Đánh giá chung về thực trạng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm hóa chất của Công ty TNHH Tân An trên thị trường nội địa (Trang 47)

chất của Công ty TNHH Tân An trên thị trường nội địa

4.1. Về thực trạng nhập khẩu hóa chất

Những thành tựu đạt được: Trong những năm gần đây hoạt động nhập khẩu hóa chất của Công ty đã không ngừng phát triển và tạo được uy tín đối với bạn hàng, với những đối tác nước ngoài. Không ngừng mở rộng thị trường nhập khẩu hóa chất, tạo đầu vào ổn định cho hoạt động kinh doanh của Công ty và danh mục hóa chất nhập khẩu ngày càng đa dạng hơn. Tiếp đó Công ty còn đào tạo được đội ngũ nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu có trình độ và kinh nghiệm.

Những hạn chế của Công ty trong công tác nhập khẩu hóa chất: mặc dù trong những năm gần đây hoạt động nhập khẩu hóa chất của Công ty đạt được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó vẫn có những tồn tại như: chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động nghiên cứu thị trường nhập khẩu hóa chất, phần lớn kim ngạch nhập khẩu hóa chất của Công ty vẫn tập trung ở một số thị trường truyền thống như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.

4.2. Về thực trạng tiêu thụ hóa chất

Những thành tựu đạt được: Trong những năm gần đây hoạt động tiêu thụ hóa chất của Công ty đã đạt được nhiều thành tựu lớn như tăng được thị phần tiêu thụ hóa chất của mình trên thị trường nội địa, mở thêm được những chi nhánh phục vụ cho hoạt động tiêu thụ hóa chất của Công ty tại các tỉnh, thành mới. Bên cạnh đó, Công ty cũng có chính sách giá cả hợp lý, qua đó doanh thu từ hoạt động tiêu thụ hóa chất của Công ty cũng liên tục tăng lên qua các năm, tương đương với lợi nhuận thu được từ hoạt động này cũng tăng lên góp phần vào sự phát triển chung của Công ty.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động tiêu thụ của Công ty TNHH Tân An cũng còn một số hạn chế sau: các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ chưa được chú trọng, mạng lưới tiêu thụ còn nhỏ, phương thức tiêu thụ chỉ là bán hàng trực tiếp cho các khách hàng chưa tận dụng được ưu điểm của kênh phân phối trung gian. Ngoài ra, Công ty cũng chưa có sự quan tâm đúng mức tới hoạt động Marketting, thiếu quan tâm tới việc nghiên cứu thị trường.

Tóm lại, mặc dù hiện nay hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hóa chất của Công ty còn nhiều khó khăn và cũng có nhiều hạn chế cần khắc phục, nhưng ban lãnh đạo, cũng như nhân viên trong Công ty luôn cố gắng hết mình để đưa Công ty đi lên phát triển ngày càng vững mạnh và nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY NHẬP KHẨU VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HOÁ CHẤT Ở CÔNG TY

TNHH TÂN AN TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 1. Phương hướng phát triển của Công ty trong những năm tới

1.1. Mục tiêu phương hướng phát triển của ngành

Ngành công nghiệp hoá chất là một ngành công nghiệp có liên quan tới hoạt động của nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Và theo như chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam thì đến năm 2010 ngành đã đặt ra những mục tiêu sau:

Một là, góp phần tạo nên sự đồng bộ, thống nhất trong việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: chiến lược phát triển công nghiệp hoá chất phải đồng bộ, phù hợp với chiến lược phát triển của các ngành khác, nhằm tạo nên sự phát triển thống nhất trong toàn nền kinh tế quốc dân.

Hai là, xây dựng ngành công nghiệp hoá chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm cả sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Ba là, góp phần phân bố hợp lý lực lượng sản xuất theo ngành và theo vùng lãnh thổ, tạo nên sự phát triển cân đối, hợp lý trong nội bộ ngành công nghiệp.

(Theo như: Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 207/2005/QĐ – TTG).

Với những mục tiêu trên thì ngành công nghiệp hoá chất cần có những giải pháp cụ thể nhằm phát triển sản phẩm cũng như nâng cao năng lực cạnh

tranh của các sản phẩm trên thị trường, có thể xây dựng giải pháp thực hiện theo từng nhóm mặt hàng cũng như theo cơ cấu ngành.

1.2. Mục tiêu phương hướng phát triển của Công ty TNHH Tân An đến 2010 2010

Trong chiến lược phát triển của mình Công ty Tân An đang nỗ lực cố gắng để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra trong năm 2010 đó là:

Tăng tổng doanh thu của doanh nghiệp lên tới 500 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm khoảng 80%. Và doanh thu từ hoạt động nhập khẩu hóa chất chiếm khoảng từ 20- 25% tổng doanh thu đó.

Bên cạnh đó, mở rộng quy mô thị trường, tăng thị phần của Công ty lên khoảng 8% của cả nước.

Thiết lập được các văn phòng đại diện tại Mỹ và Đức.

Như mục tiêu đã đề ra thì Công ty đang mở rộng thị trường xuất khẩu của mình ra các nước được đánh giá là có nhu cầu lớn về mặt hàng đang kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó Công ty cũng đặt mục tiêu tăng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hóa chất trong những năm tới. Để thực hiện được những mục tiêu trên thì Công ty TNHH Tân An cần có những biện pháp thật cụ thể để có thể thực hiện đúng kế hoạch đặt ra.

2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm hoá chất ở Công ty TNHH Tân An trên thị trường nội địa chất ở Công ty TNHH Tân An trên thị trường nội địa

2.1. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhập khẩu hoá chất ở Công ty TNHH Tân An Tân An

2.1.1. Nghiên cứu tìm kiếm thị trường nhập khẩu

Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải gắn liền với thị trường, và lấy thị trường làm mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Nhất là đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu như Công ty TNHH Tân An thì việc nghiên cứu thị

trường nhập khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động nhập khẩu. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới và căn cứ vào nhu cầu hoá chất của thị trường trong nước để Công ty có những kế hoạch nhập khẩu hợp lý.

Hoạt động nhập khẩu chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những yếu tố của thị trường nước ngoài. Đây là hoạt động mua bán giữa những chủ thể thuộc những quốc gia khác nhau nên Công ty cần làm công tốt công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường cần nghiên cứu một cách cụ thể và nắm chính xác các chế độ chính sách, luật pháp của thị trường nhập khẩu ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty. Ngoài ra, cần nắm vững những phong tục tập quán kinh doanh của thị trường đó, cũng như cần có thông tin đầy đủ, chính xác về bạn hàng như uy tín, điều kiện sản xuất kinh doanh và cung ứng hàng hoá của bạn hàng. Có thể tìm hiểu thông tin về bạn hàng thông qua những doanh nghiệp đã từng có quan hệ với bạn hàng đó, hay thông qua đại sứ quán của Việt Nam để tìm hiểu tư cách pháp lý của bạn hàng. Trong quá trình nghiên cứu cũng cần xem xét tới quyền hạn và phạm vi trách nhiệm của người đứng tên giao dịch và đại diện bên bạn. Nắm bắt nhanh những thông tin và áp dụng những kỹ thuật hiện đại để phân tích thông tin nhằm tìm ra thị trường nhập khẩu tối ưu.

Thông tin sau khi được xử lý cần được áp dụng kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu và nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu cần nắm bắt được những thông tin về giá cả và chất lượng hàng hoá để có phương án nhập khẩu và lựa chọn bạn hàng tốt nhất.

Qua những thông tin thu được từ việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu Công ty đi đến quyết định lựa chọn thị trường nhập khẩu và bạn hàng để nhập khẩu. Quá trình giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng có vai trò quyết định tới

sự thành công của hoạt động nhập khẩu vì vậy cần phải biết vận dụng những kết quả của việc nghiên cứu thị trường vào quá trình giao dịch ký kết hợp đồng. Hợp đồng ký kết phải quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của các bên, cũng như các điều khoản về số lượng, chất lượng hàng hoá giao dịch, điều kiện, phương tiện vận chuyển và điều kiện thanh toán cũng phải được quy đinh cụ thể trong hợp đồng.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu hoá chất Công ty cần có nhiều nguồn. Do đó vấn đề mở rộng thị trường và mở rộng quan hệ với bạn hàng có ý nghĩa chiến lược đối với hoạt động nhập khẩu của Công ty. Ngoài những thị trường, những bạn hàng truyền thống như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,… Công ty cần phải xúc tiến hơn nữa trong việc mở rộng quan hệ, mở rộng thị trường ở các nước Đông Nam Á, các nước thuộc Châu Âu như Nga,… Đối với những những đối tác mới có khả năng tạo dựng mối quan hệ lâu dài thì Công ty nên gây ấn tượng tốt và tích cực bày tỏ mong muốn và thiện trí của mình.

Tóm lại, qua nghiên cứu và mở rộng thị trường nhập khẩu Công ty có được thông tin chính xác và đầy đủ về bạn hàng từ đó đưa ra những quyết định hợp lý và kịp thời làm tăng hiệu quả của hoạt động nhập khẩu hoá chất ở Công ty.

2.1.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu của Công ty

TNHH Tân An

Nhập khẩu là một hoạt động hết sức phức tạp. Vì thế đòi hỏi Công ty phải chủ động đổi mới và hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu của mình. Bên cạnh đó những chủ trương, chính sách của Nhà nước về ngoại thương có thể thay đổi do đó những nhân viên làm công tác nhập khẩu luôn phải nắm bắt tập quán thương mại, những chính sách kinh tế đối ngoại của những nước mà Công ty hoạt động. Nhất là trong những năm gần đây trước xu thế hội nhập

toàn cầu nhiều tập quán thương mại quốc tế từ lâu đã không còn phù hợp nữa và đã có những thay đổi. Là cán bộ làm công tác nhập khẩu cần biết được những thay đổi này để áp dụng vào hoạt động nhập khẩu của Công ty.

Trong nghiệp vụ nhập khẩu thì quá trình giao dịch và đàm phán có vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của hoạt động nhập khẩu. Nhưng do có sự khác nhau về phong tục tập quán cũng như về văn hoá trong giao tiếp nên nhất định cán bộ làm công tác giao dịch và đàm phán ký kết hợp đồng phải có sự chuẩn bị đầy đủ các thông tin về đối tác để quá trình đàm phán ký kết hợp đồng diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Hợp đồng ký kết cần được xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi hai bên ký kết vì bất cứ một sai sót nhỏ trong hợp đồng cũng có thể gây thiệt hại cho Công ty, vì vậy các điều khoản trong hợp đồng phải được quy định chặt chẽ và hợp lý. Để đạt được những mục tiêu trên Công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giao dịch đàm phán, tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội để trau rồi học hỏi thêm về những kỹ năng, nghệ thuật khi giao tiếp và hợp tác với người nước ngoài.

Hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng nó là cơ sở, là căn cứ để các bên tiến hành thực hiện mua bán hàng hoá. Hiện nay theo quy định của Việt Nam thì các hợp đông kinh doanh xuất nhập khẩu phải được ký kết bằng văn bản, trong đó quy định rõ những nội dung về mặt hàng, số lượng, chất lượng hàng hoá giao dịch, và các điều kiện về vận chuyển, giao nhận hàng hoá, cũng như các điều kiện thanh toán hợp đồng. Ngoài ra trong hợp đồng đôi bên cần đi đến thống nhât và chọn nguồn luật dùng để điều chỉnh hợp đồng. Đây cũng là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Trong hoạt động nhập khẩu không thể không kể đến nghiệp vụ giao nhận hàng hoá, Công ty phải thường xuyên theo dõi bám sát thực tế để kịp thời phát hiện những sai sót từ đó đề ra những biện pháp xử lý thích hợp. Khi

phát hiện hàng hoá giao nhận không đúng chất lượng, số lượng ghi trong hợp đồng thì Công ty cần lập ngay biên bản kiểm tra hàng hóa và thông báo cho người bán để có hướng giải quyết nhanh chóng tránh ảnh hưởng xấu tới hoạt động của Công ty và làm tốt công tác này giúp Công ty tránh được những tổn thất không đáng có.

2.1.3. Hoàn thiện công tác quản lý và đổi mới hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty

Để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì Công ty cần phải có một cơ cấu tổ chức quản lý gọn nhẹ, linh hoạt với đội ngũ nhân viên có trình độ cao. Thực hiện bố trí nhân viên đúng với vị trí, sở trường của từng người từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và năng suất lao động của Công ty. Luôn gắn trách nhiệm, quền hạn và lợi ích của nhân viên với lợi ích chung của Công ty. Như vậy sẽ tạo được mối quan hệ gắn bó giữa nhân viên với Công ty nhằm thu hút và giữ được những nhân viên giỏi làm việc cho Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cần tăng cường hơn nữa chế độ khen thưởng đối với những nhân viên có thành tích tốt, nó không chỉ có tác động khuyến khích về mặt vật chất mà nó còn tác động tới tinh thần làm việc, phát huy tính sáng tạo, tích cực trong kinh doanh của mỗi cá nhân và khả năng cống hiến hết mình cho sự phát triển của Công ty. Bên cạnh đó cũng cần có chế độ kỷ luật nghiêm khắc để đảm bảo thưởng phạt phân minh.

Ngoài ra để hoạt động nhập khẩu của Công ty đạt hiệu quả cao đòi hỏi nhân viên phải có nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi, có trình độ ngoại ngữ và tin học. Do đặc trưng riêng của hoạt động kinh doanh nhập khẩu nên những nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu của Công ty đều có trình độ ngoại ngữ giao tiếp tốt và có kỹ năng, khả năng soạn thảo hợp đồng kinh tế, đọc và hiểu được các tài liêu văn bản bằng tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh.

Nhưng trong thời gian tới Công ty cần tiếp tục đào tạo đội nhân viên có trình độ chuyên môn cao, thông thạo về ngoại ngữ. Do hoá chất của Công ty được nhập khẩu từ nhiều thị trường khác nhau và trong tương lai thị trường này sẽ được mở rộng hơn nữa vì thế ngay từ bây giờ công ty phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh giỏi về chuyên môn, có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ của nhiều quốc gia khác nhau. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu hoá chất và làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty.

2.2. Những giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hoá chất tại công ty TNHH Tân An trên thị trường nội địa TNHH Tân An trên thị trường nội địa

2.2.1. Đầu tư nghiên cứu thị trường

Cũng như các hoạt động kinh doanh khác, nghiên cứu thị trường đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Nó là cơ sở trong việc đề ra những chiến lược, chính sách, biện pháp đẩy nhanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm hóa chất của Công ty TNHH Tân An trên thị trường nội địa (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w