III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY DỆT MAY
3. Những hạn chế của hoạt động đầu tư phát triể nở Công ty Dệt may Hà nội:
Hà nội:
Cũng như tình trạng chung của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam khác, nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư tại Công ty Dệt may Hà nội hầu như là vốn vay (bao gồm vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác). Vốn tự có ở công ty không nhiều, chỉ chiếm 22%. Trong những năm tới công ty cần có những biện pháp để nâng tỉ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn, đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng khác để có càng nhiểu vốn cho hoạt động đầu tư càng tốt.
Với cơ cấu nguồn vốn như hiện nay, việc đầu tư vào các nội dung còn khá nhiều bất cập.
3.1. Đầu tư cho Máy móc thiết bị:
Như đã biết trong phần thực trạng, trong giai đoạn 2000-2005, công ty dành hơn 250 tỷ đồng cho việc đầu tư máy móc thiết bị. Nhờ đó, năng suất và chất lượng sản phẩm ở công ty được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài thì những sản phẩm đầu tư mới này cũng không tồn tại được lâu. Vì để đồng bộ với những thiết bị cũ, công ty chỉ mua các loại máy tương đối hiện đại, so với thế giới thì ở mức trung bình. Nên sau này, khi cơ cấu sản phẩm không còn phù hợp nữa, công ty sẽ phải đầu tư lại. Lúc đó sẽ tốn rất nhiều tiến mà công ty chưa chắc đã huy động được ngay.
3.2. Đầu tư nguồn nhân lực:
Có thể nói trong những năm qua, công ty đã đầu tư cho nhiều cán bộ công nhân đi học. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của ban lãnh đạo đối với cấp dưới. Tuy nhiên, hiệu quả của việc đầu tư đó vẫn chưa nhìn thấy rõ. Đặc biệt là những nhân viên về thiết kế mĩ thuật và nghiên cứu thị trường.
Việc đầu tư cho người lao động đi học thêm để nâng cao tay nghề nhưng cho tới giờ công ty vẫn chưa có những sáng kiến mới để nâng cao năng suất, không có những công trình khoa học có ứng dụng thực tiễn.
Công ty cần lưu ý tới vấn đề này bởi nó làm thất thoát một lượng vốn không nhỏ của công ty, lãng phí cả thời gian và công sức của cán bộ công nhân viên công ty.
Ngoài ra, công ty cũng vấp phải khó khăn là thiếu cán bộ kinh doanh trẻ tuổi, năng động, giỏi ngoại ngữ. Bởi, công ty đang thúc đẩy tỉ trọng xuất khẩu, cần có nhiều nhân viên hội tụ được những yếu tố trên để giao dịch với các đối tác nước ngoài, gây dựng nên được một hình ảnh đẹp của công ty với bạn bè quốc tế, song hiện tại số lượng cán bộ trẻ còn quá nhỏ bé.
Nguyên nhân là vì, chế độ thi tuyển đầu vào ở Công ty Dệt may Hà nội (đối với cán bộ quản lý) cũng giống như tình hình chung của các doanh nghiệp nhà nước khác, chưa mang tính công khai và một chế độ đãi ngộ nhân tài thoả đáng. Hầu như những cán bộ trẻ vào làm việc tại công ty không phải trải qua chế độ thi tuyển gắt gao mà do những mối quen biết hoặc cha mẹ về hưu nhường vị trí cho con. Có lẽ vì vậy, động lực và tinh thần làm việc của họ không được như nhân viên của các công ty tư nhân, hay các công ty liên doanh khác ở Việt Nam hiện nay.
Mặt hạn chế nữa là đối với việc đào tạo đội ngũ công nhân. Để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo người lao động thì cần phải có cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên thật tốt. Thế nhưng hiện nay, các trường dạy nghề dệt may rất ít. Công nhân chủ yếu từ các tỉnh xa về, điều kiện nhà ở, sinh hoạt không tốt. Còn thanh niên thành thị có nhiều nghề khác hấp dẫn hơn, không còn thích thú với nghề dệt may như trước kia.
Lại có những trường hợp do không có sự ràng buộc về điều kiện pháp lý, nhiều công nhân sau khi được đào tạo thành thợ giỏi tại công ty vì lí do nào đó lại chuyển đi nơi khác mà không phải nộp bất cứ khoản lệ phí học nghề nào.
3.3. Đầu tư vào nguyên vật liệu:
Có lẽ, đây cũng là lĩnh vực bộc lộ nhiều yếu điểm trong công cuộc đầu tư của Công ty Dệt may Hà nội.
Trong vòng 6 năm, hầu như không có một sự đầu tư mới nào trong việc cải thiện nguồn nguyên liệu, vẫn còn thụ động trông chờ vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và các chính sách của nhà nước mà chưa chủ động đưa ra các phương án hỗ trợ cho người nông dân trồng bông, nuôi tằm…phục vụ nguyên liệu cho sản xuất.
Nguyên nhân cũng lại vì thiếu vốn và thiếu sự mạnh dạn trở thành người tiên phong trong công cuộc đầu tư tìm kiếm những nguồn nguyên vật liệu mới.
3.4. Đầu tư vào thương hiệu mở rộng thị trường:
Có thể nói, hạn chế lớn nhất mà Công ty Dệt may Hà nội vấp phải hiện nay là vấn đề mẫu mã sản phẩm và sự không năng động tìm hiểu thị trường mới, đặc biệt là thị trường nội địa.
Mặc dù chất lượng sản phẩm của công ty so với thị trường trong nước khá tốt nhưng mẫu mã vẫn chưa đa dạng phong phú như các hãng may tư nhân: Việthy, Ninomax, Hoàng Tấn…nên người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ vẫn chưa biết nhiều đến sản phẩm của công ty.
Tuy công ty đã xây dựng cho mình một biểu tượng con hạc (đang giương cánh bay) được nhiều người biết tới, nhưng vấn đề tiếp theo là làm sao để bảo vệ nó thì dường như vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Như đã nói ở phần thực trạng, Hanosimex – tên quốc tế của Công ty Dệt may Hà nội là thương hiệu có nhiều hàng nhái nhất. Do chất lượng sản phẩm của công ty nổi tiếng là bền, đẹp; thương hiệu lại được nhiều người biết tới nên là thị trường hàng nhái dễ xâm nhập và dễ dàng tồn tại.
Ta có thể gặp ở các chợ quê, các vỉa hè thành phố sản phẩm của Công ty Dệt may Hà nội với biểu tượng quen thuộc, nhưng nếu nhìn kĩ cách thêu và các hoạ tiết sơ sài, cùng với chất vải rão, nilon nhiều, mặc một vài lần xù lông ngay … thì có thể nhận ra đây là hàng giả. Hoặc tinh mắt hơn một chút, có thể thấy, núp dưới cái tên nhang nhác như: Hanoximex, Hanoisimex, Hanoximex, Hanoximexx…các mặt hàng quần áo, khăn mặt…được bày bán ngang nhiên
trên những sạp quần áo, thậm chí ngay trong các cửa hàng có trưng biển hiệu. Vấn đề xử lý những kẻ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp thuộc về các cơ quan công an, nhưng nếu quan tâm hơn, Công ty Dệt may Hà nội có thể giảm bớt được phần nào tình trạng này bằng nhiều cách.
Hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng rất lớn, trước mắt là tới số lượng sản phẩm tiêu thụ, nghiêm trọng hơn là sự tin tưởng của khách hàng vào chất lượng sản phẩm của Hanosimex bị mất dần đi. Khi đó, khách hàng sẽ tìm đến những thương hiệu khác. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục tiếp diễn, chẳng bao lâu Hanosimex chất lượng cao sẽ phải chia sẻ phần lớn thị phần cho những: Hanoisimex, Hanoximex, Hanosimexx…chất lượng không ra gì.
Trên đây là vấn đề thương hiệu, còn vấn đề mở rộng thị trường thì sao? Công tác Marketing ở công ty vẫn còn yếu kém, chưa tổ chức có quy mô, kênh tiêu thụ chưa đa dạng nhằm cung cấp thuận tiện nhất đến tay người tiêu dùng. Từ đó dẫn đến khả năng cạnh tranh kém hiệu quả so với các đối thủ khác có khả năng đa dạng hoá kênh phân phối.
Kiểu dáng mẫu mã ở Công ty Dệt may Hà nội còn đơn điệu, chưa có nhiều sản phẩm cao cấp về dệt kim đáp ứng nhu cầu thị trường có mức thu nhập cao mà nhiều đối thủ khác chiếm ưu thế hơn như: May 10, May Nhà Bè, Việt Tiến, Lê Phước, An Phước, dệt kim Thăng Long, Đức Giang… Những nhân viên thiết kế ở công ty chưa cập nhật được các trào lưu, xu thế của thị trường, đặc biệt là của giới trẻ. Đấy là chưa nói đến việc tạo trào lưu, tạo nhu cầu cho người tiêu dùng mà nhiều công ty may trong nước đã làm được. Vì vậy, người tiêu dùng, đặc biệt là thanh niên, đối tượng có mức độ chi tiêu cho may mặc lớn nhất không mấy quan tâm đến thương hiệu Hanosimex.
Giá bán tuy không đắt nhưng lại là cao so với mức độ thỏa dụng của người tiêu dùng. Đối với thị trường nông thôn thì giá còn cao so với thu nhập của họ, còn đối với thị trường thành phố lại đòi hỏi nhiều hơn về mẫu mã, màu sắc…
Công tác phát triển thị trường còn chưa xứng với tầm vóc của công ty. Bởi thực chất, công ty không quan tâm nhiều đến các đối thủ cạnh tranh hiện tại của mình cũng như các chiến lược của họ. Đây là điểm yếu lớn nhất của công ty khi tham gia cạnh tranh trên thị trường.
Về thị trường nước ngoài: Trung quốc, ASEAN, NICs có lợi thế về chi phí nhân công cũng khá thấp, làm cho giá thành sản phẩm giảm, tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, trình độ kinh doanh, chất lượng sản phẩm của các nước này cao hơn của ta.
Trong việc thâm nhập vào thị trường xuất khẩu, về một số mặt công ty dệt may Hà nội vẫn được bảo hộ so với khu vực tư nhân. Tuy nhiên, trong tương lai, điều này có thể bị thu hẹp lại, nếu không muốn nói là bãi bỏ, và công ty phải chú ý tới các nhân tố phi giá khác nếu muốn tiếp tục “chơi” trong cuộc chiến này.
Trong ba yếu tố làm nên thành công trong ngành công nghiệp thời trang là: chất liệu, màu sắc, kiểu dáng thiết kế thì hàng dệt may ở công ty mới chỉ đạt được tiêu chuẩn đầu tiên, sáng tạo thiết kế còn nhiều hạn chế.
Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay đòi hỏi công ty phải tìm kiếm cho mình những thị trường có triển vọng phù hợp, khả năng cạnh tranh của mình. Đây là vấn đề cấp thiết song không phải một sớm một chiều có thể thực hiện được ngay. Vì vậy, phải có kế hoạch thật cụ thể để chinh phục càng ngày nhiều khách hàng.
Bảng 23: Mô hình SWOT của công ty trong những năm gần đây:
Điểm mạnh Điểm yếu
-Cố gắng phát triển năng lực tự sản xuất, tự thiết kế.
Doanh thu từ sợi liên tục tăng trong 5 năm vừa qua và chiếm 57% tổng doanh thu của toàn công ty
- Công ty sẽ xâm nhập vào thị trường
-Nỗ lực tiếp thị còn hạn chế và chưa được tổ chức tốt.
- Công ty thiếu nhân viên bán hàng và nhân viên tiếp thị.
- Chưa có kế hoạch tiếp thị.
vải DENIM với công nghệ hiện đại. Thị trường khăn ở Nhật Bản có những hiệu ứng tốt.
rằng nhu cầu về sản phẩm DENIM ở Trung quốc và Đài loan đã bão hoà. Vì vậy, để có thể tiêu thụ được trong nước và xuất khẩu sang thị trường Mỹ, công ty phải có chiến lược về chất lượng và giá thành một cách hợp lí.
- Chưa có năng lực thiết kế hàng xuất khẩu.
Cơ hội Thách thức
- Mặt hàng vải DENIM có khả năng tăng trưởng tốt.
- Máy móc thiết bị hoạt động tốt cho phép công ty tiếp tục tăng doanh thu sợi ( trong thị trường xuất khẩu)
- Các sản phẩm từ Trung Quốc sẽ tác động tới giá bán của công ty nếu công ty không có những chiến lược khuyếch trương thanh thế.
CHƯƠNG II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI.