Đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu:

Một phần của tài liệu BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP (Trang 35 - 37)

Hiện nay, cộng đồng châu Âu đã bao gồm 25 nước thành viên. Để giúp các chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa vào các nước cộng đồng châu Âu nhanh chóng, thuận lợi hơn, cộng đồng châu Âu đã lập ra một hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hóa riêng, độc lập vào các nước cộng đồng. Nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký thông qua hệ thống này được gọi là nhãn hiệu cộng đồng hay còn gọi là CTM. Để được đăng ký CTM, nhãn hiệu phải được cả 25 nước đồng ý. Sau khi được đăng ký tại cơ quan đăng ký này, nhãn hiệu đó sẽ có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên cộng đồng châu Âu.

Trong quá trình đăng ký, chỉ cần nhãn hiệu không đủ điều kiện đăng ký tại một trong 25 nước thành viên thì nhãn hiệu đó thông qua hệ thống đăng ký CTM coi như không thành. Hệ thống đăng ký CTM là độc lập và không có ảnh hưởng đối với hệ thống đăng ký quốc gia của mỗi nước thành viên cộng đồng, nghĩa là nhãn hiệu CTM và nhãn hiệu đăng ký quốc gia có thể tồn tại song song.

Đơn đăng ký CTM được nộp cho cơ quan đăng ký có tên là “The Office for Harmonization in the Internal Market” viết tắt là OHIM có trụ sở đóng tại Tây ban nha. Văn phòng OHIM chính thức hoạt động từ 1/4/1996.

Quy định về chủ thể nộp đơn CTM:

+ Cá nhân, pháp nhân thuộc các nước thành viên Cộng Đồng Châu Âu + Cá nhân, pháp nhân thuộc các nước thành viên Công ước Paris, hay Hiệp định TRIPs;

+ Cá nhân, pháp nhân có nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh đóng tại một trong các nước là thành viên của Cộng đồng Châu Âu, Công ước Paris, hoặc Hiệp định TRIPs.

Việt Nam là thành viên của Công ước Paris. Vì vậy các cá nhân, pháp nhân Việt Nam nếu có nhu cầu đều có thể nộp đơn đăng ký CTM tại OHIM.

Loại nhãn hiệu được đăng ký là: nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận

Tài liệu và thông tin cần cung cấp trong thủ tục nộp đơn gồm có:

+ Tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax (nếu có), và quốc tịch của Người nộp đơn;

+ Giấy uỷ quyền của Người nộp đơn (mẫu sẽ được gửi cho khách hàng trên cơ sở yêu cầu);

+ 5 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;

+ Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; + Phân loại quốc tế hàng hoá, dịch vụ (nếu biết)

Thời hạn bảo hộ và gia hạn hiệu lực: Nhãn hiệu CTM sau khi được đăng ký sẽ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn, và có thể được gia hạn nhiều lần liên tục, mỗi lần 10 năm, và chủ sở hữu phải nộp lệ phí gia hạn. Khi gia hạn, chủ sở hữu không phải nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu.

Một phần của tài liệu BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w