VP bank được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép ngày 12 tháng 08 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo Giấy phéo thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VP bank gồm:
• Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong và ngoài nước; Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
• Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, và giấy tờ có giá; Hùn vốn và liên doanh theo luật định.
• Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
Kinh doanh ngoại tê, vàng bạc và thanh toán quốc tế; Huy động các loại vốn từ nước ngoài và thựchiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan đến nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
• Hoạt động bao thanh toán.
Vốn điều lệ khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, VP bank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VP bank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VP bank nhận được chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước cho phép bán 10% cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC- một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Đến tháng 7/2007 vốn điều lệ của VP bank tăng lên 1500 tỷ đồng. Đến 31/12/2007 VP bank chính thức tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VP bank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VP bank mở Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, Vp bank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận cho VP bank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi
nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn. Năm 2006, VP bank tiếp tụcđược Ngân hàng Nhà nước cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm( đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng ) và Phòng Giao dịch Bách khoa, Phòng Giao dịch Đông Ba( trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Vĩ dạ, Phòng Giao dịch Tràng An( trực thuộc chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình(Chi nhánh Sài Gòn), Phòng giao dịch Khánh Hội (Thuộc chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (thuộc chi nhánh Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm Văn Đồng (thuộc chi nhánh Thăng Long), phòng giao dịch Hưng lợi (thuộc chi nhánh Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VP bank cũng đã mở thêm hai công ty trực thuộc đó là công ty Quản Lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng khoán. Cũng trong năm 2006, VP bank mở thêm các chi nhánh mới tại Vinh(Nghệ An); Thanh hoá, Nam định, Nha trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn hệ thống của VP bank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch.
Số lượng nhân viên của VP bank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học( chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng. Giúp VP bank sẵn sang đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày 31/12/2007 VP bank đã chính thức nâng vốn điều lệ từ 1500 tỷ đồng lên 2000 tỷ đồng. Đây là một trong những bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển của VP bank trong thời gian tới nhằm mở rộng quy mô mạng lưới hoạt động, đầu tư công nghệ, cơ sở hạ tầng… để có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng một cach thuận tiện và hiệu quả hơn.