Giới thiệu khái quát về chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (Trang 31 - 32)

CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

2.1.1Giới thiệu khái quát về chi nhánh.

Thực hiện Nghị quyết 3 – Khoá VI của Ban chấp hành Trung Ương Đảng và Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành về việc tách hệ thống ngân hàng Việt Nam từ một cấp thành hai cấp, ngày 01/07/1988 Ngân hàng Công thương Việt Nam đã được thành lập và đi vào hoạt động, đánh dấu một bước tiến lớn trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như của hệ thông Ngân hàng Việt Nam nói riêng.

Trước tháng 7/1988 NHCT Hoàn Kiếm là ngân hàng quận Hoàn Kiếm (trực thuộc Ngân hàng Hà Nội) cho đến tháng 7/1988, ngay khi Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập thì NHCT Hoàn Kiếm được chuyển đổi thành một chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam. Đi cùng với sự thay đổi đó, NHCT Hoàn Kiếm, từ một quỹ tiết kiệm đã được chuyển từ số 10 Lê Lai về 37 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm và đây cũng là trụ sở chính của NHCT Hoàn Kiếm cho đến bây giờ. Và hiện tại chi nhánh Công Thương Hoàn Kiếm đã được mở rộng cả sang số 39 phố Hàng Bồ.

Nằm ở khu vực trung tâm Quận Hoàn Kiếm, nằm tại trung tâm thủ đô, với nhiều dãy phố kinh doanh sầm uất nhộn nhịp như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Bồ,…và là nơi có mật độ mua sắm với hệ thống cửa hàng và khách tham quan du lịch lớn nhất thành phố, đây cũng là nơi tập trung nhiều các hộ kinh doanh cá thể, cơ quan nhà nước, các văn phòng đại

diện của các công ty, phòng du lịch quốc tế cũng như khách du lịch và những người có nhu cầu mua sắm cao. Điều này là điều kiện vô cùng thuận lợi cho Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm có khả năng phát triển kinh doanh tín dụng phục vụ kinh doanh và tiêu dùng, các dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, kinh doanh ngoại tệ, và đặc biệt là các hoạt động thanh toán … Tuy vậy, ngân hàng cũng đang gặp không ít các khó khăn đến từ các ngân hàng khác trên địa bàn cùng hoạt động, cạnh tranh lớn với ngân hàng đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ bên cạnh việc ngày càng chú trọng tới mở rộng nhiều loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.

Đi cùng với các hoạt động nhằm nâng cao chất luợng hoạt động kinh doanh, sản phẩm dịch vụ hoàn thiện, kinh doanh có lợi nhuận, không ngừng cố gắng gia tăng doanh số cho vay và dư nợ có tài sản đảm bảo, uy tín đối với khách hàng , ngân hàng cũng luôn chăm lo đến nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ nhân viên, nâng cao chất lượng đào tạo, không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiểu rõ nguồn nhân lực là nhân tố đóng vai trò quyết định trong cạnh tranh, cũng như quyết định tới sự phát triển bền vững của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (Trang 31 - 32)