- Thẩm định độ rủi ro và khả năng trả nợ của dự án còn mang tính hình thức.
Nội dung thẩm định tài chính dự án thuỷ điện Pleikrông là một ví dụ điển hình cho thực trạng trên
3.2.1.1 Quan tâm thẩm định tính đầy đủ của vốn đầu tư.
Ngân hàng cần xác định thái độ thẩm định độc lập tránh phụ thuộc vào các kết quả thẩm định của các chủ thể khác bởi mỗi chủ thể theo đuổi những mục đích khác nhau. Đối với ngân hàng ở góc độ là nhà đồng tài trợ cho dự án, Ngân hàng phải xác định chính xác tổng mức đầu tư của dự án và mức tài trợ tối đa của mình để tránh bị động, chạy theo dự án. Thái độ của cán bộ thẩm định cần tỉnh táo sớm phát hiện những sai sót trong việc tính toán các hạng mục đầu tư do lỗi vô tình hay cố ý của chủ đầu tư. Trước hết, Ngân hàng phải kiểm tra sự đầy đủ từng bộ phận trong tổng vốn đầu tư, bao gồm:
- Vốn đầu tư cho tài sản cố định. Trong tổng vốn đầu tư, đây là bộ phận chiếm tỉ trọng lớn nhất. Ngân hàng cần căn cứ vào bản thiết kế công trình để xem xét sự đầy đủ của các hạng mục, các thiết bị về cả số lượng và đơn giá (có thể tham khảo cả giá thị trường và đơn giá theo quy định của Nhà nước). Với những công trình, máy móc tận dụng lại mà chủ đầu tư vẫn đưa vào tính như vốn đầu tư, Ngân hàng cần xem xét về giá trị còn lại trên sổ sách, giá trị sau khi đánh giá lại xem có hợp lý không.
- Vốn lưu động: vì mục đích giảm tổng vốn đầu tư để dễ dàng hơn khi đi vay, chủ đầu tư thường hay cố tình bỏ qua phần vốn này. Do đó, Ngân hàng không nên quá căn cứ vào những gì chủ đầu tư giải trình mà phải căn cứ vào bản thiết kế và tuỳ lĩnh vực đầu tư để có cách tính hợp lý.
- Vốn dự phòng.
- Vốn tài trợ cho những chi phí khác.
- Trả lãi vay trong thời gian thi công: cũng là một bộ phận chi phí rất hay bị bỏ qua trong quá trình dự toán vốn đầu tư. Với những dự án được tài trợ nhiều từ nguồn vốn vay, thời gian thi công lại dài thì bộ phận chi phí này không phải nhỏ và ta cũng phải đưa vào tính toán.
Nếu Ngân hàng thận trọng hơn khi xem xét sự cân đối giữa từng bộ phận vốn để tính toán chính xác hơn tổng vốn đầu tư thì Ngân hàng có thể tránh được nhiều trường hợp khi thực hiện dự án bị thiếu vốn, lúc đó Ngân hàng lại phải cho vay thêm để cứu vãn dự án khỏi bị đình trệ.