Sự ra đời của chương trình “Vietnam value inside”:

Một phần của tài liệu BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP (Trang 50 - 57)

c) Đăng ký nhãn hiệu tại Hoa Kỳ:

2.1.3.1. Sự ra đời của chương trình “Vietnam value inside”:

Chương trình thương hiệu quốc gia được thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 25/11/2003. Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia được xác định là một chương trình xúc tiến thương mại quốc gia dài hạn, nhằm xây dựng, quảng bá nhãn hiệu sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) được mang biểu trưng của thương hiệu quốc gia ở thị trường trong và ngoài nước. Biểu trưng của thương hiệu quốc gia có tựa đề tiếng Anh là “Vietnam value inside” được gắn vào sản phẩm đã có nhãn hiệu riêng đạt được các tiêu chí do chương trình quy định. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia và được Bộ Thương mại cấp quyền sử dụng biểu trưng thương hiệu quốc gia đối với các sản phẩm của doanh nghiệp đạt được các tiêu chí do chương trình quy định. Theo nội dung này, các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu được dãn nhãn “Vietnam value inside” sẽ được sử dụng trong thời hạn 2 năm, hết thời hạn phải làm thủ tục mới.

Chính nhờ chương trình thương hiệu quốc gia này mà hàng xuất khẩu của Việt Nam được thế giới biết đến nhiều. Cụ thể, nói đến hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng, hiện Nhật Bản rất ưa thích, chất lượng cao, giá thành phải chăng, mẫu mã đa dạng. Có thời kỳ năm 2004 ở Nhật Bản có hẳn trào lưu (boom) về hàng mỹ nghệ VN. Châu Âu, ở Pháp, hàng Việt Nam cũng đang được ưa chuộng. Dệt may Việt Nam là địa chỉ khá tin cậy cho các nhà kinh doanh đến đặt hàng. Chương trình này sẽ góp phần thiết thực vào phát triển xuất khẩu bền vững.

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2010, nhãn "Vietnam Value Inside" sẽ trở thành công cụ marketing hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới. Theo Bộ Thương mại, việc tổ chức thực hiện chương trình xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia dự kiến được chia làm 3 giai đoạn chính. Giai đoạn 1 (2003), sau khi được Thủ tướng phê duyệt, Bộ Thương mại sẽ lập Ban chỉ đạo chương trình thuộc Bộ và Ban quản lý thuộc Cục xúc tiến thương mại (Vietrade). Tiếp đó, Bộ sẽ tổ chức hội thảo xây dựng và quảng bá thương hiệu tại các thành phố lớn trong cả nước. Giai đoạn 2 (2004), Bộ Thương mại sẽ lấy Hội chợ Thương mại ASEAN 2004 (hội chợ thương mại lớn nhất Đông Nam Á) làm trọng điểm để quảng bá nhãn "Vietnam Value Inside". Đồng thời, một chương trình hỗ trợ các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam cũng sẽ được tiến hành. Giai đoạn 3 (từ 2005 đến 2010) sẽ lấy Triển lãm Thế giới AICHI 2005 tổ chức tại Nhật Bản làm điểm mốc để quảng bá nhãn "Vietnam Value Inside" và các thương hiệu Việt Nam ra thị trường thế giới.

2.1.3.2. Điều kiện của hàng hóa được gắn biểu tượng thương hiệu quốc gia:

Theo Hội đồng tư vấn của chương trình, các doanh nghiệp được phép sử dụng nhãn “Thương hiệu quốc gia” được lựa chọn từ những ngành Việt Nam có khả năng cạnh tranh, đồng thời phải thoả mãn yêu cầu là sản phẩm đã xuất khẩu liên tục trong 3 năm, đã được đăng ký chất lượng ISO, HACCP... hoặc đạt chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn do cơ quan quản lý chuyên ngành đề ra...

Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade) thuộc Bộ Thương mại cho biết, sẽ thực hiện gắn biểu tượng “Thương hiệu quốc gia - Vietnam Value Inside” cho gần 100 doanh nghiệp đạt giải thương hiệu mạnh năm 2005. Đây là lần gắn biểu tượng Thương hiệu quốc gia đầu tiên từ trước tới nay được tổ chức tại Việt Nam.Theo Vietrade, để bình chọn thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp, ban tổ chức đã phải tiến hành khảo sát từ 15.000 độc giả, chọn lựa ở hơn 3.000 doanh nghiệp với trên 20 ngành kinh doanh khác nhau. Các doanh nghiệp được gắn biển sẽ được bảo trợ đối với thương hiệu của mình khi xuất khẩu ra nước ngoài cũng như được đảm bảo đó là thương hiệu có chất lượng tốt ở thị trường trong nước. Trong năm 2006, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ khởi động bằng các hoạt động bình chọn doanh nghiệp để trao giải thưởng xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ. Các doanh nghiệp sẽ được bình chọn theo các tiêu chí cụ thể được công bố trong năm nay. Những doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ được dán nhãn sản phẩm quốc gia "Vietnam Value Inside". Bên cạnh đó sẽ tiến hành hàng loạt hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực kinh doanh và phát triển thương hiệu.

2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG HÓA VIỆT NAM:

2.2.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU TỪ PHÍA CÁC DOANH NGHIỆP:

2.2.1.1. Duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa:

Thực tế cho thấy, một sản phẩm luôn tự bằng lòng với mình, không chịu nâng cao chất lượng thì sớm hay muộn gây sự nhàm chán và lòng tin thương hiệu bị suy giảm. Khi đó, độ “mạnh” của thương hiệu sẽ bị giảm sút thậm chí bị mất đi và doanh nghiệp có nguy cơ mất đi những khách hàng trung thành của mình. Việc thực hiện các biện pháp tự bảo vệ của doanh nghiệp có thành công hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào những vị khách trung thành của doanh nghiệp bởi họ là những người yêu mến sản phẩm của doanh nghiệp nhất. Vì vậy, không duy trì đuợc chất lượng hàng hóac hay giảm độ “mạnh” thương hiệu cũng đồng nghĩa với việc tăng khả năng bị xâm phạm thương hiệu từ bên ngoài. Tóm lại, một doanh nghiệp muốn xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu thành công trước hết phải bảo đảm được việc duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa.

2.2.1.2. Củng cố, phát triển và mở rộng hệ thống phân phối:

Các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý tới việc củng cố, phát triển và mở rộng hệ thống phân phối. Bởi, khi hàng hóa của doanh nghiệp được phân phối rộng rãi cũng đồng nghĩa với việc khách hàng có cơ hội tiếp xúc với sản phẩm của doanh nghiệp hơn. Khi đó, khách hàng sẽ tự mình trang bị được những kỹ năng nhận biết thương hiệu. Chính vì thế, khi các doanh nghiệp củng cố hệ thống phân phối tức là họ đang củng cố tập khách hàng trung thành, còn khi họ phát triển và mở rộng hệ thống phân phối họ sẽ có thêm tập khách hàng mới có khả năng nhận biết sản phẩm của họ đồng thời có thể thu thập nhiều hơn ý kiến phản hồi từ phía khách hàng. Đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng và củng cố, tăng thêm khả năng tự bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa của doanh nghiệp.

2.2.1.3. Thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu đầy đủ:

Chẳng có gì bảo đảm hơn cho doanh nghiệp bằng sự bảo hộ của luật pháp. Tuy rằng, cơ chế đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập nhưng đây lại là cơ sở vững chắc nhất cho việc bảo hộ thương hiệu. Chắc chắn với sự quan tâm tới vấn đề thương hiệu như hiện nay, những bất cập trong thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ được cải thiện. Điều mà các doanh nghiệp cần làm là thực hiện đăng ký nhãn hiệu đầy đủ để giảm tối đa sự cạnh tranh không lành mạnh.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chú ý quy định chung của quốc tế và quy định riêng của mỗi nước về thủ tục và phạm vi bảo hộ thương hiệu hoặc có thể thuê luật sư hiểu biết rõ về lĩnh vực này.

2.2.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC:

2.2.2.1. Hoàn thiện qui định pháp lý về đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:

Tại Việt Nam hiện nay, trong các văn bản pháp luật không có thuật ngữ thương hiệu. Vì vậy, việc bảo hộ thương hiệu không thể hoàn thiện. Tuy nhiên, nói tới thương hiệu là nhắc tới các yếu tố cấu thành nên thương hiệu nên bảo hộ thương hiệu cũng đồng thời là bảo hộ các yếu tố cấu thành đó mà trong đó quan trọng nhất là đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Chính vì vậy, trong thời điểm hiện nay, điều mà các doanh nghiệp quan tâm chính là thủ tục, thời gian đăng ký, thời gian bảo vệ, phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là như thế nào.Tuy nhiên các quy định trên trong đăng ký nhãn hiệu hàng hóa còn rất nhiều bất cập. Trước hết là thời gian để hoàn thành thủ tục đăng ký quá dài: 13 tháng, tiếp đó là tuy phí cho một lần đăng ký chỉ 10 triệu nhưng nếu quá trình đăng ký có trục trặc như giống hay tương tự một tên khác đã đăng ký doanh nghiệp lại phải bắt đầu lại từ đầu với một mức phí 10 triệu hoàn toàn mới. Thời gian, thủ tục khó khăn và kéo dài là vậy nhưng khi đã đăng ký rồi vẫn có thể gặp những rắc rối phát sinh ngay từ chính các cơ quan chức năng quản lý như vụ sữa Trường Sinh. Thêm vào đó, nếu gặp phải hiện tượng hàng giả, hàng nhái thì mức phạt không nghiêm, không đủ tính chất răn đe.

Chính vì những bất cập trong đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mà nhiều doanh nghiệp hiện nay không mặn mà với việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Chính vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật này là rất cần thiết để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đầy đủ.

Tóm lại, thuật ngữ thương hiệu bao gồm rất nhiều yếu tố nên việc cần có điều luật cho chính thuật ngữ thương hiệu để tránh việc quản lý phân tán dẫn đến rất nhiều vụ tranh chấp do quản lý chồng chéo, phức tạp. Không thể để những sai lệch như: thời hạn bảo hộ cho nhãn hiệu hàng hóa là 10 năm trong khi thời hạn bảo hộ

xuất xứ hàng hóa lại là vô thời hạn.

2.2.2.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại:

Với đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ và vừa nên khả năng tham gia các hội chợ triển lãm và xúc tiến thương mại lớn là rất khó khăn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền, quảng bá thương hiệu. Việc tuyên truyền, quảng bá thương hiệu thực hiện càng tốt càng làm tăng cơ hội tiếp xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng. Từ đó làm tăng khả năng nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng về thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy, khi gặp khó khăn trong việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mạicũng đồng thời doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tự bảo vệ thương hiệu. Do đó, Nhà nước nên có các chính sách, các dự án cụ thể trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại

2.2.2.3. Hình thành mô hình trung tâm tư vấn về bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam trong nước và quốc tế:

Điều bức xúc của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là hầu hết các doanh nghiệp nhận thức không đầy đủ về thương hiệu. Chính vì vậy, việc bảo vệ thương hiệu với các doanh nghiệp càng trở nên khó khăn hơn. Với các trung tâm tư vấn về bảo hộ thương hiệu, trước hết các doanh nghiệp sẽ được hệ thống hóa nhận thức về thương hiệu một cách đầy đủ, sau đó là tư vấn các phương pháp bảo vệ thương hiệu sao cho phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, các trung tâm này cũng có thể giúp doanh nghiệp hiểu và lo các thủ tục đăng ký bảo hộ thương ở nước ngoài với những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.

2.2.2.4. Gia tăng tác dụng của chương trình thương hiệu quốc gia:

Chương trình thương hiệu quốc gia là một chương trình xúc tiến thương mại dài hơi của quốc gia. Chính vì vậy, việc thực hiện nó không chỉ đòi hỏi sự kiên trì của các tổ chức mà cả bản thân các doanh nghiệp Việt Nam. Để chất lượng của chương trình được bảo đảm đòi hỏi việc kiểm tra, kiểm soát kỹ lưỡng điều kiện tham gia của các doanh nghiệp. Bởi biểu trưng thương hiệu quốc gia chính là bộ mặt của toàn bộ hàng hóa, dịch vụ và sản phẩm của đất nước đó.

Mặt khác, chương trình cần được phổ biến rộng rãi tới tất cả các doanh nghiệp trong nước được biết để nâng cao chất lượng hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước nhờ việc họ cố gắng đáp ứng các điều kiện để được gắn nhãn thương hiệu quốc gia.

Khi các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện gắn nhãn thương hiệu quốc gia xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, người tiêu dùng nước ngoài sẽ biết rằng đó là hàng hóa của một thương hiệu Việt Nam. Từ đó, dần dần tạo nên một phong cách riêng cho hàng Việt Nam giống như phong cách của Trung Quốc là giá cả phải chăng, Nhật Bản được biết đến như quốc gia của chất lượng… Khi đó, các doanh nghiệp sẽ hạn chế được sự xâm phạm thương hiệu giống như vụ của Trung Nguyên và Petro Việt Nam. Bản thân các doanh nghiệp khi tham gia vào chương trình cũng sẽ nhận thức rõ ràng hơn về việc bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp để có các biện pháp tự bảo vệ cho thương hiệu của mình cả ở thị trường trong nước và quốc tế.

2.2.2.5. Tổ chức các chương trình đào tạo bộ phận nhân sự chuyên về bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa:

Sự yếu kém trong bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam có lẽ xuất phát từ thực tế là các doanh nghiệp không có bộ phận có chuyên môn chuyên phụ trách các vấn đề về thương hiệu. Chính vì vậy, họ không biết cần phải làm

Từ đó, ta thấy việc cần có một đội ngũ chuyên nghiệp hiểu về thương hiệu, về cách xây dựng và bảo vệ thương hiệu là vô cùng cấp thiết. Vấn đề đặt ra với các cơ quan Nhà nước là phải tổ chức các chương trình đào tạo chuyên biệt về vấn đề này. Có như vậy, hàng hóa Việt Nam mới tự tin hơn khi bước vào hội nhập kinh tế quốc tế bởi họ có thể tự tin không chỉ trong việc xây dựng thương hiệu mà còn trong việc bảo vệ thương hiệu của mình.

KẾT LUẬN

Với một nền kinh tế phát triển, cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp là gia tăng thêm giá trị vô hình cho mỗi sản phẩm hay nói cách khác là phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, cho doanh nghiệp. Trong khi đó, việc xây dựng thương hiệu tốn rất nhiều thời gian và công sức bởi đó là một quá trình không có điểm đầu mà cũng không có điểm kết thúc. Thế nhưng, trong thời buổi kinh tế mở cửa và hội nhập kinh tế hiện nay với nạn hàng giả hàng nhái tràn lan, thương hiệu rất dễ bị chiếm dụng không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả trên thương trường quốc tế nếu các doanh nghiệp không biết cách bảo vệ thương hiệu cho chính mình. Và trên thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu kém trong việc bảo vệ thương hiệu với việc vi phạm thương hiệu tràn lan ở trong nước và là nạn nhân của hàng loạt vụ chiếm dụng thương hiệu trên thị trường quốc tế. Phải bảo vệ được thương hiệu các doanh nghiệp mới có thể củng cố và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay nhận thức không đầy đủ về quá trình bảo vệ thương hiệu: họ cho rằng chỉ cần đăng ký nhãn hiệu tức là đã bảo vệ thương hiệu. Trên thực tế, bảo vệ thương hiệu bao gồm: đăng ký bảo hộ thương hiệu (hay bảo hộ các yếu tố cấu thành nên thương hiệu) và các biện pháp doanh nghiệp thực hiện để tự bảo vệ thương hiệu như: nâng cao chất lượng hàng hóa, đánh dấu bao bì, mở rộng kênh phân phối, thực hiện các biện pháp PR (quan hệ công chúng)… để gia tăng sự nhận biết thương hiệu và tăng sự tiếp xúc giữa khách hàng và doanh nghiệp. Đăng ký

Một phần của tài liệu BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w