Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh TP.HCM (Trang 50 - 51)

6. Nội dung nghiên cứu

2.3.2.1 Nguyên nhân chủ quan

- Công tác nâng cấp công nghệ thông tin ngân hàng còn chậm, chưa đáp ứng kịp so với nhu cầu

Hiện tại chỉ một số NHNo&PTNT chi nhánh lớn đã sử dụng chương trình IPCAS trực tiếp chuyển điện ra nước ngoài, còn lại các chi nhánh khác vẫn còn sử dụng chương trình SWIFT nội bộ, qua đường truyền leadline là đường truyền tự động theo mạng nội bộ nhưng vẫn thông qua Sở quản lý và kinh doanh vốn kiểm soát điện. Bên cạnh đó, khả năng xử lý công nghệ trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam còn hạn chế, đôi khi phải xử lý bằng tay khiến cho mạng hay bị lỗi.

- Chưa có chi nhánh ở nước ngoài

Tuy NHNo&PTNT Việt Nam đã thiết lập quan hệ đại lý với 979 ngân hàng tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng cho tới nay chỉ mới thành lập 1 văn phòng đại diện tại Campuchia. Đây là trở ngại lớn cho hoạt động thanh toán xnk của ngân hàng trong việc giảm thiểu chi phí và thời gian cho khách hàng, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân. Ngoài ra, việc thiếu các chi nhánh ở nước ngoài làm hạn chế uy tín của ngân hàng từ đó có thể làm giảm khả năng bảo lãnh L/C nhập khẩu của ngân hàng.

- Công tác tiếp thị trong thanh toán xnk chưa được đẩy mạnh

Mặc dù là ngân hàng có mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước, nhưng trong chỉ tiêu kế hoạch hằng năm do NHNo&PTNT Việt Nam giao cho các chi nhánh, NHNo&PTNT Việt Nam chỉ tập trung phát triển tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ, các chỉ tiêu lợi nhuận, chứ không có chỉ tiêu cụ thể về hoạt động thanh toán xnk. Vì thế, các chi nhánh chỉ tập trung cho vay và huy động vốn mà chưa

chú trọng nhiều vào việc tiếp thị nhằm phát triển hoạt động thanh toán xnk. Điều này làm giảm thị phần doanh số trong hoạt động thanh toán xnk của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và của NHNo&PTNT chi nhánh TPHCM nói riêng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi các NHTM khác trên cùng địa bàn đang đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và khuyến mãi đối với dịch vụ thanh toán xnk cụ thể như: giảm tỉ lệ ký quỹ có thể xuống bằng 0% cho các khách hàng lớn và uy tín, tặng phiếu mua hàng cho các khách hàng có doanh số ổn định và tăng đều, thưởng trên doanh số cho các cán bộ thực hiện tốt việc tiếp thị,…

- Công tác đào tạo mới chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt

Hiện nay công tác đào tạo của ngân hàng chưa chú trọng trong việc đào tạo chuyên sâu cán bộ đầu ngành gồm cả quản lý và tác nghiệp, chưa đáp ứng kịp tình hình kinh doanh trong cơ chế thị trường và yêu cầu cho hội nhập. Mặc dù đa số cán bộ thanh toán xnk đều được đào tạo về nghiệp vụ thanh toán xnk nhưng thời gian tập huấn rất ngắn và phải theo từng đợt, nhiều khi cán bộ đã làm việc sau một thời gian rồi mới được cử đi học. Rất hiếm trường hợp cán bộ đầu ngành hoặc quản lý được cử đi tu nghiệp ở nước ngoài.

- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn yếu

Nhìn chung chất lượng chưa cao, chưa thường xuyên, một số việc khi phát hiện cũng chưa xử lý kiên quyết, chưa thực sự làm tốt công tác cảnh báo, dự báo những rủi ro có thể xãy ra trong hoạt động kinh thanh toán xnk.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh TP.HCM (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)