Đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 82 - 84)

III, Những hoạt động chính của Ngân hàng ĐT&PT Thành phố Hà Nộ

b. Không ngừng nâng cao trình độ của các cán bộ TTQT: Không ngừng nâng cao trình độ của các cán bộ TTQT:

3.2.5 Đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng

So với dịch vụ của các ngân hàng trên thế giới thì dịch vụ của các ngân hàng

thương mại Việt Nam còn quá ít và đơn giản. Trong khi đó, sự phát mạnh mẽ của

hoạt động thương mại quốc tế đã kéo theo sự phát triển ngày càng đa dạng của

hoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanh toán TDCT nói riêng. Chính vì

vậy, để theo kịp các ngân hàng trên thế giới cũng như để đẩy mạnh hoạt động

XNK trong nước cũng như hoạt động TTQT của mình các NHTM của Việt Nam

phải tiếp thu và không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm của mình trong đó có các

sản phẩm thuộc về hoạt động TTQT. Chi nhánh BIDV Hà Nội cũng không nằm

ngoài yêu cầu trên. Ban lãnh đạo BIDV Hà Nội cần tập trung nghiên cứu và đưa ra

những sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường. Cụ thể:

- Đa dạng hóa các loại L/C sử dụng: Hiện nay viêc sử dụng L/C trong TTQT

tại chi nhánh Hà Nội vẫn tập trung vào hai loại L/c chủ yếu là L/C không hủy

ngang và L/C không hủy ngang có xác nhận mà chưa phát huy được tác dụng của

các loại L/C khác như L/C chuyển nhượng, L/C tuần hoàn, L/C giáp lưng. Đây là

nhu cầu đa dạng của khách hàng, vô hình chung đã hạn chế lượng khách hàng tìm

đên với ngân hàng đồng thời đẩy khách hàng của mình đến với ngân hàng khác.

Do vậy việc sử dụng đa dạng hóa các loại L/C là một chính sách tốt cho việc nâng

cao hiệu quả TTQT theo phương thức TDCT. Bởi vì, khi cung ứng phong phú các

loại sản phẩm dịch vụ, khách hàng có thể lựa chọn và sử dụng loại sản phẩm dịch

vụ phù hợp với mình, qua đó giữ được các khách hàng truyền thống đồng thời thu

hút được sự chú ý của các khách hàng tiềm ẩn trên thị trường.

Tuy nhiên trước khi đa dạng hóa các loại hình L/C chi nhánh phải tiến hành

tổ chức nghiên cứu thị trường, quan tâm sâu sát đến nhu cầu dể đưa ra được những

loại L/C có ý nghĩa thực tiễn cao trong kinh doanh, tránh tình trạng đưa vào quá

nhiều loại nhưng không có ý nghĩa sử dụng gây lãng phí cho ngân hàng. Song

song với việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng thì chi nhánh cũng cần phải chủ

động giới thiệu cho khách hàng biết đến tính ưu việt của các loại hình L/C mới để

kích thích khách hàng có thể sử dụng.

Chi nhánh cũng cần phải chú ý rằng việc đa dạng hóa các loại hình L/C

không có ý nghĩa sử dụng rộng rãi mọi hình thức nên đi sâu vào những loại hình

mang tính kĩ thuật nghiệp vụ ngân hàng phù hợp với khả năng của mình. Đồng

thời phải biết hạn chế sử dụng các loại hình L/C đem bất lợi đến cho chi nhánh

khách hàng sẽ pahir tốn thêm một khoản chi phí và điều quan trọng hơn là uy tín

của ngân hàng bị giảm sút. Bởi vì khi phía đối tác không tin tưởng vào ngân hàng

thì họ mới buộc chi nhánh phải mở L/C xác nhận.

3.3 Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w