Trong phương thức tín dụng nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh TP.HCM (Trang 41 - 43)

6. Nội dung nghiên cứu

2.2.3.1Trong phương thức tín dụng nhập khẩu

- Việc bắt lỗi bộ chứng từ không đúng một mặt sẽ khiến ngân hàng nước ngoài phản đối, gây tranh cãi và từ đó làm giảm uy tín của ngân hàng mình. Mặt khác, ngân hàng sẽ bị thiệt hại về mặt tài chính nếu người xin mở L/C muốn từ chối nhận hàng dựa trên lý do từ chối của ngân hàng.

- Việc kiểm tra chứng từ và đưa ra những nhận định giúp khách hàng tránh khỏi những tổn thất về hàng hoá là một công việc thiết thực, nhưng đôi khi do thiếu kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn nên dẫn đến tình trạng bắt lỗi bộ chứng từ không đúng theo quy định của UCP 600 như: những lỗi sai sót về mặt chính tả như địa chỉ của người xuất khẩu, yêu cầu bản chính phải có dấu

Original, ký tên trên phiếu đóng gói phải có đóng mộc, tên hàng hoá trên Vận đơn đường biển viết chung chung mà không ghi cụ thể giống Hoá đơn thương mại, ngày phát hành Chứng nhận xuất xứ sau ngày phát hành Vận đơn đường biển,…

Ví dụ 1: Tháng 11/2006, Công ty Cảng Rau Quả mở tại NHNo chi nhánh

Tp.HCM 1 L/C trị giá 500 ngàn USD nhập khẩu hoá chất từ Singapore, đơn vị ký qũy 10% trị giá L/C, 90% còn lại là vốn vay. Citibank ở Singapore là ngân hàng thông báo đồng thời cũng là ngân hàng xuất trình bộ chứng từ. Khi NHNo chi nhánh Tp.HCM nhận được bộ chứng từ, thanh toán viên kiểm tra bộ chứng từ và trên thông báo hàng nhập gởi cho khách hàng của mình, thanh toán ghi bộ chứng từ bất hợp lệ và nêu rõ các lỗi của bộ chứng từ như sau:

+ Phiếu đóng gói hàng hóa có ký tên mà không đóng mộc.

+ Tên hàng hoá trên Vận đơn đường biển ghi chung chung, không liệt kê đầy đủ như trên Hoá đơn thương mại.

Dựa trên thông báo bất hợp lệ của ngân hàng, đơn vị nhập khẩu gởi công văn xin từ chối thanh toán bộ chứng từ. Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, thanh toán viên đánh điện từ chối bộ chứng từ gởi ngân hàng Citibank ở Singapore. Sau đó, ngân hàng Singapore điện phản hồi không chấp nhận bất hợp lệ và yêu cầu thanh toán ngay bộ chứng từ.

Theo UCP 600 và ISPB 681 các lỗi trên không được xem là bất hợp lệ. Trong trường hợp này do thanh toán viên yếu về nghiệp vụ nên đã bắt lỗi bộ chứng từ không đúng và do sơ sót của kiểm soát viên nên không phát hiện kịp thời. Sau đó ngân hàng đã phải gởi thông báo xin lỗi khách hàng và yêu cầu khách hàng thanh toán bộ chứng từ, rất may là khách hàng chấp nhận thanh toán, nếu không, ngân hàng sẽ bị tổn thất về tài chính vì 90% trị giá còn lại của

L/C là sử dụng vốn vay. Riêng đối với ngân hàng Citibank, mặc dù NHNo chi nhánh TP.HCM đã thanh toán và gởi điện xin lỗi nhưng uy tín cũng như tính

chuyên nghiệp của ngân hàng đã bị giảm hẳn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh TP.HCM (Trang 41 - 43)