CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TỚ

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Dệt may Hà nội (Trang 43 - 46)

TỚI

1. Chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu:

Với mục tiêu “Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp”, công ty đã và đang cải tiến bộ máy quản lý, sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý, thực hiện quá trình quản lý và sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo niềm tin cho khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xác định các mặt hàng chiến lược là sợi và dệt kim, công ty đã khai thác triệt để thế mạnh của sản phẩm sợi, tăng công suất nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Theo dự đoán, tốc độ tăng trưởng của thị trường trong giai đoạn 2006-2010 là 5%-7% với công suất trung bình của các nhà máy sản xuất sẽ tăng khoảng 4500tấn/ năm. Với ưu thế tốt về năng lực máy móc thiết bị, nguồn nhân lực dồi dào, quy mô sản xuất lớn… công ty cần tập trung vào sản xuất các loại sản phẩm sợi để bán ra thị trường trong nước mà đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội, bên cạnh đó còn thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Đối với sản phẩm dệt kim, công ty cần nắm vững thị trường ở một số nước đã có quan hệ mua bán đồng thời phát triển thị trường sang một số nước trong khối ASEAN, thị trường Mỹ La tinh…đối với sản phẩm dệt kim, công ty cần mở rộng và phát triển hơn nữa ngay cả thị trường trong nước vì đây là thị trường tiềm năng trong những năm tới khi trình độ phát triển kinh tế của đất nước đang ngày một gia tăng.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty hiện nay chủ yếu là thị trường Mỹ. Ngoài ra, công ty đã có các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các khách hàng là các công ty thương mại nước ngoài thông qua tổng công ty dệt may Việt Nam Vinatex. Công ty dự định mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm theo hướng sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao như các sản phẩm khăn

lông Jacquard và các loại khăn bông có đường chìm xương cá, hiện đang được ưa chuộng trên thị trường Mỹ và các nước Tây Âu.

Đối với thị trường trong nước đầy tiềm năng, từ trước đến nay vẫn bị bỏ ngỏ nhiều. Các mặt hàng chủ yếu được tiêu thụ là: áo ba lỗ nam, áo sơ mi nam, khăn mặt, khăn tắm…Công ty đang có một số dự định sản xuất quần áo trẻ con chất lượng cao, áo sơ mi nữ công sở sẽ tung ra thị trường trong mùa hè năm 2006 này.

2. Định mức kế hoạch của công ty dự tính đến năm 2010:

Bảng24 : Kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu từ năm 2006-2010 của công ty dệt may Hà nội.

Năm Chỉ tiêu

Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010

1.Giá trị SXCN Tấn 1000 1120 1300 1500 1900

2.Tăng doanh thu Triệu.đ 1120 1260 1420 1600 2000

Doanh thu SXCN Triệu.đ 952 1071 1207 1360 1700

Doanh thu KDTM Triệu.đ 112 126 142 160 200

Doanh thu khác Triệu.đ 56 63 71 80 100

3.Kim ngạch xuất khẩu Tr.$ 30 34 39 44 50

- KNXK(giá Hợp đồng) Tr.$ 30 34 39 44 50 - KNXK(tính đủ nguyên phụ liệu) Tr.$ 32 34 42 47 53 4.Kim ngạch nhập khẩu Tr.$ 33,54 34,56 34,76 34,86 35,06 Nhập thiết bị Tr.$ 1,2 1,5 1,7 1,8 2

Vật tư, nguyên liệu sản xuất Tr.$ 32,34 33,06 33,06 33,06 33,06 5.Sản lượng SP chủ yếu - Sợi toàn bộ Tấn 2000 0 2250 0 2500 0 28000 30000 - Vải dệt thoi các loại Tr.m2 13,5 15,1 17 19 21,2

- Vải dệt kim các loại Tấn 1904 2132 2388 2374 2995

- SP may dệt may dệt kim Tr.sp 8,4 9,4 10,5 11,8 12,2

- SP may dệt thoi Tr.sp 0,97 1,5 2,1 2,5 3

- SP khăn Tấn 1210 1306 1400 1700 3000

6.Sản lượng SP Xuất khẩu

- May dệt thoi Tr.sp 0,88 1,38 1,93 2,2 2,5

- Khăn bông Tấn 1163 1227 1375 1481 1692 7.Tổng VĐT.XDCB Tỷ. đ 50 360 590 450 50 - Xây lắp Tỷ. đ 50 350 400 100 - Thiết bị Tỷ. đ 100 200 - Khác Tỷ. đ 10 90 150 50 8.Nguồn vốn -Vốn ngân sách Tỷ. đ 50 350 200 0 0

-Vốn vay thương mại Tỷ. đ 100

Vốn khác(KHCB+ CP) Tỷ. đ 10 290 450 50

(Nguồn: Phòng kĩ thuật đầu tư) Để có thể thực hiện được đúng các chỉ tiêu trên, công ty dệt may Hà nội đã đặt ra một kế hoạch huy động vốn thật cụ thể cùng với những dự án đầu tư như:

• Dự án: Xây dựng tòa nhà giới thiệu sản phẩm của công ty dệt may Hà nội.

• Dự án: Đầu tư mới nhà máy biến áp 1600 KVA.

• Dự án: Mua sắm tủ điều khiển điện tử, Hệ thống thu gom bông phế tập trung, Máy tách xơ ngoại lai cấp.

Còn trong năm 2006 này, công ty có kế hoạch sau:

- Giảm chi phí sản xuất bằng cách giảm giá thành sản phẩm, cụ thể: Đổi mới công nghệ may ( mua 500 máy may), giảm lượng bông sợi tồn kho (nhập nguyên vật liệu hàng tháng xuống 2tuần/ lần đối với những nguyên vật liệu bông xơ thường dùng).

- Tận dụng vải phế liệu để may quần áo trẻ em, khăn, mũ…

- Giảm tỉ lệ tái chế ( giảm 2% so với mức hiện tại, tái chế sau may từ 6% xuống còn 4%, trước bao gói từ 11,2% xuống còn 9%, sau bao gói từ 4,5% xuống còn 3%).

- Xây dựng chiến lược đối với từng loại khách hàng. + Khách hàng thu nhập cao: kiểu dáng hợp thời trang.

+ Khách hàng thu nhập trung bình: độ bền của vải và mẫu mã đa dạng. + Khách hàng thu nhập thấp: giá rẻ, chất lượng bình bình thường.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁTTRIỂN Ở CÔNG TY:

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Dệt may Hà nội (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w