Nâng cao công tác điều hành và hoạch định chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu ho_n_thi_n_nghi_p_v_b_o_l_nh_t_i_ng_n_h_ng_c_ng_th_ng_s_ng_nhu_ (Trang 56 - 62)

Công tác điều hành và hoạch định chiến lược đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động bảo lãnh nói riêng. Bởi vậy, ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển và điều hành chung hợp lý, từ đó đưa chương trình mở rộng và phát triển bảo lãnh cụ thể, bám sát được tình hình phát triển kinh tế và phát huy được tiềm năng và thế mạnh của ngân hàng.

Trong kế hoạch mở rộng bảo lãnh, ngân hàng cần đưa ra được các mục tiêu có tính thực tế cao, phù hợp với khả năng và tiềm năng của ngân hàng, đồng thời phải đề xuất những biện pháp có tính khả thi để đạt được các mục tiêu trên. Kế hoạch phát triển bảo lãnh phải phù hợp và có sự gắn bó, phối hợp chặt chẽ với với mục tiêu phát triển kinh doanh của ngân hàng để đạt được kết quả cao nhất.

Bên cạnh đó, công tác điều hành ngân hàng cũng cần được chú trọng để duy trì sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, đảm bảo cho hoạt động bảo lãnh được thực hiện một cách chặt chẽ và thống nhất. Đi đôi với việc nâng cao công tác điều hành và hoạch định chính sách, cán bộ ngân hàng cần làm tốt việc phân tích và dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế. Đánh giá kịp thời tiềm lực tài chính, khả năng trả nợ và nắm bắt được những nhu cầu phát sinh của khách hàng hiện tại cũng như nhu cầu bảo lãnh của đối tượng khách hàng tiềm năng. Từ đó cán bộ ngân hàng mới có thể đưa ra được những kế hoạch phát triển đúng đắn, thích hợp cho từng thời kỳ, giúp cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đạt được hiệu quả cao nhất.

3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định

Khi ngân hàng chấp nhận bảo lãnh cho doanh nghiệp nghĩa là ngân hàng đã chấp nhận rủi ro. Vì vậy, để hạn chế rủi ro cho ngân hàng cán bộ bảo lãnh cần phải thẩm định dự án một cách cẩn thận và kĩ càng trước khi trình phê duyệt nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động bảo lãnh.

Trên thực tế, việc thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh của doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ vì các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế và năng lực tài chính của khách hàng chưa không thật rõ ràng và chưa có tính tiêu biểu. Mặt khác việc thẩm định còn mang tính hình thức đối với một số khách hàng quen thuộc nhằm gìn giữ mối quan hệ. Để công tác thẩm định được tiến hành theo đúng quy trình và đảm bảo chính xác, NHCT Sông Nhuệ nên phân định rõ chức năng, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cán bộ tín dụng. Một mặt tiến hành thẩm định trên hồ sơ mà doanh nghiệp đệ trình, mặt khác cần phải có cán bộ đi thực tế, tìm hiểu và xác định năng lực thực sự của doanh nghiệp.

Công tác thẩm định rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Đối với những dự án vượt quá khả năng và phạm vi của Ngân hàng thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan có liên quan để cùng tiến hành thẩm định. Bên cạnh đó, khi sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng doanh nghiệp thường chỉ muốn kí quỹ một phần, còn lại dùng tài sản đảm bảo để thế chấp. Vì vậy, cán bộ thẩm định phải là những người có kinh nghiệm, xác đinh được đúng giá trị của tài sản cũng như đánh giá được những hao mòn vô hình, hao mòn hữu hình có thể xảy ra đối với tài sản đó. Có như vậy, ngân hàng mới có thể ngày càng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đảm bảo phương châm an toàn và hiệu quả trong hoạt động bảo lãnh.

3.2.3. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát

NHCT Sông Nhuệ cần tăng cường công tác kiểm soát đối với việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng nhằm thẩm tra việc chấp hành các quy

định cũng như phát hiện các tồn tại thiếu sót để từ đó kịp thời có những điều chỉnh phù hợp.

Ngoài hoạt động kiểm soát nội bộ thì ngân hàng cũng không thể xem nhẹ việc giám sát thực trạng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sau khi chấp nhận bảo lãnh, cán bộ ngân hàng cần xuống kiểm tra định kì hoặc đột xuất nhằm đảm bảo rằng việc sử dụng vốn của doanh nghiệp là đúng mục đích. Trường hợp phát hiện ra khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng phải có biện pháp xử lí kịp thời, thu hồi lại nợ để trả cho bên cho vay, đồng thời có biện pháp xử lí thích đáng đối với doanh nghiệp. Trong quá trình giám sát việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, Ngân hàng cũng có thể tư vấn cho khách hàng cách sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đồng thời giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn phát sinh. Điều đó sẽ làm cho mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng càng trở nên mật thiết và hoạt động bảo lãnh diễn ra thuận lợi hơn.

3.2.4.Tăng tính cạnh tranh và hấp dẫn cho hoạt động bảo lãnh

Đây là việc nâng cao hoạt động marketing của ngân hàng, phát triển một cáhc đồng bộ chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm, chính sách phí… với tính thống nhất cao, thúc đẩy hoạt động bảo lãnh được mở rộng và phát triển. Đối với một ngân hàng mới được chuyển đổi, lại không có vị trí giao dịch thuận tiện như NHCT Sông Nhuệ thì việc sử dụng các biện pháp marketing nhằm tăng tính cạnh tranh và sức hấp dẫn cho ngân hàng là hết sức cần thiết. Để ứng dụng được một cách có hiệu quả thì chi nhánh cần phải thực hiện các hoạt động sau:

Cần thực thi chính sách khách hàng một cách hợp lý.

Theo lộ trình từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, khi mà sự cạnh tranh trở nên ngày càng gay gắt thì khách hàng đã thực sự trở thành điều kiện sống còn cho sự tồn tại của bất cứ doanh nghiệp nào. Khách hàng luôn được xác định là định hướng trung tâm cho các hoạt động của các doanh nghiệp. Chính

vì vậy, để có thể phát triền hoạt động bảo lãnh, NHCT Sông Nhuệ phải xây dựng cho mình một nền tảng khách hàng vững chắc.

NHCT Sông Nhuệ cần thường xuyên phát triển hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để nâng cao chất lượng phục vụ. Giúp cho khách hàng luôn đạt được sự hài lòng cao nhất khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu về các chính sách, hoạt động đối thủ cạnh tranh để có được những phản ứng, điều chỉnh phù hợp.

Ngân hàng cần liên tục đánh giá thực trạng khách hàng, mức độ quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng mình. Tiến hành phân loại khách hàng theo các tiêu chí khác nhau như: đặc điểm tổ chức của khách hàng, loại hình dịch vụ hay sử dụng.. Trong đó, cần xây dựng các chỉ tiêu về tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh. Từ đó, giúp ngân hàng có được chính sách phù hợp với từng nhóm khách hàng cụ thể nhằm duy trì một mối quan hệ tốt đẹp, đồng thời có cơ sở mở rộng và phát triển khách hàng mới.

Đa dạng hóa sản phẩm trong hoạt động bảo lãnh.

Để mở rộng hoạt động bảo lãnh, ngân hàng không những phải làm tốt công chăm sóc khách hàng mà còn phải chú trọng phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ bảo lãnh. Muốn bắt kịp được xu thế phát triển của nền kinh tế thì bên cạnh việc thực hiện tốt những loại hình bảo lãnh truyền thống ngân hàng cần phải mở rộng một số loại hình bảo lãnh mới mà ở Việt Nam hiện nay chưa có như bảo lãnh thuế quan, bảo lãnh chứng khoán …

Cần đổi mới, cải tiến quy trình và các thủ tục bảo lãnh theo hướng ngày một khoa học, logic hơn nhưng phải đơn giản và rõ ràng nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu bảo lãnh của khách hàng.

Thực thi chính sách phí linh hoạt và cạnh tranh.

nhất phải đảm bảo bù đắp được chi phí và mức độ rủi ro cho ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng, đồng thời đủ hấp dẫn và có tính cạnh tranh để thu hút cũng được khách hàng. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần phải có sự linh hoạt trong việc tính phí đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể:

Đối với những khách hàng truyền thống, quan hệ thường xuyên với ngân hàng thì ngân hàng nên có mức phí ưu đãi để tạo mối quan hệ lâu dài. Trong khi đó, với những khách hàng quan hệ giao dịch lần đầu cũng có thể có mức phí ưu đãi để thu hút, lôi kéo khách hàng và để giảm thiểu rủi ro thì có thể yêu cầu cao hơn về mức ký quỹ hoặc tài sản thế chấp…

Tóm lại, ngân hàng nên so sánh, cân nhắc mức phí tại ngân hàng mình với mức phí bảo lãnh của các các ngân hàng thương mại khác để đưa ra được một chính sách phí hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên phân đoạn thị trường đã lựa chọn.

Đa dạng hóa tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo trong bảo lãnh ngân hàng đóng vai trò giúp ngân hàng giảm thiểu tổn thất trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay khách hàng mà khách hàng không có khả năng bồi chi trả lại cho ngân hàng. Các hình thức bảo đảm trong bảo lãnh gồm: ký quỹ, thế chấp, cầm cố và bảo lãnh của bên thứ ba. Hầu hết các khách hàng đều mong muốn được ký quý ỏ mức thấp nhất có thể. Về phía mình, ngân hàng không nên quá thận trọng yêu cầu khách hàng ký quỹ 100% vì sẽ gây ứ đọng vốn của doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc kinh doanh. Ngân hàng nên xác định mức ký quỹ hợp lý, dựa trên cơ sở phân tích độ rủi ro của dự án, năng lực tài chính và mức độ tín nhiệm khách hàng.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần kiểm tra kĩ lưỡng đối với các tài sản được thế chấp cầm cố về vấn đề sở hữu, giấy tờ, tránh những vấn đề bất cập xảy đên khi có rủi ro phải phát mại tài sản như: tài sản không thuộc sở hữu của người được bảo lãnh, tài sản thuộc sở hữu nhà nước không được phát mại…

3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo và tổ chức cán bộ

Nguồn nhân lực luôn là yếu tố hàng đầu đối ngành Ngân hàng- một ngành cung cấp các sản phẩm thuộc dịch vụ tài chính luôn có nhưng yêu cầu khắt khe về trình độ chất xám của nhân viên. Để có được một đội ngũ nhân viên có đầy đủ phẩm chất đạo đức cũng như trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm và khả năng tiếp cận công nghệ mới NHCT Sông Nhuệ nên làm tốt các công tác sau:

• Thứ nhất, cần xuất phát từ các định hướng, mục tiêu kinh doanh trong những năm tới để xác định chiến lược phát triển nguồn nhân lực, có kế hoạch đào tạo cụ thể .

• Thứ hai, cần đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ nhân viên, phân loại theo các cấp độ khác nhau. Việc đánh giá này sẽ giúp ngân hàng đào tạo sát đúng đối tượng, đúng trình độ mỗi nghiệp vụ và có hiệu quả hơn. • Thứ ba, hoạt động đào tạo được tiến hành bằng nhiều hình thức và là một

quá trình đòi hỏi sự tham gia tích cực của tất cả các cấp lãnh đạo, cán bộ nhân viên trong ngân hàng cũng như sự phối hợp chặt chẽ và chia sẻ trách nhiêm giữa các tổ chức, các cấp lãnh đạo đơn vị thành viên. Các hình thức đào tạo đó có thể là trong nước hay tranh thủ sự tài trợ của ngân hàng nước ngoài, các tổ chức quốc tế. Ngân hàng cũng có thể trực tiếp tự đào tạo.

• Ngân hàng cũng cần có các chính sách khuyến học, tạo niềm say mê học tập thường xuyên trong cán bộ nhân viên. Đồng thời có các chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Thực hiện các phong trào thi đua định kỳ, đột xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác trên các nghiệp vụ.

• Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác tuyển dụng và thu hút nhân tài cũng như giữ các cán bộ nhân viên giỏi, cần hỗ trợ các nhân viên mới hoà nhập với môi trường làm việc.

Một phần của tài liệu ho_n_thi_n_nghi_p_v_b_o_l_nh_t_i_ng_n_h_ng_c_ng_th_ng_s_ng_nhu_ (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w