Hạn chế và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xáx (Trang 61 - 64)

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá)

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.

Công tác phân tích tài chính của Công ty vẫn tồn tại những hạn chế sau:

Thứ nhất, về thông tin sử dụng để phân tích, tuy Công ty đã sử dụng kết hợp cả thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhưng do thiếu thông tin trong việc lấy số liệu trung bình ngành nên việc phân tích ít nhiều giảm tính khách quan, chỉ dựa trên sự đánh giá chủ quan của Công ty. Vì vậy, việc đánh giá về tình hình tài chính của Công ty chỉ đơn thuần qua sự so sánh các số liệu, các chỉ tiêu của Công ty qua các năm mà chưa đặt các số liệu, các chỉ tiêu đó bên cạnh một tiêu chuẩn nhất định.

Thứ hai, về nội dung phân tích, ngay trong các chỉ tiêu mà công ty áp dụng, việc sử dụng chúng cũng chưa thực sự triệt để, nội dung hết sức sơ sài, mặc dù đã cung cấp những thông tin khái quát nhất nhưng thiếu đi tính chi tiết. Cụ thể như sau:

- Trong việc phân tích cơ cấu tài sản, Công ty mới chỉ dừng lại ở việc phân tích tỷ lệ tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản, chưa đi sâu chi tiết tỷ lệ của từng

loại tài sản để xác định được tính hợp lý của cơ cấu tài sản cũng như tính hợp lý của việc sử dụng vốn. Tương tự, việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn vay trên tổng nguồn vốn, chưa phân tích chi tiết để làm rõ việc huy động vốn của Công ty . Nếu việc phân tích nội dung này thực sự triệt để sẽ giúp cho các nhà quản lý thấy được đầu tư vào loại tài sản nào là thích hợp, đầu tư vào thời điểm nào, đồng thời có chính sách hợp lý về việc cắt giảm hoặc tăng dự trữ hàng tồn kho hoặc chính sách bán hàng hợp lý để giảm các khoản nợ phải thu... Bên cạnh đó, việc phân tích cơ cấu nguồn vốn và xu hướng biến động của từng loại nguồn vốn cũng giúp các nhà quản lý thấy được mức độ an toàn và hợp lý trong việc huy động vốn.

- Về tình hình công nợ và khả năng thanh toán: Công ty đã cơ bản phân tích được thực trạng các khoản phải thu và phải trả, tính toán được các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá khả năng thanh toán. Nhưng vấn đề ở chỗ phân tích khả năng thanh toán không đơn thuần chỉ đánh giá khả năng doanh nghiệp có thể trang trải được các khoản nợ bằng tài sản của mình hay không mà còn phải đánh giá hiệu quả việc sử dụng các khoản nợ như thế nào qua việc phân tích đòn bẩy nợ và khả năng thanh toán lãi vay.

- Về hiệu quả kinh doanh, Công ty mới chỉ đánh giá hiệu quả kinh doanh trên phương diện quản lý chi phí và lợi nhuận, chưa đặt lợi nhuận trong mối tương quan với khả năng chi trả lãi vay để thấy lợi nhuận của Công ty có đảm bảo khả năng chi trả lãi vay hàng năm hay không và ảnh hưởng của đòn bẩy nợ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty như thế nào.

Ngoài ra, Công ty chưa phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động như: Vòng quay của tiền, vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển, với đặc thù là giá trị tài sản cố định rất lớn, luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tài sản; lượng nguyên liệu, vật liệu luôn luôn phải kịp thời để đáp ứng hoạt động khai thác cảng biển; giá trị các khoản phải thu tương đối lớn..., Công ty cần phải

phân tích các tỷ số này để đo lường hiệu quả sử dụng của các bộ phận cấu thành tổng tài sản trên để kịp thời có những điều chỉnh cần thiết.

Thứ ba, về phương pháp phân tích chưa hoàn thiện. Công ty chỉ dừng lại ở các phương pháp truyền thống là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ, chưa áp dụng các phương pháp mang lại hiệu quả cao hơn, tránh được tính đơn lẻ và rời rạc như: phương pháp loại trừ, phương pháp phân tích xu hướng, phương pháp Dupont...

Thứ tư, công tác tổ chức phân tích còn diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa xác định được kế hoạch, mục tiêu phân tích nên việc phân tích không mang lại hiệu quả cao, phần nhiều mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy được tác dụng đối với việc ra quyết định quản lý tài chính của doanh nghiệp. Chính vì lý do này mà việc phân tích mới chỉ dừng lại ở việc phân tích thực trạng, qua đó chưa nêu được những giải pháp cũng như định hướng cho công tác quản lý tài chính của Công ty, việc phân tích cũng chưa rõ ràng phục vụ cho đối tượng sử dụng thông tin nào.

Những hạn chế trên bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Về chủ quan, trước hết, do công tác phân tích tài chính thực sự chưa được coi trọng đúng mức trong doanh nghiệp, vì vậy việc đầu tư cơ sở vật chất, thời gian cũng như đội ngũ nhân sự cho công tác này chưa cao. Các nhà quản lý chưa sử dụng kết quả phân tích tài chính như một công cụ thực sự hữu hiệu cho công tác quản lý tài chính của mình. Hơn nữa, đối với các đối tượng sử dụng thông tin khác (các nhà đầu tư, nhà cho vay...), việc sử dụng thông tin phân tích tài chính làm định hướng cho việc ra quyết định chưa phổ biến, nên chưa tạo động lực lớn trong việc hoàn thiện công tác này.

Do không có sự đầu tư thích đáng nên cán bộ phân tích chưa trau dồi đầy đủ những kiến thức cần thiết để nâng cao năng lực phân tích tài chính, dẫn đến kết quả của việc phân tích còn nhiều hạn chế. Hiện nay, hầu hết công tác phân tích tài chính chỉ do Kế toán trưởng, chưa có một ban phân tích riêng để quy định quyền hạn, trách nhiệm.

Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng để cung cấp thông tin phục vụ cho việc phân tích chưa thật chặt chẽ, nên các thông tin chủ yếu lấy từ các số

liệu trên các báo cáo tài chính, dẫn đến sự không đầy đủ, thiếu tính thuyết phục của việc phân tích.

Về khách quan, do việc phân tích tài chính không phải là một hoạt động bắt buộc trên phương diện pháp lý nên Công ty chưa nhận thức được sự cần thiết của công tác này. Trong quá trình phân tích, sự khó khăn của việc lấy số liệu trung bình ngành cũng là một hạn chế rất lớn ảnh hưởng tới hiệu quả của phân tích tài chính.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xáx (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w