- Thu lãi từ hoạt động cho vay:
THƯƠNG BA ĐÌNH
2.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng
* Tình hình nợ xấu
NHTM hoạt động với mục đích sinh lời và an toàn. Vì vậy mặc dù mở rộng cho vay thì ngân hàng vẫn phải đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu.
Bảng 2.13: Tình hình nợ xấu của các DNNVV
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 Tăng/ giảm 2007 Tăng/ giảm 2008 Tăng/ giảm
Nợ xấu 5,1 2,8 -45,1% 4,4 57,1% 5,9 34,1%
Tổng dư nợ 573 537 -6,28% 528 -1,67% 625 18,4%
Tỷ trọng 0,89% 0,52% 0,83% 0,94%
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Chi nhánh NHCT Ba Đình
Tỷ lệ nợ xấu của khu vực DNNVV trong những năm gần đây nhìn chung có xu hướng tăng lên. Năm 2006 là 2,8 tỷ, năm 2007 là 4,4 tỷ và sang đến năm 2008 là 5,9 tỷ đồng. Cùng với đó là tỷ trọng nợ xấu so với tỏng dư nợ ngày càng tăng lên, lần lượt là 0,52%, 0,83%, 0,94%.
Đây là một điều đáng lo ngại trong bối cảnh mà cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn đang gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và chưa hề có dấu hiệu dừng lại. Điều này sẽ dẫn tới khả năng thu hồi nợ của ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy cùng với việc mở rộng cho vay thì các ngân hàng cần có các chính sách, biện pháp phù hợp để vừa đảm bảo cho vay vừa đảm bảo được khả năng thu hồi nợ một cách tốt nhất.
* Trích dự phòng rủi ro
Trích lập dự phòng là một trong những biện pháp mà ngân hàng có thể áp dụng để giảm thiểu tổn thất khi có rủi ro.
Bảng 2.14 : Trích dự phòng rủi ro đối với DNNVV
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 Tăng/ giảm 2007 Tăng/ giảm 2008 Tăng/ giảm Trích DPRR 2,55 1,12 -56,08% 1,98 76,79% 2,24 13,13%
Tổng dư nợ 573 537 -6,28% 528 -1,67% 625 18,4%
Tỷ trọng 0,44% 0,21% 0,37% 0,36%
Nguồn : Báo cáo tổng kết năm của Chi nhánh NHCT Ba Đình
Chúng ta có thể thấy khoản trích dự phòng rủi ro của chi nhánh đối với DNNVV có tăng lên qua các năm. Năm 2006 là 1,12 tỷ ; năm 2007 là 1,98 tỷ (tăng 76,79%) và đến năm 2008 là 2,24 tỷ (tăng 13,13%). Nguyên nhân là do các khoản nợ xấu mà ngân hàng cần phải đề phòng còn cao.
Tuy nhiên tỷ lệ gia tăng lại có chiều hướng giảm xuống, điều này cho thấy các khoản nợ xấu của ngân hàng đang được thu hồi có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta cần chú ý trích dự phòng rủi ro sẽ làm giảm vốn của chủ, vì thế ngân hàng phải tính toán sao cho thu nhập ròng sau thuế và trích lập dự phòng đủ để tăng vốn của chủ sau khi lập dự phòng.
* Lãi thu từ hoạt động cho vay
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ 1 đồng dư nợ cho vay sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập thuần đối với ngân hàng.
Bảng 2.15: Lãi thu từ hoạt động cho vay DNNVV
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 Tăng/ giảm 2007 Tăng/ giảm 2008 Tăng/ giảm Lãi thu từ cho
vay DNNVV 96,5 90,0 -6,74% 90,4 0,44% 141,8 56,86%
Lãi thu từ cho
vay cả CN 222,6 237,3 6,60% 243,3 2,53% 365,0 50,02%
Tỷ trọng 43,35 37,93% 37,16% 38,85%
Qua bảng số liệu trên, nhận thấy lãi thu từ hoạt động cho vay đối với các DNNVV của Chi nhánh chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với cả toàn chi nhánh. Đồng thời cũng có xu hướng tăng qua các năm. Đặc biệt là năm 2008 tăng 56,86% so với năm 2007. Nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng lên cùng với việc lãi suất cơ bản của năm 2008 được đẩy lên đến 12% (năm 2007 là 8,25%), làm cho lãi thu được tăng lên một cách đáng kể
Đối với mọi ngân hàng thương mại, mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi nhuận vì thế đây là chỉ tiêu mà ngân hàng luôn hướng tới trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên không phải lúc nào mức sinh lời vốn cho vay cao cũng có thể làm ngân hàng yên tâm bởi đi kèm với đó là những rủi ro rất lớn, do vậy ngân hàng cần phải có những quyết định đúng đắn để cân bằng giữa các tiêu chí này.