ĐÂY.
Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân háng. Do đó trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ phu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều được VPBank khai thác triệt để.
Trong năm 2005 việc cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng giữa các tổ chức tín dụng diễn ra vô cùng gay gắt. Đặc biệt là cuộc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại diễn ra rất mạnh. Đến hết năm 2005, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 5645 tỷ đồng, vượt kế hoạch 19%, và tăng gần 2000 tỷ đồng ( tương đương tăng 74%) so với năm 2004, trong đó riêng tiền tiết kiệm đạt 2704 tỷ đồng, vượt kế hoạch 22%, tăng 1200 tỷ đồng( tương đương tăng 75%) so với năm 2004. Riêng nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng đạt trên 2428 tỷ đồng, vượt kế hoạch 6%, tăng 21% so với năm 2004.
Đến cuối năm 2006, nguồn vốn huy động đạt 9065 tỷ đồng, tăng gấp 7,5 lần so với cuối năm 2003.Bình quân giai đoạn 2004-2006 nguồn vốn huy động của VPBank đạt mức tăng trưởng 68%.Nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của VPBank (khoảng 80%). Việc huy động vốn từ thị trường I (từ tổ chức kinh tế và dân cư ) trong thời gian gần đây tăng mạnh( cuối năm 2006 tăng hơn 3 lần so vói cuối năm 2004), nguồn vốn thị trường II( Nguồn vốn liên ngân hàng) cũng được VPBank chủ động điều chỉnh phù hợp với khả năng sử dụng vốn.
Năm 2007 là năm thi trường vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều ngân hàng mới thành lập, mạng lưới chi nhánh của các NHTM liên tục được mở rộng. Tuy nhiên VPBank vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao. Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15448 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007 và tăng 6393 tỷ đồng so với cuối năm 2006( tương đương tăng 70%). Trong đó nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 12764 tỷ đồng, tăng 128% so với cuối năm 2006. Nguồn vốn liên ngân hàng cuối năm 2007 là 2439 tỷ đồng, giảm 947 tỷ đồng so với cuối năm 2006.
Đến 31/12/2008, tổng số huy động của toàn Ngân hàng đạt 15,608 tỷ đồng, tăng 1.04% so với số dư huy động tại thời điểm 31/12/2007. Mặc dù tỉ lệ tăng trưởng huy động của VPBank trong năm 2008 không nhiều nhưng cơ cấu huy động đã có những chuyển biến tích cực so với năm 2007. Tỷ trọng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trên tổng huy động tăng 8,6% so với 2007 và tỷ trọng huy động từ thị trường liên ngân hàng giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân đã giúp VPBank giữ vững tính thanh khoản trong năm 2008. Tuy nhiên, việc tăng trưởng huy động quá thấp so với cuối năm 2007 đòi hỏi năm 2009 Ngân hàng cần có những giải pháp hữu hiệu hơn trong việc phát triển và duy trì nguồn vốn huy động.
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, những năm gần đây, Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu trên thế giới. Nhu cầu vốn đầu tư tăng cao nên hoạt động tín dụng của các ngân hàng khá sôi động.
Năm 2005 tốc độ phát triển tín dụng của VPBank đạt mức khá, cao gấp hơn 2 lần mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành ngân hàng. Doanh số cho vay trên toàn hệ thống năm 2005 đạt 3913 tỷ đồng, tăng 1758 tỷ đồng( tương đương 82%) so với năm 2004. Dư nọ tín dụng toàn hệ thống tính đến 31/12/2005 đạt 3014 tỷ đồng vượt 9% so với kế hoạch, tăng gần 1200 tỷ đồng (tương đương tăng 62%) so với năm 2004. Chất lượng tín dụng của VPBank vẫn đảm bảo được yêu cầu của NHNN và quy chế của VPBank. Tỷ lệ nợ xấu ( gồm các nhóm 3,4 và 5) của VPBank chỉ ở mức 0,75% tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của ngân hàng Việt Nam.
Năm 2006, doanh số cho vay toàn Hệ thống đạt 6594 tỷ đồng, tăng 2681 tỷ đồng ( tương đương tăng 68%) so với năm 2005. Dư nợ tín dụng toàn Hệ thống tính đến 31/12/2006 đạt 5031 tỷ đồng, vượt 17% so với kế hoạch, tăng 2017 tỷ đồng ( tương đương tăng gần 67%) so với năm 2005. Chất lượng tín dụng của VPBank vẫn đảm bảo được yêu cầu của Ngân hàng nhà nước và quy chế của VPBank. Tỷ lệ nợ xấu ( gồm các nhóm 3, 4 ,5) của VPBank cuối năm 2006 ở mức 0,58% tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của ngành Ngân hàng Việt Nam( khoảng 7%).
Trong năm 2007, mặc dù cạnh tranh trong hoạt động ngân jàng ngày càng gay gắt, hoạt động tín dụng của VPBank trong năm vẫn tăng trưởng tốt, tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.323 tỷ đồng, tăng 8.317 tỷ đồng so với cuối năm 2006 ( tương ứng tăng 165% so với cuối năm 2006) và vượt 53% so với kế hoạch cả năm 2007, trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12726 tỷ đồng, chiếm 95% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 6959 tỷ đồng, chiếm 52% tổng dư nợ. Chất lượng tín
dụng của hệ thống vẫn tiếp tục duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn hàng đến cuối tháng 12/2007 là 0.49%.
Trong khoảng 9 tháng đầu năm 2008, trong bối cảnh nền kinh tế có những biến động lớn, lãi suất huy động liên tục tăng, trong khi lãi suất cho vay chưa thể điều chỉnh tăng theo kịp, VPBank có chủ trương hạn chế cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Việc hạn chế cho vay cũng nhằm mục đích đảm bảo tính thanh khoản trong những thời điểm căng thẳng về nguồn vốn huy động. Trong quí 4/2008, VPBank bắt đầu có chủ trương tăng trưởng tín dụng trở lại. Tuy nhiên, do thực trạng nền kinh tế còn rất khó khăn ẩn và chứa nhiều rủi ro, VPBank tiếp tục thận trọng trong việc cấp tín dụng. Hơn nữa, nhu cầu vay vốn của người dân và các doanh nghiệp chưa nhiều nên hoạt động cho vay của VPBank vẫn giảm. Tại thời điểm 31/12/2008, dư nợ cho vay của toàn Ngân hàng là 12.986 tỷ đồng, giảm 2,53% so với dư nợ tại thời điểm cuối năm 2007.
Trong khó khăn chung của nền kinh tế, một số ngành nghề kinh doanh gặp nhiều khó khăn như vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, kinh doanh bất động sản, xây dựng... đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với VPBank. Tỷ lệ nợ xấu của VPBank tại thời điểm 31/12/2008 là 3,41%. Tuy tỷ lệ nợ xấu năm 2008 của VPBank có tăng lên so với 2007 nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của ngành Ngân hàng Việt nam năm 2008. VPBank cũng đã nghiêm túc thực hiện việc trích dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu. Trong năm 2008, VPBank đã trích 45,6 tỷ đồng dự phòng rủi ro. Đến 31/12/2008 tổng số dự phòng rủi ro tín dụng VPBank đã trích được là 81,8 tỷ đồng.
Cùng với việc trích lập dự phòng rủi ro, công tác thu hồi nợ cũng được đẩy mạnh. Các bộ phận thu hồi nợ được thiết lập tại Hội sở và chi nhánh phù hợp với quy mô hoạt động và tỷ lệ nợ xấu tại các đơn vị nhằm đảm bảo việc thu nợ được thực hiện kịp thời.
Hoạt động khác
Hoạt động thanh toán quốc tế:
Năm 2006,
Về hoạt động thanh toán quốc tế, trị giá L/C nhập khẩu mở đạt hơn 61 triệu USD, tăng 60% so với năm 2005. Doanh số chuyển tiền TTR năm 2006 đạt hơn 80 triệu USD, tăng 79% so với cuối năm 2005
Về hoạt đông thanh toán trong nước: Cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng, việc chuyển tiền trong nước thông qua VPBank ngày càng trở nên thuận tiện và nhanh chóng. Doanh số chuyển tiền trong nước năm 2006 đạt 7.331 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2005. Phí dịch vụ chuyển tiền trong nước thu được năm 2006 là 2 tỷ đồng, tuy vẫn là con số khá khiêm tốn nhưng cũng đạt được tăng trưởng nhất định.
Đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Lượng giao dịch Thanh toán quốc tế của VPBank đã tăng lên rất nhanh cả về doanh số và phạm vi hoạt động. Tháng 4/2007 VPBank đã được đại diện của The Bank of New York trao “Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong Thanh toán quốc tế” năm 2006, đây là năm thứ 3 liên tiếp VPBank được The Bank of New York công nhận về chất lượng giao dịch Thanh toán quốc tế. Trong tháng 9/2007, đại diện của Citibank đã trao cho VPBank giải thưởng “Ngân hàng hoạt động thanh toán xuất sắc” năm 2006.
Năm 2008
4 tháng đầu năm 2008 tăng trưởng đều đặn, trong tháng 5 và tháng 6/2008 do tình hình nguồn vốn khó khăn nên hoạt động Thanh toán quốc tế giảm sút cả về số lượng và doanh số, tuy nhiên so với 6 tháng đầu năm 2007 hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank vẫn có những tăng trưởng đáng ghi nhận. Trị giá L/C nhập khẩu mở trong 6 tháng đạt gần 62 triệu USD tăng 44% so với 6 tháng đầu năm 2007. Doanh số chuyển tiền TTR lũy kế 6 tháng đạt gần 100 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu phí dịch vụ trong 6 tháng đạt hơn 4,1 tỷ đồng, tăng 38% so với 6 tháng đầu năm 2007. Đến cuối tháng 6/2008 VPBank đã hoàn tất việc thanh toán tập trung trên toàn hệ thống. Trong tháng 3/2008 VPBank vinh dự được đại diện của Wachovia Bank-một trong bốn ngân hàng lớn nhất của Mỹ trao tặng Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong giao dịch thanh toán quốc tế năm 2007. Trong năm 2008 thị trường ngoại tệ diễn biến khá bất thường, lúc thì dư thừa các NHTM từ chối không mua, lúc lại thiếu hụt nghiêm trọng không ai bán ra, vì vậy trong nhiều giai đoạn VPBank buộc phải thắt chặt điều kiện mở L/C (tăng tỷ lệ ký quỹ, yêu cầu khách hàng tự lo nguồn ngoại tệ thanh toán,…). Trước khó khăn đó, doanh số và số lượng của hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank năm 2008 đã không đạt được kế hoạch đề ra. Mặc dù vậy, tổng thu phí dịch vụ TTQT trong năm 2008 cũng đạt hơn 10,4 tỷ đồng, chỉ giảm 4% so với năm 2007.
Tính đến cuối năm 2006. tống số đại lý phụ chi trả kiều hối của VPBank là 225 điểm. Tổng doanh số chi trả kiều hối các loại đạt 16,8 triệu USD và 13,4 tỷ đồng, trong đó, VPBank trực tiếp chi trả 6,4 triệu USD và 5,2 tỷ đồng, phần còn lại được chi trả qua các đại lý phụ. Trong năm 2006, Trung tâm kiều hối VPBank đã tái cấu trúc nhân sự và chuyển trung tâm điều hành từ TP.Hồ Chí Minh ra Hội sở và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc.
Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VPBank qua Western Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2007. Doanh số chi trả cả năm đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006. Tổng số đại lý phụ đến cuối năm 2007 là 390 điểm, tăng 158 điểm so với năm 2006. Tổng số phí Western Union được hưởng năm 2007 đạt gần 500 ngàn USD tăng 68% so với năm 2006.
Năm 2008, mặc dù hoạt động trong môi trường kinh tế khó khăn nhưng hoạt động của Trung tâm WU đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận: Doanh số chi trả Western Union năm 2008 đạt hơn 46,9 triệu USD, tăng 56,33% so với cùng kỳ năm ngoái, số đại lý phụ chi trả kiều hối trên toàn hệ thống đang hoạt động tăng 108 điểm so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 498 điểm. Phí thu được từ dịch vụ WU năm 2008 của VPBank đạt gần 640 ngàn USD (tương đương 10,8 tỷ đồng) tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động của Trung tâm Thẻ:
Ngày 21/4/2006, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 805/QĐ- NHNN cho phép VPBank thực hiện nghiệp vụ phát hành thanh toán thẻ nội địa và thể quốc tế Master Card. Ngày 12/8/2006, VPBank đã chính thức phát hành thể ghi nợi nội địa mang tên Autolink. Bên cạnh việc cho ra đời thẻ ghi nợ nội địa, trong năm qua, VPBank cũng đã rất tích cực hoàn thiện các nghiên cứu và các thử nghiệm cần thiết để xin chứng nhận offline phát hành và thanh toán thẻ từ của Thẻ tín dụng quốc tế Master Card, thẻ trả trước quốc tế MasterCard, Trung tâm thẻ đang tiến hành thử nghiệm các chức năng của các loại thẻ để có thể sớm phát hành ra công chúng.. Vào cuối năm 2006,
trung tâm Thẻ đã ký hợp đồng với Diebold mua 1.000 máy ATM và triển khai ký kết thuê địa điểm lắp đạt ATM tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành có sự hiện diện của VPBank. Đến nay, đã có 170 máy ATM của VPBank được lắp đặt và đi vào hoạt động.
Tháng 7/2007 VPBank đã cho ra mắt sản phẩm thẻ VPBank Platinum EMV MasterCard dưới hai loại hình: thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Với sản phẩm thẻ này, VPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ chip theo chuẩn EMV quốc tế
Tháng 12/2007 VPBank tiếp tục cho ra đời dòng thẻ quốc tế thứ 2: thẻVPBank MC2 EMV MasterCard – thẻ dành riêng cho giới trẻ, cũng dưới 2 hình thức Credit card và debit card.
Đến 30/6/2008 tổng số lượng thẻ ghi nợ nội địa Autolink phát hành là 30.256 thẻ tăng gấp 3 lần so với cuối năm 2007, trong đó có 29.542 thẻ chính.
Số lượng thẻ Platinum đã phát hành tính đến 30/6/2008 đạt 1.116 thẻ, tăng 48% so với cuối năm 2007, trong đó có 730 thẻ Credit, dư nợ tín dụng bình quân của chủ thẻ Platinum là 17 triệu đồng, tổng dư nợ là 10,2 tỷ đồng. Số lượng thẻ MC2 phát hành được đến cuối tháng 6/2008 là 3.681 thẻ trong đó có 2.807 thẻ credit với tổng dư nợ đạt 8,5 tỷ đồng. Tính đến 30/6/2008 số lượng máy ATM đã lắp đặt trên toàn quốc là 240 máy tăng 70 máy so với cuối năm 2007.
Cũng trong tháng 6/2008 VPBank đã công bố phát hành sản phẩm thẻ thanh toán qua mạng mang tên VPBank MasterCard E-card, sản phẩm thẻ này là một trong những nỗ lực của VPBank giúp hạn chế rủi ro cho các chủ thẻ quốc tế.
Tính đến 31/12/2008 số lượng thẻ ghi nợ nội địa Autolink phát hành là 48.039 thẻ tăng gấp 5 lần so với cuối năm 2007, thẻ Platinum phát hành đạt 1.302 thẻ, tăng 73 % so với cuối năm 2007.
Hoạt động của Công ty Chứng khoán:
Trong năm 2006 , VPBank đã được chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước cho phép thành lập Công ty chứng khoán. Đến ngày 20/12/2006, VPBank đã chính thức được Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán. Công ty Chứng khoán VPBank đã được trung tâm lưu ký Chứng khoán Hà Nội cấp giấy chứng nhận thành viên ngày 25/12/2006, và được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cấp giấy chứng nhận thành viên và chính thức giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội từ ngày 26/12/2006.
Đến 31/12/2007 công ty đã mở trên 3.000 tài khoản khách hàng, doanh số mua bán chứng khoán lũy kế cả năm đạt khoảng 3,5 tỷ đồng, phí môi giới thu được khoảng 8,4 tỷ đồng. Công ty cũng đã ký kết được 24 hợp đồng tư vấn, phí tư vấn đã thu được gần 1,4 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam 6 tháng đầu năm liên tục trượt dốc dẫn đến việc điều chỉnh thu hẹp biên độ giá giao dịch trên cả 2 sàn Hồ Chí Minh và Hà Nội, khiến cho giá trị giao dịch và phí giao dịch thu về của các công ty chứng khoán càng giảm đi. Nhìn chung TTCK trong 2 quý đầu năm diễn biến rất xấu, tác động tiêu cực và gây nhiều khó khăn cho hoạt động của Công ty.
Trong 6 tháng đầu năm 2008, có 869 tài khoản được mở mới tại Công ty (đạt 97.6% so