Nguyên tắc và mục tiêu trong công tác huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà nội (Trang 28 - 31)

1.2.3.1 Nguyên tác huy động vốn

Nguyên tắc thứ nhất: Việc huy động vốn phải trên cơ sở nhu cầu cho vay.

Ngân hàng phải tính toán nhu cầu cho vay để xác định số vốn cần huy động. Phải đảm bảo cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn về qui mô, về thời hạn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng.

Nguyên tắc thứ hai: Ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng (bao gồm các

Doanh nghiệp nhà nớc, Doanh nghiệp t nhân, các cơ quan nhà nớc, đoàn thể xã hội và các tầng lớp dân c) phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả vốn lẫi lãi theo thoã thuận trớc giữa Ngân hàng và khách hàng.

Để đảm bảo khả năng chi trả theo nguyên tắc trên, pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính quy định các NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nớc và duy trì trên tài khoản đó số tiền dự trữ bắt buộc (do Ngân hàng nhà nớc qui định), Ngân hàng không đợc huy động quá 20 lần tổng số vốn tự có và quỹ dự trữ của mình.

Nguyên tắc thứ ba: Ngân hàng không đợc phát hành trái phiếu mà việc phát

hành trái phiếu đó tạo cho các chủ sở hữu giành đợc quyền quản lý trực tiếp và gián tiếp đối với Ngân hàng.

1.2.3.2 Mục tiêu trong công tác huy động vốn

Mục tiêu trong công tác huy động vốn là cơ sở cho việc đề ra kế hoạch và chiến lợc về nguồn vốn của Ngân hàng. Nh trên chúng ta đã nghiên cứu, nguồn vốn của Ngân hàng khá đa dạng, bao gồm nhiều thành phần. Một số thành phần không ổn định nhng có khả năng giao dịch cao và lãi suất thấp. Ngợc lại một số thành phần hạn chế khả năng phát hành Sec, có tính ổn định cao nhng lãi suất cao. Do đó chi phí vốn, cơ cấu vốn, tính chất ổn định, thời hạn của nguồn vốn là nhân tố quan trọng đánh giá chất lợng nguồn vốn và là mục tiêu mà các Ngân hàng đều hớng tới. Đây là những yếu tố quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu vừa an toàn vừa có lợi nhuận cao của Ngân hàng.

Một là: Tìm kiếm nguồn vốn rẻ.

Chi phí trả lãi đợc coi là chi phí lớn nhất trong các chi phí của Ngân hàng. Trong đó lớn nhất là chi phí trả lãi đầu vào cho tiền gửi có kỳ hạn và trả lãi trái phiếu

và kỳ phiếu... Định kỳ Ngân hàng lập biểu về số d và lãi suất tơng ứng để xác định vốn huy động bình quân và tính toán chi phí trả lãi. Thông thờng có ba cách trả lãi : Trả lãi trớc, trả lãi khi đến hạn và trả lãi nhiều lần theo định kỳ. Mỗi cách trả lãi khác nhau sẽ ảnh hởng đến chi phí khác nhau. Quản lý chi phí trả lãi là hoạt động thờng xuyên và quan trọng của các Ngân hàng. Mỗi sự thay đổi về lãi suất hay cơ cấu nguồn vốn đều có thể làm thay đổi chi phí trả lãi, từ đó ảnh hởng đến thu nhập của Ngân hàng. Việc tính chi phí của từng nguồn vốn cụ thể cho phép các nhà quản lý xác định nguồn vốn nào rẻ hơn, có nên thay đổi lãi suất hay không, thu nhập từ tài sản tăng thêm có đủ bù đắp chi phí của nguồn vốn tăng thêm hay không. Về nguyên tắc, những nguồn vốn có thời hạn càng ngắn và tính ổn định thấp thì chi phí nguồn vốn cũng phải thấp tơng ứng. Tuy nhiên nguồn rẻ thì lại đồng nghĩa với giảm tính cạnh tranh của Ngân hàng. Tính chi phí một cách chính xác cho phép Ngân hàng chủ động lựa chọn những nguồn vốn khác nhau và đảm bảo doanh thu đủ bù đắp chi phí và đem lại tỷ lệ thu nhập mong đợi.

Hai là: Tạo ra nguồn vốn ổn định và cơ cấu phù hợp.

Cơ cấu vốn cần đa dạng thể hiện ở việc duy trì một tỷ lệ giữa vốn huy động ngắn hạn và dài hạn, giữa vốn nội tệ và ngoại tệ. Một Ngân hàng có chất lợng huy động vốn cao sẽ có nguồn vốn dồi dào và cơ cấu vốn cân đối, tránh cho Ngân hàng rơi vào tình trạng căng thẳng về tài chính trong điều kiện môi trờng kinh doanh thờng xuyên thay đổi.

Hơn nữa Ngân hàng phải dự đoán xu hớng biến đổi cơ cấu nguồn vốn huy động. Yếu tố này cũng rất quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn của Ngân hàng. Mỗi loại nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác. Do đó sự biến động về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự biến đổi trong cơ cấu cho vay, đầu t, bảo lãnh… và kéo theo sự thay đổi lợi nhuận, rủi ro trong hoạt động Ngân hàng. Sự biến đổi cơ cấu vốn huy động phụ thuộc một phần vào kế hoạch điều chỉnh của Ngân hàng và những nhân tố bên ngoài Ngân hàng đòi hỏi Ngân hàng phải thờng xuyên nghiên cứu và tiếp cận thị trờng.

Ba là: Xây dựng qui mô và sự tăng trởng nguồn vốn ổn định.

Quy mô vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động cần có quy mô vốn tơng đối lớn, trong đó vốn huy động là một bộ phận quan trọng. Không thể nói đến chất lợng huy động vốn tốt nếu việc huy động không đáp ứng đợc nhu cầu về khối lợng vốn kinh doanh. Khối lợng vốn phải đạt tới qui mô nhất định theo kế hoạch huy động của Ngân hàng. Để thực hiện tốt vấn đề này cần kết hợp hài hoà các yếu tố khác nh lãi suất, chính sách Marketing khách hàng, các hình thức huy động vốn, uy tín của khách hàng…

Tuy nhiên không phải cứ có nguồn vốn lớn đã là tốt, nó cần phải phù hợp với qui mô hoạt động của Ngân hàng, mức vốn tự có, khả năng cho vay và đầu t của Ngân hàng… Hơn nữa việc mở rộng hoạt động chỉ thực sự an toàn khi nguồn vốn huy động luôn có tốc độ tăng trởng ổn định. Nếu qui mô vốn hiện tại lớn nhng Ngân hàng không kiểm soát, không dự đoán đợc xu hớng của các dòng tiền gửi vào và rút ra trong giai đoạn tiếp theo thì sẽ rất khó khăn trong việc cho vay va đầu t và mất đi sự chủ động của mình.

Bốn là: Điều hành tốt nguồn vốn phục vụ kinh doanh.

Trong hoạt động Ngân hàng thờng xuyên xảy ra tình trạng không cân đối về vốn giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống, giữa các Ngân hàng. Nếu có công tác quản lý huy động vốn hợp lý thì Ngân hàng sẽ linh hoạt hơn trong việc giải quyết tình trạng thừa thiếu tạm thời này. Một số biện pháp thờng sử dụng nh điều chuyển vốn giữa các chi nhánh (trong trờng hợp mất cân đối nội bộ), vay các Ngân hàng khác, vay NHTƯ…Chất lợng huy động ở đây thể hiện ở việc đa ra quyết định lựa chọn đúng đắn, có lợi nhất đối với Ngân hàng, đảm bảo sự chủ động trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w