TÁI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THỦY ĐIỆN PLEIKRÔNG

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đồng tài trợ trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 99 - 101)

- Thẩm định độ rủi ro và khả năng trả nợ của dự án còn mang tính hình thức.

Nội dung thẩm định tài chính dự án thuỷ điện Pleikrông là một ví dụ điển hình cho thực trạng trên

TÁI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THỦY ĐIỆN PLEIKRÔNG

Với định hướng ở trên, dự án thuỷ điện Pleikrông sẽ được tái thẩm định như sau:

Thứ nhất: về kế hoạch đầu tư vốn

Về cơ bản kế hoạch về các khoản mục đầu tư trong báo cáo thẩm định chung đã khá đầy đủ. Dự án thuỷ điện có nhu cầu vốn vốn lưu động rất nhỏ nên khoản vốn này có thể coi bằng 0. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, Dự án nằm trong vùng khá nhạy cảm về khả năng nguồn nước cho nên chủ đầu tư cần thiết phải chủ động đầu tư thúc đẩy các hoạt động bảo đảm lâu dài nguồn nước cho Dự án. Hoạt động đầu tư cụ thể nhằm vào việc trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn thông qua hỗ trợ các chương trình phát triển rừng của địa phương. Dù sao đây cũng chỉ là các chi phí hỗ trợ nên chỉ cần một tỷ lệ rất nhỏ, tạm tính là 2% tổng vốn đầu tư Dự án (56444 triệu VND). Chi phí này có thể được tính nhập vào chi phí khác. Như vậy so với tổng mức đầu tư đã được thẩm định trước đây thì tổng mức đầu tư qua tái thẩm định tăng lên là 56444 triệu VNĐ, đạt mức là 2822189 triệu VND (tăng 2%).

Thứ hai: Về nguồn tài trợ

Chủ đầu tư cần giải trình phương án tài trợ cho toàn bộ số vốn tăng lên.

Ngoài ra, chủ đầu tư cần tiếp tục giải trình các điều kiện cụ thể của nguồn vốn vay nước ngoài, cụ thể về các vấn đề như tiến độ giải ngân của nguồn vốn này và rủi

ro lãi suất sẽ phân chia thế nào. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu thì cần yêu cầu chủ đầu tư làm biên bản cam kết huy động đủ và đúng kế hoạch vốn đầu tư cho dự án.

Thứ ba: về các bảng dự trù doanh thu – chi phí và dòng tiền của dự án.

Dựa trên báo cáo thẩm định tài chính Dự án, việc tính các dòng tiền của Dự án cần có những điều chỉnh sau:

Việc tái thẩm định Dự án sẽ dùng phương pháp khấu hao theo sản lượng, trong đó thời gian khấu hao sẽ được tính như trong báo cáo thẩm định.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: theo cả hai phương án cơ sở Dự án có một số năm đầu lợi nhuận âm. Áp dụng luật thuế thu nhập doanh nghiệp (1/1/1999) thì những khoản lợi nhuận âm này sẽ được khấu trừ vào lợi nhuận trước thuế của các năm sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Giá trị thu hồi và thanh lý: dựa trên thực tế của các dự án thuỷ điện khác, giá trị thanh lý của máy móc thiết bị cuối đời Dự án được ước tính vào khoảng 0.1% giá trị máy móc tức là khoản thanh lý sẽ là 545,4 triệu VND.

Giá bán sản phẩm: Theo nhận xét của tổ thẩm định thì giá bán mà chủ đầu tư đưa ra 4 UScents/kwh là hợp lý (khoảng 624VND/kwh). Thế nhưng qua theo dõi thực tế thị trường điện năng từ 1/7/2004 trở lại đây cho thấy hiện nay giá bán điện của 32 nhà máy cho tổng công ty Điện lực giao động trong khoảng từ 200VND/kwh- 1000VND/kwh và liên tục có xu hướng giảm do các nhà máy buộc phải quan tâm hơn tới giá bán cạnh tranh để được chạy hết công suất. Các nhà máy điện không thuộc Tổng công ty hiện chưa tham gia vào thị trường do giá bán còn cao (bằng hoặc lớn hơn 4 UScents/kwh) thời gian tới sẽ buộc phải tìm các giải pháp giảm giá.Theo kế hoạch của ngành điện từ nay đến năm 2020 sẽ đưa vào hoạt động hơn 20 nhà máy điện với tổng công suất 15100 MW cùng với việc hoàn thành đường dây truyền tải điện từ nam ra bắc sẽ có triển vọng cung cấp vượt mức cầu. Tất cả các nguyên nhân trên đây sẽ dẫn đến giá bán điện giảm mạnh, xuống dưới 4 US

cents/kwh. Qua nghiên cứu thị trường điện năng trong hơn 2 tháng qua với hơn 30 phiên giao dịch, giá bán điện được nhận định như sau: giá bán cao nhất là 1067VND/kwh, giá thấp nhất là 184VNĐ/kwh, giá bán thường xảy ra nhất là 577 VND/kwh. Giả thiết phân phối xác suất của giá bán theo dạng tam giác. Khi đó, giá bán kỳ vọng được tính bằng (184+577+1067)/3= 609.3VND/kwh. Xét đến xu hướng giảm của giá bán và để thuận lợi cho quá trình tính toán, mức giá 600 VND/kwh (3,846 US cents/kwh) sẽ được tính là giá trung bình cho cả đời dự án. Về công suất của Dự án, giả định loại bỏ ảnh hưởng của các yếu tố nguồn nước và các yếu tố bất thường khác, chỉ xét đến yếu tố thị trường cạnh tranh thì với suất đầu tư khá cao như đã nêu ở phần giới thiệu Dự án, Dự án không thể liên tục đạt công suất tối đa 99% trong suốt cả đời dự án. Do đó, công suất huy động của Dự án được xác định như sau: dự án được hoàn thành vào năm 2007, từ đó cho đến 2015 là thời điểm nhiều công trình sản xuất điện trọng điểm hoàn thành thì lượng điện năng sản xuất trong cả nước chưa thể đáp ứng vượt mức lượng cầu, do đó công suất huy động có thể đạt ở mức tối đa theo như trong bản thẩm định của ngân hàng. Nhưng từ sau năm 2015 cho đến cuối đời Dự án (2032) dự đoán công suất huy động chỉ đạt khoảng 90% công suất thiết kế.

Từ các giả định đã được tính toán lại như trên, các bảng dự trù doanh thu - chi phí lợi nhuận, dòng tiền của Dự án, cân đối trả nợ, phân tích rủi ro được tính lại như sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đồng tài trợ trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w