Từ những phân tích trên đây, ta có thể thấy mặc dù mới được chuyển đổi từ chi nhánh cấp 2 lên thành chi nhánh cấp 1 song với định hướng đúng đắn với những nổ lực của cán bộ ngân hàng, hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định.
• Hoạt động bảo lãnh giúp mở rộng mối quan hệ với khách hàng, nâng cao uy tín ngân hàng trên thị trường. Do đó, Ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng tới sử dụng dịch vụ của mình. Điều đó đã thể hiện vai trò ngày càng cao của dịch vụ bảo lãnh trong hoạt động của ngân hàng. • Tính an toàn trong hoạt động bảo lãnh vẫn được đảm bảo. Mặc dù
trong những năm qua dư nợ bảo lãnh giảm xuống, nhưng trong ba năm qua ngân hàng không phải thực hiện việc trả thay khách hàng, thực hiện nghĩa vụ tài chính thay khách hàng. Do vậy không để lại những khoản tín dụng bắt buộc và không gây ảnh hưởng kết quả kinh doanh của ngân hàng.
• NHCT Sông Nhuệ đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của của các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp thêm một hình thức tài trợ vốn hiệu quả , hơn nữa lại còn có chức năng bồi hoàn và đôn đốc thực hiện hợp đồng.
2.3.3. Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động bảo lãnh tại NHCT Sông Nhuệ
• Hiện nay nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất lớn và đa dạng. Bên cạnh những hoạt động tín dụng truyền thống, hoạt động bảo lãnh cũng là một kênh tài trợ quan trọng cho các doanh nghiệp. Nhưng cho đến nay doanh số hoạt động bảo lãnh của NHCT Sông Nhuệ nói riêng và của hệ thống Ngân hàng nói chung còn thấp, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu trong nền kinh tế.
• Mặc dù doanh thu từ hoạt động bảo lãnh vẫn đang có dấu hiệu tăng trưởng, song tốc độ tăng trưởng trong những năm qua không ổn định, có năm còn bị giảm sút nghiêm trọng. Thu nhập từ bảo lãnh còn thấp ,chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu dịch cũng như trong tổng doanh thu của ngân hàng.
• Mạng lưới kinh doanh và quy mô hoạt động của NHCT Sông Nhuệ còn hẹp. NHCT Sông Nhuệ thường chỉ thực hiện bảo lãnh đối với những đơn vị nằm trên địa bàn của khu vực mình, mặc dù có mở rộng ra bên ngoài nhưng chưa sâu sát và còn ít, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của khu vực.
• Chất lượng công tác thẩm định tuy đã được cải thiện nhưng không phải không còn những bất cập và yếu kém. Phương pháp thẩm định đã cũ, việc thẩm định dự án phải dựa nhiều vào kinh nghiệm của cán bộ bảo lãnh, mà kinh nghiệm thì không thể tránh khỏi sai sót. Ngoài ra công nghệ mới đưa vào áp dụng trong nghiệp vụ bảo lãnh không thể tránh khỏi
những bỡ ngỡ. Một số chương trình còn chưa hoàn thiện, chạy có lỗi gây ảnh hưởng đến công việc của cán bộ nghiệp vụ.
• Sự mất cân đối trong cơ cấu bảo lãnh.
Những khoản bảo lãnh có giá trị lớn của ngân hàng tập trung chủ yếu ở nhóm khách hàng truyền thống, là những tổng công ty nhà nước lớn và có uy tín trên thị trường. Điều này, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và đáp ứng được mục tiêu an toàn nhưng lại hạn chế khả năng mở rộng tìm kiếm và phát triển khách hàng của ngân hàng.
Mặt khác, còn có sự mất cân đối giữa bảo lãnh ngắn hạn và bảo lãnh trung, dài hạn, bảo lãnh ngắn hạn chiếm tới xấp xỉ 90% tổng tất cả các loại bảo lãnh.
Bên cạnh đó, hiện nay tại NHCT Sông Nhuệ ít khi thực hiện bảo lãnh nước ngoài và các loại hình bảo lãnh đều được thực hiện dưới hình thức phát hành thư bảo lãnh. Nguyên nhân là do những đối tượng khách hàng NHCT Sông Nhuệ ít khi có nhu cầu sử dụng bảo lãnh nước ngoài và Ngân hàng vẫn chưa có uy tín trên thị trường quốc tế.
• Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc tuy đã được trang bị khá, song cũng cần phải được mở rộng thêm, đặc biệt là hệ thống nối mạng, giao dịch thanh toán với khách hàng có tốc độ đáp ứng nhanh quy mô hoạt động lớn.
2.3.4. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế
2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan
• Môi trường kinh tế : Môi trường kinh tế trong ba năm qua có nhiều biến động phức tạp không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế, Sự biến động của các đồng tiền mạnh, tình hình trong nước cũng gặp nhiều
khó khăn; nạn dịch cúm gia cầm, thiên tai lũ lụt; giá cả leo thang …Bên cạnh đó là sự biến động về lãi suất, lạm phát và các chính sách về tỷ giá, tình hình cạnh tranh lãi suất nóng bỏng giữa các ngân hàng, đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các thành phần kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp ký hợp đồng bảo lãnh với ngân hàng mà đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng, giao thông với nhiều vụ việc bê bối bị phanh phui. Chính những lý do đó làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư bị giảm sút.
• Môi trường pháp lý: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cho nghiệp vụ bảo lãnh chưa hoàn chỉnh. Việt Nam chưa có luật dành riêng cho bảo lãnh. Vì vậy mà hoạt động bảo lãnh phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản dưới luật mà các văn bản này phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tế nên dẫn đến những bất cập trong việc thực thi.
• Chính sách, kế hoạch phát triển: Hiện nay tất cả các hoạt động tại chi nhánh đều thực hiện theo kế hoạch do NHCT Việt Nam đưa ra. Hoạt động bảo lãnh cũng không phải là một ngoại lệ, chỉ dựa trên những mục tiêu chiến lược chung và những chỉ tiêu do NHCT Việt Nam giao cho chi nhánh cho cả một giai đoạn, một thời kỳ. Với cách thức quản lý như vậy rất cứng nhắc, thiếu linh hoạt và không phát huy được tính tự chủ của chi nhánh.
• Nguyên nhân từ phía khách hàng : Trên thị trường có rất nhiều các doanh nghiệp muốn xin bảo lãnh của ngân hàng nhưng số doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, phương án sản xuất kinh doanh khả thi thì không nhiều. Điều đó tạo ra một áp lực lớn đối với ngân hàng khi thẩm định để ra quyết định có bảo lãnh hay không.
• Vốn tự có của ngân hàng còn nhỏ. Trong khi đó, điều kiện tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng là quy mô bảo lãnh thường phụ thuộc vào mức ủy quyền phán quyết của tổng giám đốc cho các giám đốc của các chi nhánh các cấp. Do vậy, khi khách hàng có nhu cầu đầu tư cho những dự án lớn thì ngân hàng không thể một mình đáp ứng nhu cầu bảo lãnh. Mà nếu chờ để được NHCT Việt Nam cho phép thì sẽ bị lỡ mất cơ hội kinh doanh của ngân hàng cũng như khách hàng. Vì thế, NHCT Sông Nhuệ sẽ phải dùng biện pháp mời các ngân hàng cùng tham gia đồng bảo lãnh. Mặc dù vậy, sự phối hợp giữa các ngân hàng không phải khi nào cũng được nhịp nhàng và thống nhất.
• Trên thực tế, mặc dù đa số cán bộ của NHCT Sông Nhuệ là có trình độ đại học trở lên và thường xuyên được đào tạo nhưng trình độ thẩm định dự án vẫn chưa cao, chưa đủ sức đáp ứng được hết những đòi hỏi khắt khe của thị trường. Trình độ ngoại ngữ, khả năng soạn thảo các điều khoản của bảo lãnh khi phát hành bảo lãnh còn chưa rõ ràng, chuẩn xác.
• Công tác Marketing để thu hút những khách hàng mới còn rất hạn chế. Ngân hàng chủ yếu thụ động chờ khách hàng tìm đến mình chứ chưa thực sự đưa ra được chiến lược Marketing cụ thể nhằm mở rộng phạm vi hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh.
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ
3.1. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh
Xuất phát từ hoạt động thực tế của ngân hàng cũng như nhu cầu của nền kinh tế, NHCT Sông Nhuệ đưa ra các định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh trong những năm tiếp theo như sau:
• Tuân thủ và thực hiện linh hoạt, có hiệu quả quy chế của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
• Tăng doanh số bảo lãnh, từ đó tăng tỷ trọng thu từ hoạt động bảo lãnh trong tổng thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng nhằm đạt tốc độ tăng trưởng phí dịch vụ trên 30% so với năm trước.
• Đa dạng hoá và mở rộng loại hình bảo lãnh, không ngừng củng cố và năng cao chất lượng bảo lãnh đã có, tiếp tục triển khai thêm một số loại hình bảo lãnh mới.
• Nhanh chóng hiện đại hoá hoạt động bảo lãnh. Thực hiện tố công tác marketing nhằm thu hút khách hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo lãnh ngày càng tăng, gắn hoạt động bảo lãnh với các dịch vụ kèm theo để bán hàng trọn gói.
• Nâng cao trình độ các bộ, kể cả trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ bằng việc đào tạo, bồi dưỡng kinh nghiệm thực tế. Bố trí sắp xếp cán bộ nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh và năng lực nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả nhất.
• Đảm bảo an toàn trong hoạt động bảo lãnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Trên cơ sở những định hướng đã đề ra thì NHCT Sông Nhuệ cần có những giải pháp để tổ chức và thực hiện.
3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ở NHCT Sông Nhuệ