Khái quát về NHĐT & PTTL.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Thăng Long (Trang 31 - 32)

NHĐT & PTTL là một trong số 70 chi nhánh trực thuộc hệ thống NHĐT & PT Việt Nam.

NHĐT & PTTL tiền thân là một phòng chuyên quản trực thuộc Ngân hàng kiến thiết Trung ương theo quyết định số 103/TC - QĐ/TCCB ngày 3/4/1974 với nhiệm vụ chính là cấp phát, thanh toán và kiểm tra vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho công trình cầu Thăng Long, phòng có trụ sở tại xã Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội.

Theo quyết định số 75/NH – QĐ ngày 17/7/1981 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việ Nam, phòng mang tên “Chi nhánh Ngân hàng đầu tư xây dựng cầu Thăng Long”, được giao nhiệm vụ quản lý các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện hoạch toán và tiến hành cho vay, cấp phát thanh toán, quản lý tiền mặt, kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cư bản, thực hiện theo đúng chế dộ, chính sách thể lệ và kế hoạch của Nhà nước, trự thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, về thực hiện công tác nghiệp vụ trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam.

Để phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, năm 1991, theo quyết định số 38 NH/QĐ ngày 2/4/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh được đổi tên là NHĐT & PTTL trực thuộc NHĐT & PT Việt nam và chuyển trụ sở làm việc ra địa điểm tại đường cao tốc Thăng Long thuộc xã Cổ Nhuế - Từ liêm - Hà Nội. Đến năm 1994, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 38 NH/QĐ - NH9 ngày 10/11/1994 về việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của NHĐT & PTTL, chi phép Chi nhánh được chuyển sang hoạt động kinh doanh như một Ngân hàng Thương mại và trực thuộc NHĐT & PT Việt Nam. Đây là bước ngoặt trong quá trình tồn tại và phát triển của Chi nhánh.

Kể từ khi thành lập cho đến năm 1995, quy mô của Chi nhánh còn nhỏ bé với 3 phòng ban và 22 nhân viên. Cơ cấu trong bộ máy tổ chức gồm Ban giám đốc và 3 phòng chuyên trách là: phòng tín dụng, phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính và kho quỹ.

Đến nay quy mô của Chi nhánh đã được mở rộng hơn, số lượng nhân viên đã tăng lên 62 nhân viên với cơ cấu gồm Ban giám đốc và 5 phòng chuyên trách, các phòng này có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau:

+ Ban giám đốc: gồm Giám đốc và Phó giám đốc với nhiệm vụ chính là điều hành và quản lý mọi hoạt động của Chi nhánh theo đúng pháp luật của

Nhà nước, các thông tư, chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước, của NHĐT & PT Việt Nam.

+ Phòng tín dụng: gồm có 7 nhân viên với nhiệm vụ thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng theo đúng quy định, thể lệ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các hướng dẫn thực hiện của NHĐT & PT Việt Nam

+ Phòng kế toán: gồm có 14 nhân viên, mỗi nhân viên đảm nhận 1 phần việc kế toán cụ thể. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kế toán là thực hiện tốt công tác kế toán tài vụ của Chi nhánh theo đúng các quy định của Nhà nước và của ngành. Quản lý và chịu trách nhiệm về tính chính chính xác của số liệu trên sổ sách, chứng từ kế toán.

+ Phòng nguồn vốn kinh doanh: gồm có 7 nhân viên với nhiệm vụ chủ yếu là lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch vốn để báo cáo Trung ương và chủ động trong hoạt động kinh doanh.

+ Phòng tổ chức hành chính và kho quỹ: gồm có 16 nhân viên với nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu cho lãnh đạo về bố trí, sắp xếp cán bộ, làm đầy đủ các công việc khác của phòng hành chính để phục vụ hoạt động của Chi nhánh được thông suốt.

+ Phòng kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban giám đốc: gồm có 3 nhân viên với nhiệm vụ chính là kiểm soát hoạt động tín dụng, kế toán, kho quỹ, … theo các thể chế, quy định của Nhà nước, của ngành để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, không thất thoát vốn của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Thăng Long (Trang 31 - 32)