CƠ CẤU NGUỒN VỐN

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 38 - 41)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT THĂNG LONG

CƠ CẤU NGUỒN VỐN

(Đơn vị: tỷ đồng)

TT Chỉ tiêu

Năm 2002 Năm 2003 Tăng trưởng 2003 so với 2002 Năm 2004 Tăng trưởng 2004 so với 2003 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1 Nguồn vốn huy động

(cả ngoại tệ qui đổi)

5.939 6.798 14% 8.253 21%1.1 Tiền gửi dân cư 1.034 17 1.046 15 0,01% 993 12 -0,05% 1.1 Tiền gửi dân cư 1.034 17 1.046 15 0,01% 993 12 -0,05% 1.2 Tiền gửi TCKT 3.774 64 4.270 63 13% 5.477 66 28% 1.3 Tiền gửi TCTD 1.131 19 1.482 22 31% 1.783 22 20% 2 Nguồn vốn huy động theo thời hạn 5.939 6.798 14% 8.253 21% 2.1 Nguồn huy động ngắn hạn 3.510 59 5.003 74 43% 5.992 3 20% 2.2 Nguồn huy động trung

dài hạn

2.429 41 1.795 26 -26% 2.261 27 26%3 Nguồn vốn huy động 547 9 902 13 65% 1.123 14 65% 3 Nguồn vốn huy động 547 9 902 13 65% 1.123 14 65%

bằng ngoại tệ (qui đổi)

3.1 Tiền gửi dân cư 513 94 433 48% -16% 541 48% 25%3.2 Tiền gửi TCKT-TD 34 6 469 52% 14% 582 52% 24% 3.2 Tiền gửi TCKT-TD 34 6 469 52% 14% 582 52% 24%

(Nguồn: Từ báo cáo tổng kết các năm 2002, 2003, 2004)

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm: năm 2003 tăng 14%, năm 2004 tăng 21%. Đến 31/12/2004, tổng nguồn vốn huy động của toàn chi nhánh đạt 8.253 tỷ đồng. Trong đó, nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm, với tỷ lệ tăng 28% là khá lý tưởng đối với một ngân hàng thương mại, vì nguồn này thường ổn định và lãi suất phải trả thấp. Loại tiền gửi, tiền vay từ TCTD lần lượt chiếm 19%, 22%, 22%. Đây là loại nguồn vốn gây ra sự bấp bênh, không ổn định của nguồn vốn ngân hàng.

Các hình thức huy động vốn áp dụng mà chi nhánh áp dụng:

Huy động tiết kiệm với các kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng và trên 24 tháng.

Huy động tiết kiệm bậc thang với các kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng.

Ngoài ra, chi nhánh cũng rất tích cực thực hiện dịch vụ nhận tiền gửi tiết kiệm của công chúng bằng cách mở rộng thời gian giao dịch với khách hàng gửi tiền thông qua việc tổ chức huy động tiết kiệm chiều tối. Dịch vụ này bước đầu đạt kết quả tốt đẹp. Sau 1 tuần đầu thực hiện, chi nhánh đã thu hút từ dân cư được 8 tỷ đồng tại 2 địa điểm giao dịch.

Mặc dù rất tích cực triển khai dịch vụ huy động vốn, nguồn huy động vốn từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Năm 2002, 2003, 2004 loại nguồn vốn này chiếm tỷ lệ tương ứng là 14%, 15%, 12% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động từ dân cư có xu hướng giảm, năm 2004 giảm 0.05% so với năm 2003. Xu hướng dân chúng không gửi tiền vào ngân hàng một phần là do chất lượng dịch vụ huy động vốn yếu kém, hình thức dịch vụ không đa dạng, kém linh hoạt, không thuận tiện cho khách hàng… Đây là tình trạng chung của

NHTM Việt Nam hiện nay. Do chất lượng dịch vụ thấp nên buộc các ngân hàng phải dùng chiến lược nâng lãi suất tiền gửi để huy động vốn cho hoạt động tín dụng. Cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng diễn ra liên tục đã thu hẹp chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào của các ngân hàng, đẩy các ngân hàng vào nguy cơ rủi ro cao. Trong trung và dài hạn, cạnh tranh về lãi suất có thể tổn hại đối với hệ thống tài chính, ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Như vậy, có thể kết luận là cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh chưa hợp lý không ổn định do nguồn tiền gửi của dân cư thấp và có xu hướng giảm. Điều này dẫn đến rủi ro trong việc đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng.

Nếu xét nguồn vốn theo cơ cấu kỳ hạn, ta nhận thấy sự tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng là do sự tăng trưởng của nguồn tiền gửi ngắn hạn. Năm 2002 nguồn vốn ngắn hạn chiếm 59% tổng nguồn vốn, namư 2003 nguồn này chiếm 74% tổng nguồn vốn và tăng 43% so với năm 2002; năm 2004 nguồn tiền gửi ngắn hạn chiếm 73% tổng nguồn vốn và tăng 20% so với năm 2003. Trong khi đó nguồn vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2002 nguồn vốn huy động trung và dài hạn chiếm 41%, năm 2003 chiếm 26%, giảm 26% so với năm 2002; năm 2004 nguồn tiền huy động trung và dài hạn chiếm 27% tổng nguồn vốn tăng so với năm 2003 là 26%, tuy nhiên nguồn này vẫn giảm so với năm 2002. Đây là sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng cho vay, đầu tư vào các dự án trung và dài hạn.

Nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ cũng tăng mạnh với tỷ lệ là 65% và 25%. Nhưng tỷ trọng nguồn ngoại tệ thấp, năm 2002 chiếm 9%, năm 2003 chiếm 13%, năm 2004 chiếm 14%. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh.

Phân tích tình hình cho vay sẽ đem lại một cái nhìn thấu đáo hơn về hoạt động của ngân hàng, biết được ngân hàng đang ở trong tình thế nào và thực sự nguồn vốn huy động đã được ngân hàng cho vay như thế nào, có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không? cơ cấu cho vay đối với các thành phần kinh tế có hợp lý không? có đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn cho vay không?

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 38 - 41)