Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 60 - 62)

hạn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới

Hoạt động tín dụng vốn chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường bên ngoài. Dự báo được các yếu tố tác động của môi trường sẽ giúp NHNT hoạt động một cách chủ động và hiệu quả hơn. Dự đoán trong năm 2007 và các năm tiếp sau, hoạt động NHNT sẽ phải đối mặt với các vấn đề sau:

Theo dự đoán năm 2007, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 8,2-8,5%, GDP bình quân đầu người có thể đạt trên 820 USD. Ngay trong quý I năm 2007 kết quả đã rất khả quan GDP đạt 7,7% là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm trở lại đây, con số này làm người ta kỳ vọng sẽ vượt mục tiêu 8,5%. Với tốc độ tăng trưởng như vậy là một điều kiện tốt cho ngành Ngân hàng tăng nguồn vốn huy động của mình.

Giá vàng còn biến động theo hình răng cưa nhưng theo xu hướng tăng. Giá USD cơ bản ổn định, chỉ tăng lên trên dưới 1% và chỉ ở mức trên 16,2 nghìn VND/USD. Thị trường bất động sản nóng lên về giao dịch, ấm lên về giá, đặc biệt là xây dựng khách sạn, siêu thị, trung tâm, thương mại, cửa hàng tiện lợi... Đây sẽ là một nguồn cầu về vốn tín dụng của Ngân hàng, hơn nữa khi giá bất động sản nóng lên Ngân hàng có thể dễ dàng phát mại tài sản đảm bảo là bất động sản và có khả năng thu hồi vốn cho vay từ những khách hàng vay để đầu tư bất động sản trong năm trước. Thị trường chứng khoán hạ nhiệt, chỉ số chứng khoán biến động theo hình răng cưa, nhưng khối lượng giao dịch, giá trị vốn hoá thị trường sẽ vượt 10% GDP. Hiện nay, thị trường chứng

khoán là một kênh tài chính cạnh tranh với Ngân hàng, cạnh tranh về vốn huy động làm giảm nguồn cung vốn tín dụng của Ngân hàng, đồng thời các doanh nghiệp cũng thông qua thị trường chứng khoán để huy động vốn cho mình thay vì huy động từ Ngân hàng, từ đó làm giảm cầu về nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng, đến năm 2007 thị trường chứng khoán bớt nóng các nhà đầu tư sẽ quan tâm hơn đến các sản phẩm của Ngân hàng.

Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng, quý I 2007 giá trị xuất nhập khẩu đều tăng với mức kỷ lục 17,9% và 33,6% tương ứng. Đây có thể là một điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng.

Năm 2007 Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết với WB, ABD, IMF về cải cách hệ thống Ngân hàng và nhất là cam kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ và Việt Nam phải thực hiện các cam kết của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Các quy định trong hoạt động Ngân hàng đã từng bước giảm dần sự bảo hộ đối với các NHTM trong nước. Các quy định hạn chế các hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài dần bị xoá bỏ, như giới hạn về huy động vốn tiền gửi, về các điều kiện cho vay, cầm cố thế chấp, cho phép các Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập, cho phép các TCTD nước ngoài được phát hành thẻ ATM theo đối xử quốc gia. Như vậy các NHTM VN nói chung và NHNT nói riêng sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các Ngân hàng nước ngoài là những Ngân hàng có tiềm lực rất lớn về vốn, về trình độ quản lý, trình độ chuyên môn...

Không chỉ hệ thống các Ngân hàng thương mại trong nước mất dần sự bảo hộ của nhà nước và vấp phải áp lực cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài, mà các doanh nghiệp – các khách hàng của Ngân hàng cũng cùng tình trạng: mất dần sự bảo hộ trong hoạt động sản xuất biểu hiện là thuế nhập khẩu giảm hàng nhập khẩu sẽ càng có sức cạnh tranh lớn trên thị trường Việt Nam. Dự đoán trong năm 2007, Việt Nam tiếp tục trở thành nước nhập siêu, riêng quý I năm 2007 Việt Nam đã nhập siêu tới 1,3 tỷ USD, với giá trị nhập khẩu

tăng 33,6% so với năm 2006. Đây cũng sẽ là yếu tố bất lợi đối với ngành Ngân hàng, bởi khi khách hàng của Ngân hàng gặp rủi ro thì Ngân hàng cũng gặp rủi ro.

Thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường. Hạn hán diễn ra nặng trên diện rộng và kéo dài hiếm thấy, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng và thuỷ điện, dịch bệnh, cây trồng, gia súc, gia cầm vẫn có khả năng tái phát.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w