Cơ sở pháp lý về bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông Láng Hạ (Trang 33 - 37)

2. Thực trạng bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Láng Hạ

2.1. Cơ sở pháp lý về bảo đảm tiền vay

Từ khi ra đời cho tới nay đã có rất nhiều văn bản pháp luật đề cập đến hoạt động bảo đảm tiền vay, bởi vì hoạt động này liên quan đến nhiều vấn đề bức xúc và có tính biến động cao. Trong thời gian đầu, các qui định về bảo đảm tiền vay còn rất nhiều bất cập nh: coi tài sản bảo đảm là điều kiện tiên quyết để cấp tín dụng, có sự phân biệt giữa doanh nghiệp Nhà nớc và doanh nghiệp quốc doanh… Sau một thời gian áp dụng, TCTD và khách hàng vay đã thấy đợc điểm không thoả mãn, do đó hàng loạt các qui định mới ra đời, bổ sung và thay thế các qui định cũ tạo ra một hành lang pháp lý về bảo đảm tiền vay khá chặt chẽ, chi tiết và hợp lý hơn. Hiện nay, các TCTD khi thực hiện bảo đảm tiền vay đã và đang áp dụng các văn bản pháp luật sau:

• Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của TCTD. Thông t 06/2000/TT- NHNN1 ngày 4/4/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam hớng dẫn thực hiện Nghị định 178/1999/NĐ-CP. Đây là văn bản pháp luật cơ bản nhất qui định hoạt động bảo đảm tiền vay, trong đó qui định rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch đảm bảo, các nguyên tắc về bảo đảm tiền vay, các tài sản tham gia làm tài sản bảo đảm…

• Nghị định 85/2002/ NĐ-CP ngày 25/10/2005 về sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/ NĐ-CP. Trong Nghị định 85, việc định giá quyền sử dụng đất đợc qui định rõ ràng hơn, tạo quyền chủ động hơn cho các TCTD. Theo đó, việc định giá đất do ngân hàng và khách hàng tự thoả thuận theo giá chuyển nhợng thực tế tại địa phơng tại thời điểm thế chấp, và TCTD tự xem xét, quyết định mức cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

• Nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về đằn ký giao dịch bảo đảm. • Thông t 10/2000/TT- NHNN1 ngày 31/8/2000 và thông t liên tịch số 12/2000/TTLT-NHNN-BTP-BTC- TCĐT ngày 22/11/2000 hớng dẫn thực hiện giải pháp về bảo đảm tiền vay.

• Thông t liên tịch 03/ 2001/ TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐT ngày 23/4/2001 hớng dẫn xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các TCTD.

• Thông t 07/2003/ TT-NHNN ngày 19/5/2003 về hớng dẫn thực hiện một số qui định về bảo đảm tiền vay của các TCTD.

• Thông t 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 4/7/2003 hớng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất.

Ngoài ra còn có một số các qui định về mức cho vay đối với từng loại khách hàng nh:

- Qui định 991/2001/QĐ-NHNN ngày 6/8/2001: qui định mức cho vay không có tài sản bảo đảm bằng tài sản đối với quĩ tín dụng nhân dân các cấp.

- Qui định 992/ 2001/QĐ-NHNN ngày 6/8/2001: qui định mức cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với NHTM cổ phần, công ty tài chính cổ phần và ngân hàng liên doanh.

- Qui định 993/2001/QĐ-NHNN ngày 6/8/2001: qui định mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với NHTM Nhà nớc, chi nhánh Ngân hàng th- ơng mại nớc ngoài tại Việt nam, công ty tài chính trong Tổng công ty nhà nớc và ngân hàng phục vụ ngời nghèo.

Sau một thời gian thực hiện, các qui định này tỏ ra không phù hợp nên có các Qui định 1380, 1381 ngày 16/12/02 huỷ bỏ các qui định 991, 992, 993.

Nhng trên hết, tất cả các hoạt động của ngân hàng đều phải tuân theo Luật các TCTD ngày 12/12/1997.

Dựa vào số văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo đảm tiền vay nh trên, chúng ta có thể thấy sự quan tâm của các cấp ngành có liên quan đến quá trình thực hiện bảo đảm tiền vay. Hệ thống pháp luật đã ngày càng đợc mở rộng thông thoáng hơn, giúp cho ngân hàng và khách hàng dễ dàng đi đến thoả thuận hơn. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều điểm cha đợc phù hợp và thích đáng, đòi hỏi các nhà làm luật cần có sự điều chỉnh kịp thời hơn.

2.2. Thực trạng bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Láng Hạ

Sau hơn 1 năm Chi nhánh Láng Hạ đi vào hoạt động thì Nghị định về bảo đảm tiền vay ra đời, do đó những hoạt động ban đầu của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn. Các cán bộ ngân hàng mới bớc đầu làm quen với nghiệp vụ lại cha có một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh để dẫn dắt, nên bớc đầu còn nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên, khi thực hiện Nghị định bảo đảm tiền vay, Chi nhánh Láng Hạ cũng đã áp dụng gần nh đầy đủ các biện pháp bảo đảm mà Nghị định đã đa ra nh: cầm cố; thế chấp; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản của bên thứ ba và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Từ khi thực hiện cho đến nay, chi nhánh đã áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay linh hoạt, phù hợp với từng đối tợng khách hàng và theo đúng pháp luật. Mặc dù vậy cũng còn có sự chênh lệch, u tiên sử dụng trong từng biện pháp bảo đảm.

Sau đây là khái quát tình hình cho vay theo tính chất bảo đảm của Chi nhánh NHNN&PTNN Láng Hạ trong 2 năm gần đây:

Bảng 2.1. D nợ cho vay phân theo tính chất bảo đảm

Đơn vị: Triệu đồng

Hình thức cho vay Năm 2003 Năm 2004

D nợ Tỷ trọng D nợ Tỷ trọng

Có bảo đảm bằng tài sản 549.945 36,3% 919.600 41,8%

Không có bảo đảm bằng tài sản 965.055 63,7% 1.280.400 58,2%

Tổng cộng 1.515.000 100% 2.200.000 100%

( Nguồn: Báo cáo tình hình bảo đảm tiền vay năm 2003, 2004)

Chúng ta có thể thấy rõ hơn sự tăng trởng cũng nh chênh lệch giữa 2 hình thức bảo đảm bằng biểu đồ sau:

Theo bảng số liệu và biểu đồ trên thì d nợ cho vay theo các hình thức bảo đảm của chi nhánh năm 2004 đều tăng lên đáng kể, đặc biệt là hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã tăng 396.655 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 59,8% về số tơng đối so với năm 2003. Điều này chứng tỏ rằng chi nhánh đã có sự chuyển dịch cơ cấu cho vay đối với các đối tợng vay mới nên đòi hỏi việc bảo đảm bằng tài sản phải tăng lên thích ứng để đảm bảo an toàn, đồng thời mở rộng đợc qui mô tín dụng.

Tuy nhiên với mỗi hình thức bảo đảm tiền vay lại có mức độ áp dụng rất khác nhau do đặc trng vốn có của Chi nhánh, cụ thể nh bảng số liệu sau:

Bảng 2.2. D nợ theo các hình thức bảo đảm tiền vay năm 2004

Đơn vị: Triệu đồng

Hình thức bảo đảm D nợ Tỷ trọng

Cầm cố 125.400 5,7%

Thế chấp 215.600 9,8%

Bảo đảm bằng TS từ vốn vay 81.400 3,7%

Bảo lãnh bằng TS của bên thứ ba 497.200 22,6%

Không có bảo đảm bằng TS 1.280.400 58,2%

Tổng cộng 2.200.000 100%

( Nguồn: Báo cáo tình hình bảo đảm tiền vay năm 2004)

Nh vậy, tại Chi nhánh Láng Hạ hiện nay đã áp dụng tất cả các hình thức bảo đảm tiền vay, mặc dù tỷ trọng mỗi hình thức có sự chênh lệch đáng kể. Khác với các ngân hàng khác trên địa bàn, chủ yếu cho vay dựa trên các hình thức cầm cố, thế

chấp, còn việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản hầu nh chỉ đợc áp dụng với các cán bộ công nhân viên chức thì Chi nhánh Láng Hạ lại tập trung cho vay theo hình thức không có bảo đảm bằng tài sản. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính chất hoạt động của chi nhánh.

Sau đây là cơ cấu d nợ cho vay của các hình thức bảo đảm tiền vay có bảo đảm bằng tài sản:

Biểu 2.2. Cơ cấu d nợ phân theo hình thức bảo đảm bằng tài sản

Chúng ta sẽ xem xét cụ thể từng hình thức bảo đảm tiền vay để có thể thấy đợc tình hình thực hiện bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông Láng Hạ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w