3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ TIÊU THỨC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG.
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.
Có rất nhiêu chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và tuỳ thuộc vào từng ngân hàng mà số chỉ tiêu có được thể hiện nhiều hay ít. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu cũng như đánh giá toàn diện về tình hình hoạt động của ngân hàng người ta thường chia ra làm các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng.
3.2.1. Chỉ tiêu định tính.
Là những chỉ tiêu mang tính tương đối, rất khó xác định thường được đánh giá qua việc chấp hành luật pháp của ngân hàng như luậtNHNN, luật TCTD, việc chấp hành văn bản chỉ đạo của Nhà nứơc, Chính phủ và của ngân hàng, chấp hành các quy chế , quy trình nghiệp vụ, chế đ, thể lệ tín dụng trong quá trình thực hiện quy trình cho vay. Khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng, các ngân hàng phải tuân thủ các diều kiện, các nguyên tắc theo quy định của Nhà nước và của thống đốc NHNN. Các nguyên tắc và diều kiện tín dụng không tách
rời nhau do đó coi nhẹ bất kì một nguyên tắc nào, một điều kiện nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Nói đến chất lượng tín dụng trước hết phải xem xét đến việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng có chấp hành tốt pháp luật, các chỉ đạo của Nhà nước, của ngành cũng như tuân tủ quy trình, quy chế nghiệp vụ tín dụng hay không.
Ngoài ra, người ta còn xem đến các yếu tố như khả năng thu hút khách hàng, yếu tố con người ….Trước hết, con người chính là các cán bộ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường đặc biêt với cán bộ tín dụng phải khẳng định được rằng “ chất lượng tín dụng xuất phát từ chất lượng cán bộ tín dụng” . Việc đào tạo, sử dung, đánh giá và đè bạt đội ngũ cán bộ tín dụng trước hết phải xem xét về tư cách đạo đức. Tiếp đó là trình độ năng lực của cán bộ tín dụng, phại dựa trên cơ sở của khoản tín dụng đựơc cấp ra để đánh giá đúng mức trình độ đội ngũ cá bộ hiện có, tránh trường hợp đánh giá sai trình độ thực của cán bộ tín dụng. Cao hơn nữa là trình độ quản lý , nhận thức, điều hành của người lãnh đạo vì họ chính là người đề ra các quy định, thể lệ và đưa ra các quyết định.
Khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng cần phải xem xét và họ chính là một phần quan hệ tín dụng, góp phần vào sự thành công của ngân hàng. Nhưng đánh giá khách hàng về mặt định tính rất khó, vì nó chính là sự thiện chí trong trả nợ của khách hàng, trách nhiệm của người vay.
Do chỉ tiêu rất khó xác định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người cán bộ tín dụng và người quản lý cũng như các mối quan hệ củ họ với khách hàng. Do vậy, trên thực tế khi nói đén chất lượng tín dụng thường người ta chỉ chư ý đến các chỉ tiêu mang tính định lượng.
3.2.2. Chỉ tiêu định lượng.
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn vay.
Tổng dư nợ cho vay
H= * 100%
Tổng nguồn vốn huy động Trong đó H là hiệu suất sử dụng vốn.
Đây chỉ là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khả năng tận dụng nguồn vốn trong cho vay cảu các NHTM, nó cho ta biết trong một đồng vốn huy dộng được thì bao nhiêu đồng được sử dụng trong cho vay. Hiệu suất sử dụng càng cao thì hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại.
- Chỉ tiêu tổng dư nợ.
Tổng dư nợ = dư nợ cho vay ( ngắn hạn, trung hạn, dài hạn). Đây là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiên ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm, tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng kém, không có khả năng mở rộng khách hàng, mở rộng thị phần. Song chỉ tiêu này cao thì chưa hẳn chất lượng khoản vay tốt vì nó còn phụ thuộc vào khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.
- Chỉ tiêu nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trả được số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó mà không được ngân hàng gia hạn. Số tiền nay ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn thường không quá 150% lãi suất trong hạn. Trên thực tế phần lớn là những khoản nợ có độ rủi ro cao vànt có khả năng mất vốn. Để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người ta thường thông qua tỉ lệ nợ qua hạn và tỷ lệ đầu tư rủi ro.
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn= * 100% Tổng dư nợ
Tổng dư nợ món vay có phát sinh nợ quá hạn
Tỷ lệ đầu tư rủi ro=
Tổng dư nợ
Hai chỉ tiêu này nhỏ thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại.
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong hoạt động kinh doanh là khách quan do đó nợ quá hạn của NHTM là tất yếu, không thể tránh khỏi. Song nếu một ngân hàng có nhiều khoản nợ quá hạn thì sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và giảm thu nhập. NHTM nào có tỷ lệ nợ quá hạn cao thì sẽ bị đánh giá là có chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác chất lượng tín dụng người ta thường chia nợ quá hạn ra thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi:
Nợ quá hạn có khả năng thu hồi
Tỷ lệ nợ quá hạn = * 100% Có khả năng thu hồi. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi Tỷ lệ nợ quá hạn
Không có = *100% Khả năng thu hồi Nợ quá hạn
Hai chỉ tiêu này cho ta biết bao nhiêu % trong tổng nọ quá hạn có khả năng thu hồi và không có khả năng thu hồi để từ đó có biện pháp xử lý tương ứng. Đồng tời kết hợp với chỉ tiêu đầu tư rủi ro sẽ giúp cho ngân hàng quản lý rủi ro tốt các khoản cho vay vì chỉ tiêu nợ quá hạn mới chỉ xem xét đến giá trị khoản nợ quá hạn trong khi tỷ lệđầu tư rủi ro lại đề cập đến món vay mà phát sinh nợ quá hạn. Tư đó ngân hàng sẽ có chính sách dự pòng tốt cho các khoản có khả năng rủi ro, có những thông báo định kỳ về những món vay không đủ khả năng thu hồi và tránh được tình trạng trong cùng một lúc ngân hàng phải thông báo con số nợ quá hạn quá lớn và giảm tài sản một cách nghiêm trọng.
Ngoài ra, ngân hàng còn xem xét đến tỷ lệ mất vốn đê đánh giá và thiết lập quỹ dự phòng mất vốn. Tỷ lệ này được tính bằng công thức sau:
Tổng dư nợ quá hạn được xoá nợ
Tỷ lệ mất vốn = *100%
Tổng dư nợ bình quân
Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. Nó cho thấy mọi cố gắng của ngân hàng để thu hồi vốn và nỗ lực của khách hàng trong việc hoàn trả món vay đã cam kết đã hết do đó ngân hàng phải thực hiệ khoanh nợ và xoá nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro.
- Cơ cấu vốn đầu tư.
Việc phân tích cơ cấu vốn đầu tư chính là việc xem xét đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng như đòi hỏi vốn của nền kinh tế chưa. Trên cơ sở đó, các NHTM có thể quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa bảo đảm an toàn vốn cho vay vừa có thể mang lại lợi nhuận cao nhất.
Nếu xét về bản thân tín dụng thì nguồn trả nợ cho ngân hàng của người vay vê nguyên tắc được trích ra từ phần thu nhập do hoạt động SXKD của khách hàng, nó bao gồm các chi phí nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định và phần giá trị mới tạo ra. Tuy vậy, có nhiều tường hợp do sử dụng vốn kém hiệu quả, bị mất vốn, SXKD thua lỗ… nên người đi vay phẩi bán tài sản để trả nợ ngân hàng. Số tiền bán tài sản có thể đủ để trả nợ món vay, nhưng cũng có thể chỉ đủ trả một phần nợ vay.
Số tiền thu được do khách hàng bán tài sản Tỷ lệ này được xác định =
Tổng doanh số nợ
Nhưng việc bán tài sản không phải lúc nào cũng thuận tiện vì trên thực tế có những tài sản khó bán hoặc đang trong thời kỳ giảm giá … Do vậy cũng là nguyên nhân gây ra khó khăn cho khoản vay, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.
- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng.
Chỉ tiêu này thường được các NHTM tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giải quyết hợp lý giữa 3 lợi ích: Nhà nước, khách hàng và ngân hàng.
Vòng quay vốn tín dụng được xác định theo công thức sau: Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Hệ số này phản ánh số vồng chu chuyển của vốn tín dụng hàng năm. Đối với khách hàng, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình SXKD của khách hàng càng tốt, có tình hình tài chính vững chắc. Đây là cơ sở để khách hàng thực hiện tốt những cam kết trên hợp đồng tín dụng.
Đối với ngân hàng, thể hiện khả năng thu hồi vốn của ngân hàng cao hay thấp, chất lượng quản lý vốn tín dụng tốt hay xấu . Nếu vòng quay chậm chứng tỏ chất lượng tín dụng không tốt , thu hồi nợ trong kỳ kém, vốn tín dụng bị đóng băng.
- Chỉ tiêu thu nhập từ hạt động cho vay.
Mục đích kinh doanh của bất cứ một NHTM nào cũng là lợi nhuận do vậy bất kỳ một khoản cho vay mà không đem lại thu nhập cho ngân hàng hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng thì không thể nói khoản vay đó có chất lượng cao. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
Lãi từ hoạt động tín dụng Thu nhập từ hoạt động tín dụng =
Tổng thu nhập
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng tốt, không những thu được vốn gốc và lãi mà uy tín của ngân hàng càng được khẳng định.
Ngoài ra, NHNN còn quy định chỉ tiêu có tính chất bắt buộc đối với các NHTM như thủ tục, hồ sơ vay vốn, thời gian tối đa để ra quyết định đối với một khoản vay, biên độ tối đa, tối thiểu lãi suất cho vay so với mức lãi suất cơ bản, giới hạn vay tối đa với một khách hàng (< 15% vốn tự có), tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu…
Căn cứ vào các chỉ tiêu hàng quý, hàng năm, các NHTM tự phân tích đánh giá để xác định mức độ an toàn và chất lượng tín dụng của hệ thống qua đó NHNN có cơ sở để chỉ đạo các NHTM nâng cao chất lượng tín dụng trong từng khâu, từng mặt nghiệp vụ hoặc có biện pháp bắt buộc cụ thểđối với ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Đồng thời bản thân mỗi ngân hàng cũng thấy mặt được để phát huy và mặt chưa được để hạn chế.
3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM.
NHTM là một chủ thể trong nền kinh tế, hoạt động của nó ảnh hưởng đén mọi mặt của đời sống kinh tế-chính trị- xã hội. Do đó sự phát triển bền vững của hệ thông tài chính – tiền tệ quốc gia là điều kiện kiên quyết cho sự phát triển kinh tế của nước đó. Để nâng cao uy tín của mình thì bản thân mỗi ngân hàng phải quan tâm đến từng mặt nghiệp vụ nhất là vấn đề chất lượng tín dụng, một vấn đè hiện nay đang được quan tâm của nhiều cấp, ngành , nhiều bộ phận. Vì vậy việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng là cần thiết. Nó bao gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
3.3.1.Nhân tố khách quan.
-Nhân tố thuộc về chính sách, cơ chế.
Cơ chế, chính sách của Nhà nước, của các ngành chưa đầy đủ, môi trường pháp lý chưa đồng bộ, môi trường xã hội còn nhiều nhức nhối. Số đông khách hàng là hộ sản xuất có trình độ dân trí thấp, ít nắm bắt được thông tin tiếp thu kiên thức về kinh tế thị trường còn hạn chế, do đó việc lựa chọn đối tượng khách hàng đảm bảo cho hoạt động tín dụng gây không ít khó khăn cho hoạt động của các NHTM . Hệ thống pháp luật là cơ sở điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Đối với ngân hàng thì sự tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh như luật TCTD, Luật NHNN… Việc tuân thủ luật sẽ góp phần làm tốt chất lượng của khoản tín dụng.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn có quan hệ mật thiết với nền kinh tế. Từng giai đoạn và biến cố kinh tế đều có những tác động đến hoạt động của ngân hàng: lạm phát, suy thoái hay tăng trưởng kinh tế, thay đổi chính sách thuế, tỷ giá … đều ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Chu kỳ kinh tế thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm, đầu tư và do đó ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng. Khi nền kinh tế vào thời kỳ tăng trưởng, SXKD phát triển từ đó tạo điều kiện cho tích luỹ nhiều hơn và tạo ra môi trường cho việc thu hút vốn của ngân hàng thuận lợi hơn .Đồng thời bản thân doanh nghiệp cũng có nhu cầu mở rộng đàu tư dẫn đến nhu cầu vốn tăng trong khi vốn tự có của doanh nghiệp không đủ bù đắp cho quá trình này, họ phải đi vay vốn từ nhiều nơi trong đó có ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị kìm hãm, lạm phát tăng làm khả năng thu hồi vốn của ngân hàng bị giảm sút.
Mức độ phù hợp củ lãi suất ngân hàng với lợi nhuận cũng tác động tới chất lượng khoản vay. Khi lãi suất ngân hàng có xu hướng tăng khách hàng vay sẽ trả nợ muộn, trây ì nhằm dùng vốn đó vào kế hoạch SXKD kì tiếp theo gây khó khăn cho việc thu nợ của ngân hàng.
- Môi trường chíh trị xã hội .
Tình hình chính trị một quốc gia sẽ tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Sự vững mạnh của một nước sẽ góp phần củng cố sức mua đồng tiền của nước đó, thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế quốc tế. Từ đó nhu cầu đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động của các chủ thể kinh tế tăng lên và thúc đẩy lưu thông tiền tệ. Chính những hoạt động này đã gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. khi chính trị của một nước bất ổn, chiến tranh công kích sẽ làm hoạt động sản xuất bị trì trệ, kết quả SXKD bị giảm sút, doanh nghiệp phá sản không trả được nợ cho ngân hàng.
Ngoài ra, đạo đức, tập quán thói quen và trình độ nhận thức của khách hàng cũng ảnh hưởng khong nhỏ đến chất lượng khoản vay. Môi trường xung quanh luôn biến động nếu khách hàng không có khả năng nắm bắt kịp thời để có những điều chỉnh cũng như nắm bắt cơ hội kinh doanh thì sẽ bị thất bại trong cạnh tranh. Mặt khác, thói quen tiêu dùng của người dân, sự thiếu hiểu biết của người dân cũng ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay.
- Môi trường tự nhiên.
Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như: thiên tai dịch hoạ … làm ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của khách hàng từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng,có thể làm cho ngân hàng không có khả năng thu hồi vốn.