Mạch đồng bộ hoá và phát xung răng cưa.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp thiết kế truyền động ăn dao máy mài 3a130 dùng hệ t-đ (Trang 33 - 35)

II. Thiết kế mạch phát xung điều khiển

1.Mạch đồng bộ hoá và phát xung răng cưa.

Nhiệm vụ: Tạo ra 1 hệ thống các xung có dạng răng cưa tuyến tính xuất hiện lặp đi lặp lại với chu kỳ bằng chu kỳ nguồn xoay chiều cấp cho sơ đồ chỉnh lưu.

Khâu đồng bộ hoá:

Để tạo ra điện áp đồng bộ với điện áp xoay chiều cấp cho mạch chỉnh lưu. Ta có thể sử dụng các mạch phân áp bằng điện trở hay kết hợp giữa điện trở và điện dung, điện cảm. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không cách ly được điện áp cao giữa mạch điều khiển và mạch động lực, do vậy ít được sử dụng.

Khoa Điện: Trường ĐH SPKT Vinh Đồ Án: TBĐ Phương pháp phổ biến hiện nay là sử dụng biến áp đồng bộ trong đó cuộn sơ cấp được nối vào lưới còn thứ cấp là điện áp đồng bộ.

Khâu phát xung răng cưa :

Để tạo ra một hệ thống các xung xuất hiện lặp đi lặp lại với chu kỳ bằng chu kỳ nguồn xoay chiều cung cấp cho sơ đồ chỉnh lưu và điều khiển được thời điểm xuất hiện xung trong mỗi chu kỳ, ta phải sử dụng các mạch phát xung phát ra điện áp dạng răng cưa. Đó là mạch đồng bộ hoá và phát xung răng cưa.

Mạch đồng bộ hoá:

Để tạo ra điện áp đồng bộ theo yêu cầu đặt ra, thường sử dụng 2 kiểu mạch đơn giản là mạch phân áp và mạch dùng biến áp đồng bộ.

Mạch phân áp dùng điện trở hoặc kết hợp điện trở, điện dung, điện cảm nhằm tạo ra điện áp xoay chiều hình sin cùng tần số, trùng hoặc lệch pha với điện áp cung cấp cho mạch chỉnh lưu.

Mạch dùng biến áp đồng bộ là mạch dùng một biến áp công suất nhỏ để tạo ra điện áp đồng bộ. Thứ cấp của biến áp có thể có một hoặc nhiều cuộn thứ cấp, một pha, 3 pha hoặc 6 pha... tuỳ thuộc vào sơ đồ của chỉnh lưu. Đây là loại mạch đồng bộ thường được dùng nhiều nhất.

Mạch phát xung răng cưa:

Có thể dùng các loại mạch phát xung răng cưa như sau: Mạch dùng điôt - điện trở - tụ điện (D-R-C)

Mạch dùng D-R-C và Transistor.

Trong phạm vi đồ án này, ta sử dụng sơ đồ như hình 19.

Sơ đồ này có ưu điểm vừa đơn giản, vừa tin cậy. Ở nửa chu kỳ dương của điện áp nguồn, Tranristor bị khoá do van D mở, tụ C được nạp cực tính như hình vẽ.

Khoa Điện: Trường ĐH SPKT Vinh Đồ Án: TBĐ

a)

b)

Hình 19. Sơ đồ nguyên lý và đồ thị điện áp khâu ĐBH & PXRC

Nửa chu kỳ tiếp theo, D khoá Tr mở, tụ C phóng điện qua Tranristor, thời gian phóng phụ thuộc và điện trở R3.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp thiết kế truyền động ăn dao máy mài 3a130 dùng hệ t-đ (Trang 33 - 35)