Trong 5 năm (2001-2005), tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện khá ổn định, tốc độ tăng GDP bình quân đạt 11,01%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của tỉnh và cả nước. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực. Năm 2000 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 41,33%, CN-TTCN-XD và TM-DV chiếm 58,67% trong cơ cấu GDP, đến cuối năm 2005 các chỉ số tương ứng là 31,52% và 68,48%, cơ chế mới và nhất là công cụ tín dụng đã góp phần huy động tiềm năng, thu hút các nguồn lực bên trong và bên ngoài để đầu tư cho phát triển. Các vấn đề xã hội đã được giải quyết tốt, góp phần cải thiện mọi mặt của dời sống xã hội. Thu nhập bình quân đầu người tăng 1,49 lần (năm 2001 đạt 3,665 triệu đồng/người, năm 2005 đạt 5,45 triệu).
SX CN – TTCN tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân đạt 15,41% năm. Riêng phần CN do huyện quản lý tăng 21,6%. đã hình thành 7/2 cụm công nghiệp ở Đại Hiệp, Khu 5- ái Nghĩa, Đại An, Đại Nghĩa 1, Đại Nghĩa 2, Mỹ An - Đại Quang thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đến cuối năm 2005 đã có 4 dự án đầu tư đi vào hoạt động. Số vốn đăng ký của 19 dự án đạt trên 40 tỷ VNĐ và 11,4 triệu USD. Từ
năm 2000 đến nay có thêm 15 doanh nghiệp ra đời với tổng vốn điều lệ 10,68 tỷ VNĐ. Hiện nay trên toàn huyện có trên 1.750 cơ sở sản suất TTCN đang hoạt động, giải quyết gần 6.000 lao động chuyên và trên 16.000 lao động nông nhàn thời vụ. [3, tr.2-3-4]. Một số ngành nghề mới như dệt vải, chế tác đá mỹ nghệ, gia công chế biến thuỷ sản, đan lưới… ra đời, các ngành nghề truyền thống đã và đnag được khôi phục và phát triển.
Các ngành TM – DV từng bước mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm đạt 13,52%. đã đầu tư quy hoạch và xây dựng hệ thống mạng lưới chợ nông thôn, tạo điều kiện cho thị trường nông thôn phát triển nhất là việc tiêu thụ hàng hoá nông sản. Du lịch bước đầu đã có những khởi động tốt, các điểm du lịch mới như Bằng Am (Đại Hồng), Suối nước nóng Chấn Hưng (Đại Hưng)… đang được nghiên cứu, xúc tiến thu hút đầu tư.
Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục được phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, giữ vững và phát triển nhịp độ tăng trưởng, có bước chuyển biến tích cực trong cơ cấu nội bộ ngành. Trong 5 năm, diện tích lúa giảm trên 3.000 ha nhưng tổng sản lượng lương thực vẫn đạt từ khoảng 60.000 tấn/năm, vượt luôn vượt mức kế hoạch của tỉnh và Nghị quyết Huyện Đảng bộ đề ra. Chính sách phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vườn được triển khai và mang lại kết quả tốt, nâng số trang trại theo tiêu chí chuẩn được công nhận đến cuối 2005 là 75 trang trại, lao động cho kinh tế trang trại là 341 người, tổng diện tích vườn tạp được cải tạo sang chuyên canh có hiệu quả là 942 ha, chiếm 70% tổng diện tích đất vườn. Tỷ trọng ngành chăn nuôi được nâng dần trong cơ cấu của SX nông nghiệp, từ 18,6% (năm 2001) lên 23,03% (năm 2005). Chủ trương dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp được hưởng ứng mạnh mẽ từ phía nông dân, đến cuối năm 2005 có 87/159 số thôn hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, từ đó đã quy hoạch chuyển đổi 70,72 ha đất lúa sang trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi sang diện tích mặt ao nuôi cá 10,9 ha, trồng cỏ nuôi bò 90 ha…[3, tr.1].
Thu ngân sách nhà nước hàng năm đều đạt và vượt dự toán, tăng bình quân hằng năm là 26%, trong đó thu phát sinh kinh tế trên địa bàn 15,6% năm.
Hoạt động huy động vốn đầu tư khá đa dạng, cơ cấu đầu tư hướng vào mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong 5 năm tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt xấp xỉ 570 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho kết cấu hạ tầng đạt 285 tỷ đồng, tập trung trên các lĩnh
vực: Bê tông hoá giao thông nông thôn, kiên cố háo kênh mương, tầng hoá và chuẩn hoá trường học, trạm y tế xã… đã làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn.
Lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ. Các vấn đề xã hội bức xúc được quan tâm giải quyết, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện đáng kể. Các chương trình xoá đói giảm nghèo, cho vay vốn giải quyết việc làm, phát triển nông nghiệp nông thôn được chú trọng. Công tác xã hội hoá giáo dục, y tế bước đầu đạt kết quả tốt. Đã có 33/66 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia. Đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở sớm hơn 3 năm theo kế hoạch. Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, học tập cộng đồng ngày càng phát triển.
Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được quan tâm đầu tư, tăng cường, cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Công tác phòng chống dịch bệnh và các chương trình y tế quốc gia được thực hiện khá tốt. Đề án xây dựng 3 công trình vệ sinh giai đoạn 2001-2004 cơ bản hoàn thành.
Chương trình xoá nhà tạm và xây dựng nhà đại đoàn kết được tập trung chỉ đạo và thu được kết quả khá cao (trong 5 năm đã vận động xây dựng hoàn thành 824 ngôi nhà tình nghĩa, 358 nhà địa đoàn kết). Công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo người có công được duy trì và nâng cao.
Lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em có nhiều tiến bộ, duy trì được mức giảm sinh hàng năm ở mức 0,84%o. Giảm tỷ lệ suy dinh dưởng trẻ em từ 34,39% (2000) xuống còn 21,5% (2005)…
Đời sống văn hoá cơ sở có nhiều khởi sắc. Đến cuối 2005 toàn huyện có 75,6% đơn vị đạt khu, thôn phố văn hoá, 79,8% gia đình văn hoá, 90% cơ quan văn hoá được công nhận.
Về lao động và việc làm có những chuyển biết tốt. Bằng các chương trình tín dụng hỗ trợ giải quyết việc làm, các cơ sở sản xuất CN-TTCN ngày càng được mở rộng quy mô, trong 5 năm đã có 22.095 lao động có việc làm mới.
Nhận xét về thành tựu đạt được:
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của huyện Đại Lộc (2001 –
2005)
Chỉ tiêu tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Dân số trung bình 1000 /ng 153,6 155,7 157,6 158,9 160,4 2. Tổng sản phẩm GDP Tỷ đồng 570,9 626,45 696,82 780,74 882,24 - Nông, lâm, thuỷ sản Tỷ đồng 227,51 235,72 249,32 263,86 278,14 - CN-TTCN- xây dựng Tỷ đồng 212,01 242,45 280,00 324,33 382,70 - Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 131,66 148,25 167,50 192,55 221,40 3. Sản lượng lương thực Tấn 59.371 60.727 63.366 57.597 56.549 4. Hoạt động ngân sách - Thu ngân sách Tỷ đồng 48,99 54,57 68.,49 96,55 103,62 - Chi ngân sách Tỷ đồng 47,32 52,50 63,87 74,13 84,59 5. Lương thực b.quân/ng Kg/người 384,19 387,36 402,17 362,48 352,62 6. GDP b. quân/người Triệu/ng 3,716 4.023 4.421 4.913 5.500
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc 2001 – 2005.
Bảng 2.1 cho thấy tăng trưởng kinh tế huyện giai đoạn 2001 -2005 luôn ở mức cao và ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong cơ cấu ngành nghề và cả trong nội bộ từng ngành. CN, DV ngày càng phát triển và chiếm ưu thế. Nông nghiệp được tổ chức lại theo hướng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi được đẩy mạnh phát triển. Sản lượng lương thực cây có hạt tăng trong 3 năm 2001-2003, giảm trong 2 năm cuối 2005- 2005 và sẽ còn tiếp tục giảm trong những năm tới để nhường chỗ cho sản lượng cây công nghiệp, chăn nuôi và cả sản lượng CN, DV. Đây là một tất yếu trong hành trình của CNH, HĐH, khẳng định được đường lối phát triển đúng đắn của Đảng Bộ và nhân dân Đại Lộc trong 5 năm qua.
Bảng 2.2: Cơ cấu giá trị các ngành kinh tế (2001 – 2005)
Đơn vị tính: %
- Nông, lâm, thuỷ sản 39,80% 37,63% 35,77% 33,80% 31,52% - CN-TTCN-XD 37,14% 38,70% 40,19% 41,54% 43,38% - Thương mại - DV 23,06% 23,67% 24,04% 24,66% 25,10% Tổng cộng 100%% 100% 100% 100% 100%
Nguồn: Tổng hợp từ bảng 2.1.
Tăng trưởng và giá trị sản lượng trong cơ cấu các ngành kinh tế cũng phản ảnh được hướng đi tích cực của đường lối phát triển KT-XH tại huyện. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của CN-TTCN-XD luôn luôn ở mức cao và chiếm ưu thế. Nếu như năm 2001 tốc
độ tăng trưởng của Nông nghiệp,
CN-TTCN-XD và TM - DV tương ứng là 3,59% – 13,35% – 12,05% thì đến năm 2005 cơ cấu tăng trưởng là 6,24% – 18,62% – 13,94%.
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các ngành (2001 – 2005)
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu tăng trưởng 2001 2002 2003 2004 2005
- Nông, lâm, thuỷ sản 3,59 3,61 5,75 5,83 6,24 - CN-TTCN-XD 13,35 14,37 15,50 15,83 18,62 - TM - DV 12,05 12,61 13,00 14,95 13,94 - Tốc độ tăng GDP 9,02 9,73 11,24 12,02 13,28 Nguồn: Tổng hợp từ bảng 2.1. 2.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.1.2.1 Những hạn chế
Đi kèm với những thành tựu đạt được trong phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Đại Lộc trong 5 năm (2001 – 2005) là những yếu kém, hạn chế thể hiện như sau:
- Kinh tế tăng trưởng luôn ở mức cao nhưng chưa thật sự vững chắc, chất lượng tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ cấu sản xuất từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng chuyển dịch chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Tâm lý sản xuất nhỏ vẫn còn ảnh hưởng nặng trong nhận thức và tư duy của một bộ phận cán bộ. Kết cấu hạ tầng dù có tập trung đầu tư nhưng vẫn còn thấp kém nhiều mặt. Trình độ công nghệ và năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế. Công tác quy hoạch và triển khai các đề án quy
hoạch được duyệt còn nhiều bất cập, lúng túng, kéo dài, gây tâm lý bức xúc, không đồng tình trong nhân dân. Thành phần kinh tế nhà nước và hợp tác, mà chủ lực là các DNNNvà HTX trên địa bàn chưa thật sự đủ mạnh, chưa làm tốt vai trò chủ đạo trong xây dựng và phát triển.
- Trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi còn nhiều lúng túng bị động, chưa hình thành được các vùng tập trung chuyên canh nguyên liệu cho công nghiệp. Chăn nuôi vẫn chưa được đầu tư đúng mức, tỷ trọng ngành chăn nuôi có tăng nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu. Công tác dồn điền, đổi thửa là một chủ trương đúng đắn, tạo điều kiện cho quá trình tích tụ tập trung ruộng đất, hình thành những trang trại có quy mô lớn, nhưng chưa được chỉ đạo thực hiện kiên quyết, tiến độ thực hiện còn chậm so với yêu cầu. Kinh tế trang trại chưa được chú ý phát triển. Các chính sách tín dụng hỗ trợ kinh tế trang trại, kinh tế vườn, chăn nuôi theo các Quyết định 30, 66 của UBND tỉnh thực hiện còn nhiều bất cập và kém hiệu quả.
- Trong CN- TTCN chưa có những sản phẩm chủ lực để khẳng định thế mạnh của công nghiệp địa phương. Hoạt động đầu tư và thu hút đầu tư còn nhiều bất cập, vẫn còn tình trạng nhiều dự án đã được cấp phép nhưng chưa thực hiện, gây lãng phí tài nguyên đất đai. Không loại trừ nhiều dự án “ma”, không vì mục đích SXKD chính đáng… Quản lý khai thác tài nguyên vẫn còn nhiều sơ hở.
- Các ngành dịch vụ, du lịch chưa phát triển đúng tiềm năng. Kinh tế du lịch chưa được quy hoạch khai thác có hiệu quả.
- Trong lĩnh vực lao động việc làm còn nhiều bất cập. Lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ cao (58,75%), nhưng trình độ chuyên môn, kỹ thuật nói chung còn thấp, dẫn đến tình trạng thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng. Trong khi các dự án đầu tư mới trên địa bàn huyện có nhu cầu sử dụng lao động rất lớn (Công ty May mặc Thái Liên cần khoảng 2.000 lao động kỷ thuật…) thì số lao động thiếu việc làm hiện có lại không đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Đầu tư cho đào tạo ngành nghề chưa tương xứng với yêu cầu. Các cơ sở đạo tạo chuyên môn kỹ thuật tại còn nhỏ về quy mô và yếu về chất lượng, chưa thể đáp ứng tốt các yêu cầu sử dụng lao động của địa phương.