Vài nét về ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương chi nhánh Hoàng Mai” pdf (Trang 49 - 51)

a) một số dịnh hướng:

3.1Vài nét về ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh

nhánh Hoàng Mai

Chi nhánh NHCT Hoàng Mai đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2004. Nằm trên địa bàn quận mới, là cửa ngõ phía Nam của thành phố Hà Nội, quận

đang trong quá trình đô thị hóa do vậy phần nào ảnh hưởng đến tốc độ tăng

trưởng kinh tế và chưa tạo môi trường cho hoạt động Ngân Hàng thương mại. Mặt khác, các ngân hàng thương mại đang ồ ạt mở rộng mạng lưới, hoạt động của các NH đang trở nên sôi động, sự cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng ngay càng trở nên gay gắt.

Mặc dù mới thành lập còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng ban lãnh đạo chi nhánh NHCT Hoàng Mai cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đã từng bước khắc phục khó khăn, năng động trong hoạt động, tích cực tiếp thị khách hàng, mở rộng và quảng bá dịch vụ ngân hàng đến khách hàng trên địa bàn quận và các địa bàn lân cận để có kết quả kinh doanh tốt nhất, hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh NHCTVN giao.

a) Phòng kinh doanh:

Đây là phòng kinh doanh tổng hợp, thực hiện các nghiệp vụ cho vay đối với các khách hàng là các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, dưới hình thức là các khoản vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay uỷ thác, cho vay theo dự án. Đồng thời cũng thực hiện chức năng giám sát và quản lý việc sử dụng vốn.

b) Phòng nguồn vốn:

Cân đối tổng hợp: làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cân đối và tổng hợp về nguồn vốn và sử dụng vốn; huy động mọi nguồn vốn tiết kiệm từ các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phân kinh tế; thực hiện chế độ thông tin, lập kế hoạch tài chính, tổng hợp, phân tích, báo cáo về mọi tình hình hoạt động kinh doanh của NHCTHM theo yêu cầu của Giám đốc NHCT Việt Nam. Hiện nay chi nhánh NHCT Hoàng Mai có tất cả 11 quỹ tiết kiệm. Mỗi quỹ tiết kiệm đều có 1 bộ máy gồm: Trưởng quỹ, thủ quỹ và kế toán.

c) Phòng kế toán-tài chính:

Thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán bằng VND, lên cân đối tổng hợp. Phòng có 5 tổ công tác chịu trách nhiệm về các chức năng riêng biệt: Tổ kế toán nội bộ, Tổ thanh toán viên, Tổ thanh toán liên ngân hàng, Tổ thanh toán bù trừ và Tổ tiết kiệm.

d) Phòng ngân quỹ:

quản lý tồn quỹ, thực hiện thu chi theo lệnh về tiền mặt VND và ngoại tệ, bảo quản và phân phối các chứng từ có giá.

e) Phòng kiểm tra nội bộ:

Thực hiện kiểm soát nội bộ là nhiệm trọng tâm của phòng, ngoài ra còn thanh tra các vụ việc có liên quan, các thao tác nghiệp vụ nhằm ngăn chặn các rủi ro xảy ra từ chính các cán bộ ngân hàng.

f) Phòng tổ chức-hành chính:

Thực hiện các công việc về hành chính quản trị như các doanh nghiệp khác, bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh của các phòng ban; quản lý, sắp xếp và điều chuyển nhân sự, bảo đảm tiền lương cho cán bộ nhân viên, tham mưu cho lãnh đạo về xét tuyển và đề bạt cán bộ.

Các phòng trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để thực hiện tốt các hoạt động của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của các phòng ban

ngày càng được cải tiến để ngày càng phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ của một ngân hàng đa năng, hiện đại và ngày càng có nhiều sản phẩm mới, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng trong cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương chi nhánh Hoàng Mai” pdf (Trang 49 - 51)