Kết quả chung BAN GIÁM ĐỐC

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hoá (Trang 45 - 51)

Sơ đồ tổ chức của NHĐT&PT Thanh Hoá

1.3.1.Kết quả chung BAN GIÁM ĐỐC

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH NV PHÒNG THẨM ĐỊNH - QLTD PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TÍN DỤNG 1 PHÒNG TÍN DỤNG 2 PHÒNG DVKH DN PHÒNG DVKH CÁ NHÂN PHÒNG TỔ CHỨC HC CHI NHÁNH BỈM SƠN PHÒNG ĐIỆN TOÁN

Trong giai đoạn 5 năm (2001-2005) cùng với toàn hệ thống, chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hóa đã tích cực thực hiện về đề án cơ cấu và kết quả chung đến cuối năm 2005 đã đạt được các mục tiêu so với năm 2000.

Bảng a. Những kết quả chung của hoạt động tín dụng. Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 - Tổng Tài sản 749 756 802 874 980 11.000 - Nguồn vốn huy động 547 695 712 765 875 900 - Dư nợ tín dụng 621 714 740 785 890 910 Trong đó: tín dụng trung, dài hạn 55% 47% 43% 39% 35% 31% - Tỉ lệ nợ quá hạn 0,3% 0,7% 1,2% 1,5% 2% 2,7% - Thu dịch vụ 1,163 1,647 1,776 1.987 2,564 3,710 - LN trước thuế 3,698 5,873 6,888 8,102 9,772 10,500

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2000-2005.

Bảng b. Tách bạch cho vay TM và cho vay KHNN chỉ định.

Đơn vị: tỷ đồng Loại dư nợ 2001 2002 2003 2004 2005 - Tổng dư nợ 714,5 869,9 1.029 871,7 910 1. Tín dụng TM 504 722,94 877,6 755,3 825,67 2. Tín dụng KHNN chỉ định 210,5 146,96 151,4 116,4 90,33 %dư nợ KHNN chỉ định/tổng dư nợ 29,46 16,89 14,71 13,35 9,86 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2000-2005.

* Kết quả xử lý nợ tồn đọng:

Nợ tồn đọng phát sinh trước 31/12/2000 được xử lý theo QĐ149 (số nhóm, biện pháp, kết quả xử lý . . .)

Tổng số nhóm: 11 nhóm – Tổng số tiên 2080 triệu đồng.

Biện pháp:

B1 – chuyển sang khỏan phải thu B2 – chuyển hạch toán ngoại bảng.

+ Tín dụng TM: 950 triệu đồng. Trong đó thu hồi nợ 930 triệu đồng (xí nghiệp gạch Tự lực 612 triệu, công ty xây dựng Ba Đình 8 triệu, 5 tư nhân 309 triệu) và xử lý xóa nợ bằng DPRR cho xí nghiệp nuôi tôm xuất khẩu 20 triệu đồng).

+ Xóa nợ một số khoản tín dụng chỉ định: 1.132 triệu đồng, trong đó xóa nợ công ty tơ tằm 159 triệu, chè Bãi 929 triệu, cơ khí NN 44 triệu).

1.3.2. Lành mạnh hóa tổ chức và nâng cao năng lực Tài chính. + Tỉ trọng dư nợ cho vay/ tổng tài sản đến thời điểm 31/12/05:

Tỉ trọng dư nợ cho vay/ tổng tài sản chuyển dịch theo hướng giảm dần (năm 2001 là 94,4%, 2005 là 83,27%). Nhưng còn ở mức cao so với tòan ngành (toàn ngành 2005 là 72,7%). Điều này phản ánh hoạt động chính vẫn là tín dụng.

Bảng c. Chuyển dịch cơ cấu tín dụng, cơ cấu khách hàng:%

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

Tỉ trọng dư nợ ngắn hạn 52,66% 56,9% 64,82% 67,3% 69% Tỉ trọng . . . trung, dài hạn 47,34% 43,1% 35,18% 32,7% 31% Tỉ trọng cho vay NQD 23,53% 20,92% 31,19% 37,3% 38,4%

Tỉ trọng DN có TSĐB - - 40% 58% 61%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2000-2005.

Cơ cấu dư nợ tín dụng đã có sự chuyển đổi hợp lý hơn gắn liền với định hướng đề án tái cơ cấu toàn ngành, tăng tỉ trọng khách hàng ngòai quốc doanh, tăng tỉ trọng dự nợ có tài sản ĐB (vượt chút..).

+ Tỉ trọng huy động vốn/ tổng tài sản đến thời điểm 31/12/2005.

Tỉ trọng huy động vốn/ tổng tài sản chuyển dịch giảm dần (năm 2001 là 91,9%, năm 2005 là 81,8%), cao hơn so với toàn khối chi nhánh.

Bảng d. Chuyển dịch cơ cấu huy động vốn: %

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

Tỉ trọng tiền gửi Dân cư 79,86 81,4 80,28 71,67 71,12 Tỉ trọng tiền gửi Ngắn hạn 45,32 38,2 53,6 56,08 53,89 Tỉ trọng tiền gửi trung, dài hạn 54,68 61,8 46,4 43,92 46,11 Ti trọng tiền gửi VND 77,64 80,54 83,47 82,41 82 Tỉ trọng tiền gửi USD 22,36 19,46 16,53 17,59 18

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2000-2005.

Cơ cấu nguồn vốn huy động đã có sự chuyển đổi theo định hướng theo đề án tái cơ cấu tòan ngành, phù hợp với yêu cầu triển khai cách huy động vốn theo thị trường. Qua đây, phản ánh hiệu quả hoạt động của chi nhánh có xu hướng ngày càng tăng, chủ động cân đối được nguồn vốn.

* Phân tích cơ cấu các khỏan thu.

Thu từ lãi cho vay/ tổng thu: năm 2001 là 85,8%, đến năm 2005/88%, phản ánh nguồn thu nhập từ tín dụng là chủ yếu.

Thu dịch vụ/tổng thu: 2001 là 2,8%, 2005 là 3%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Phân tích kết quả, hiệu quả hoạt động.

+ Lợi nhuận: Lợi nhuận và lợi nhuận bình quân đầu người luôn có xu hướng tăng.

Lợi nhuận năm 2001 là 5.872 triệu thì đến năm 2005 là 10.500 triệu đồng; Lợi nhuận bình quân đầu người 2001 là 37 triệu thì đến năm 2005 là 62 triệu đồng. Tuy nhiên mức phấn đấu này vẫn còn thấp.

+ ROA: Xu hướng tăng hàng năm, phản ánh hiệu quả hoạt động ngày càng tăng, năm 2001 ROA là 0,49% thì năm 2005 là 0,9%, cao hơn mục tiêu tối thiểu tòan ngành.

* Phân loại Tài sản có và trích DPRR.

Thực hiện phân loại tài sản có hàng quý theo quyết định 488 và quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước, làm cơ sở xác định số phải trích DPRR. Cụ thể:

2001 2002 2003 2004 2005

Số phải trích DPRR 1.535 7.328 6.041 79.366 46.430 Số phải trích DPRR trong năm 1.535 7.328 6.041 22.261 27.439 Số dư trích DPRR 3.557 9.890 15.319 13.033 40.472

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2000-2005.

Đến cuối năm 2005, Chi nhánh đã thực hiện hòan thành trích hết DPRR cụ thể theo kết quả phân loại nợ 493.

1.3.3. Cơ cấu và tổ chức quản lý.

+ Về mạng lưới: Chi nhánh đã từng bước thực hiện phương án sắp xếp củng cố và phát triển mạng lưới hoạt động kết quả kinh doanh theo định hướng lộ trình kế hoạch phát triển giai đoạn 5 năm 2001 – 2005 và kế hoạch 2005 – 2007. Ngòai Chi nhánh cấp 1 và một Chi nhánh cấp 2 Bỉm Sơn đã thường xuyên củng cố và phát triển đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả nhất định, 6 bàn tiết kiệm tại thành phố Thanh Hóa và 2 tại thị xã Bỉm Sơn.

+ Mô hình tổ chức theo dự án HĐH: Chi nhánh Thanh Hóa chuẩn bị các bước sắp xếp lại bộ máy tổ chức, cán bộ đi vào hoạt động từ quý IV 2004, theo 04 khối (tín dụng, dịch vụ, hỗ trợ kinh doanh và quản lý nội bộ) đã triển khai thành công dự án HĐH từ cuối tháng 12/2005 và tăng cường, hòan thiện, nâng cao chất lượng thực hiện dự án trong năm 2005.

Mô hình tổ chức theo dự án HĐH đã góp phần: làm tăng năng suất lao động của từng cán bộ nhân viên, đặc biệt là các giao dịch viên và cũng là môi trường rèn luyện để đổi mới phong cách giao, nâng cao trình độ tác nghiệp, làm tăng hiệu quả hoạt động của Chi nhánh và các phòng cả về số lượng và chất lượng, thu hút khách hàng ngày càng tăng, cơ sơ để mở rộng thị trường họat động, mở rộng, phát triển các sản phẩm dịch vụ gắn với ứng dụng công nghệ của dự án, tiện ích cao, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là kết quả triển khai các sản phẩm mới như: huy động tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm thăng hoa, dịch vụ qua kênh phân phối ATM, trả lương tự động.

+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Thực hiện cơ cấu lại đội ngũ cán bộ nâng cao chất lượng, năng lực cán bộ đào tạo và sử dụng người lao động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo hướng phát triển. Đến cuối năm 2005, Chi nhánh có tổng 125 cán bộ công nhân viên. Chất lượng nhân viên như sau:

Về chuyên môn: có trình độ Đại học 6%, ĐH, cao đẳng 72%, trung sơ cấp 22%.

Về ngoại ngữ, vi tính: 25% sử dụng thành thạo Tiếng anh, trên 60% có trình độ sử dụng vi tính.

Kết quả đào tạo trong 5 năm 2001 – 2005: chuyên môn: - 5 cán bộ TN cao học, 2 cán bộ hòan thành và 2 cán bộ đang theo học chương trình bồi dưỡng sau đại học, 10 cán bộ hòan chỉnh xong chương trình đại học và 6 cán bộ tốt nghiệp đại học tín chỉ.

Về chính trị: có 5 cán bộ đã tốt nghiệp cử nhân, cao cấp chính trị và 5 cán bộ theo học các cấp chính trị.

Xây dựng cơ chế chính sách động lực như: Quy hoạch cán bộ chủ chốt từng cấp bổ nhiệm, bổ sung cán bộ lãnh đạo từ trưởng, phó phòng đến lãnh đạo chi nhánh cấp 1, cấp 2, bố trí sắp xếp lực lượng lao động phù hợp với kinh nghiệm đảm đương công việc, . . .

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hoá (Trang 45 - 51)