chế nhận tài sản thế chấp là ngoại tệ, vàng, chứng khoán…sẽ giúp cho VPBank dễ dàng mở rộng cho
vay. Cần ban hành riêng quy chế đảm bảo tiền vay cho tất cả các tài sản bảo đảm và cho tất cả các biện pháp bảo đảm tiền vay để thống nhất khi áp dụng.
Mở rộng quyền phán quyết cho vay đối với các chi nhánh để mở rộng cho vay. Chỉnh sửa cách tính lãi theo số dư thực tế khi cho vay trả góp.
- Cải tiến chính sách tiền lương theo hướng trả lương theo sản phẩm và trao quyền chủ động trả lương cho các chi nhánh.
Chính sách tiền lương có vai trò rất quan trọng đối với việc tạo ra động lực cho người lao động. Hình thức trả lương phổ biến hiện nay là kết hợp trả lương cố định và trả lương theo sản phẩm. Theo đó người lao động có hai loại tiền lương. Lương cố định, và lương kinh doanh. Tại VPBank đã thực hiện trả lương theo hại loại tiền lương nhưng tỷ trọng lương cố định và lương kinh doanh là chưa hợp lý. Lương kinh doanh thấp, không tạo ra động lực thúc đẩy người lao động. Cần phải gia tăng lương kinh doanh, giảm bớt lương cố định. Đưa lương kinh doanh lên 30% lợi nhuận vượt kế hoạch.
KẾT LUẬN
VPBank Nam Định là một chi nhánh mới khai trương đi vào hoạt động, nhu cầu mở rộng hoạt động, chiếm lĩnh thị phần, tạo lập và gia tăng các nguồn thu để từng bước thăng bằng thu chi nâng cao dần năng lực tài chính là những nhu cầu cấp bách. Việc đề ra một chiến lược kinh doanh đúng đắn trong giai đoạn đầu này là vô cùng cần thiết, nó góp phần mở rộng hoạt động, thực hiện các mục tiêu kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả, tạo bước đi ban đầu vững chắc và đặt nền móng phát triển lâu dài. Mở rộng cho vay không phải là đề tài mới mẻ đối với mở rộng hoạt động của các ngân hàng thương mại nhưng mở rộng cho vay sao cho phù hợp với đặc thù của VPBank Nam Định và phù hợp với thị trường Nam Định để mang lại hiệu quả cao nhất là vấn đề cần phải nghiên cứu và tìm ra các biện pháp cho phù hợp.
Đáp ứng yêu cầu đó đề tài nghiên cứu “ Giải pháp mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định “ được tổ chức thực hiện.
Nội dung cơ bản của đề tài bao gồm:
Nghiên cứu về hoạt động cho vay, mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại: khái niệm về cho vay, mở rộng cho vay. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại…Luận văn đi sâu nghiên cứu về hoạt động cho vay và mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại
Nghiên cứu về chính sách tín dụng của VPBank Việt Nam. Nghiên cứu định hướng phát triển và các mục tiêu của VPBank Nam Định giai đoạn 2008-2010. Luận văn nghiên cứu đặc thù của VPBank Nam Định, đặc thù của nền kinh tế Nam Đinh, đặc thù của hệ thống ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Tỉnh Nam Định. Luận văn còn nghiên cứu hoạt động mở rộng cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn để xây dựng các chỉ tiêu cho phù hợp.Từ các nghiên cứu thực tiễn về VPBank Nam Định và thị trường Nam Định để xây dựng các giải pháp mở rộng cho vay.
Trên cơ sở mục tiêu, chiến lược của VPBank Việt Nam. Mục tiêu chiến lược và đặc thù của VPBank Nam Định kết hợp với những đặc thù của nền kinh tế và thị trường tại Nam Định luận văn đã đưa ra những giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với VPBank Nam Định giai đoạn 2008-2010.
Luận văn đã nghiên cứu mới quan hệ giữa mở rộng cho vay và chất lượng cho vay để từ đó có giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo mở rộng cho vay hiệu quả và phát triển bền vững.
Các giải pháp cơ bản mà luận văn đề cập là: nghiên cứu cải tiến để phát triển sản phẩm mới trong cho vay, nghiên cứu thị trường để xây dựng các chính sách phù hợp, thực hiện hiện đại hoá ngân hàng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, mở dộng các hoạt động huy động nguồn vốn và hoạt động dịch vụ, xây dựng hệ thống màng lưới cộng tác viên, tăng cường quản lý chất lượng tín dụng, thực hiện đẩy mạnh Marketing ngân hàng.
Mở rộng hoạt động cho vay đối với một ngân hàng thương mại là một vấn đề không mới và đã được nhiều người nghiên cứu. Một vấn đề đã được nhiều người nghiên cứu tác giả có nhiều thuận lợi trong quá trình nghiên cứu: được kế thừa các nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên vấn đề mở rộng cho vay luôn là một vấn đề phức tạp, có rất ít các giải pháp chung cho mọi ngân hàng, quan trọng hơn là đưa ra các biện pháp triển khai cụ thể sao cho phù hợp với đặc điểm, mục tiêu của từng ngân hàng và từng thời kỳ. Chắc chắn ở một số giác độ nào đó luận văn còn nhiều khiếm khuyết. Tác giả rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý và bạn đọc để luận văn thêm hoàn chỉnh.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn tác giả đã được sự giúp đỡ của rất nhiều cá nhân và tổ chức như: TS Đỗ Thanh Quế và các Giáo viên khoa sau đại học trường Đại học Kinh tế Quốc dân, TS Đặng Huy Việt Giám đốc
ngân hàng Nhà nước Tỉnh Nam Định, các ngân hàng thương mại trên địa bàn, các đồng nghiệp và bè bạn đã có những ý kiến đóng góp cho luận văn.
Trân trọng cảm ơn!